Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2016 (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Các báo cáo ĐTM hầu hết chưa nêu được đầy đủ các quy hoạch có liên quan và mối liên hệ của dự án với các quy hoạch đó, sự phù hợp của dự án với quy hoạch, tác động theo chiều hướng như thế nào trong mối quan hệ đó.

- Việc áp dụng các phương pháp hiện đại, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của dự án trong đánh giá ĐTM còn chưa thật sự phổ biến (mô hình hóa, phân tích chi phí lợi ích, GIS,...).

- Về biện pháp thi công, công nghệ thi công và phương án tổ chức thi công xây dựng vẫn chung chung, lý thuyết, chưa cụ thể (Tiêu chí được đánh giá đạt 64%).

- Điểm hạn chế là chưa trình bày được cơ sở lựa chọn công nghệ, chưa nêu được nguyên nhân, cơ chế hình thành chất ô nhiễm từ các công đoạn sản xuất,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

một số báo cáo công đoạn phát sinh nguồn thải gây ô nhiễm môi trường vẫn nêu chung chung.

- Việc định lượng nguồn thải vẫn chưa được đánh giá cao. Chưa xác định định lượng chính xác được đầy đủ tính chất, nồng độ chất ô nhiễm, tác động cộng hưởng giữa các nguồn thải

- Phần lớn các báo cáo ĐTM chỉ liệt kê được các sự cố có thể xảy ra, chưa đánh giá được phạm vi, mức độ ảnh hưởng đến môi trường do các sự cố.

- Việc tính toán thiết kế công trình bảo vệ môi trường vẫn chưa thật sự đạt yêu cầu về kỹ thuật; chưa nêu được các giải pháp khác nhau để phân tích ưu nhược điểm và lựa chọn giải pháp tối ưu. Nhiều trường hợp khi ĐTM đi vào

b. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Hoạt động tư vấn về môi trường ngày càng phát triển về số lượng và quy mô, tư vấn về ĐTM được coi là "mảnh đất màu mỡ" trong thời buổi hiện nay. Các đơn vị tư vấn cạnh tranh, đẩy chi phí ĐTM xuống thấp, dẫn đến không đảm bảo cho một quy trình ĐTM đầy đủ, chất lượng. Mặt khác, hiện nay Bộ chưa ban hành quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của các đơn vị tư vấn, do đó chất lượng tư vấn vẫn chưa được kiểm soát.

- Thời điểm thực hiện ĐTM của dự án ngay ở giai đoạn chuẩn bị dự án nhằm đảm bảo chức năng dự báo của ĐTM. Tuy nhiên, ở giai đoạn này dự án chưa được cấp chủ trương đầu tư, các thông tin dữ liệu ban đầu là yếu tố cốt tử của một dự án, là cơ sở để dự báo nguồn thải vẫn chưa rõ ràng, đầy đủ dẫn đến chức năng dự báo của ĐTM bị hạn chế.

- Các thông tin, dữ liệu môi trường nền và sức chịu tải của môi trường khu vực thực hiện dự án là các yếu tố quan trọng để theo đó thực hiện ĐTM cũng như để phục vụ công tác thẩm định báo cáo ĐTM, nhưng hiện nay hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường để phục vụ ĐTM còn tản mạn, không đầy đủ, dẫn đến công tác lập ĐTM thường gặp khó khăn.

- Vai trò của Chủ đầu tư trong quá trình lập ĐTM vẫn còn thấp, một phần do nhận thức chưa đầy đủ, một phần do còn coi nhẹ vấn đề môi trường, coi ĐTM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

như một điều kiện để tiến hành các thủ tục đầu tư tiếp theo và được triển khai dự án, chủ đầu tư giao khoán toàn bộ cho đơn vị tư vấn đến khi nhận được Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, dẫn đến thông tin trong báo cáo chỉ mang tính một chiều, chưa thống nhất giữa quan điểm nhà đầu tư và đơn vị tư vấn.

3.2.2. Đối với công tác thẩm định báo cáo ĐTM a. Những tồn tại hạn chế

- Hội đồng thẩm định của hầu hết các dự án còn chưa quan tâm đúng mức đến các đánh giá sự cố, rủi ro trong các giai đoạn của dự án, chỉ phản biện chủ yếu về các sự cố có khả năng xảy ra, chưa chú ý đánh giá tác động tới môi trường và biện pháp xử lý, giảm thiểu khi các sự cố rủi ro đó xảy ra.

- Một số yếu tố còn chưa thật sự tốt như: Chưa mời chuyên gia có kinh nghiệm liên quan đến dự án tham gia hội đồng thẩm định; việc xác định cụ thể, chính xác về tính chất, nồng độ chất ô nhiễm; việc đánh giá hiệu quả, so sánh và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phù hợp chưa được sự phản biện sâu sắc của nhiều thành viên…

b. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Do những bất cập của các văn bản pháp lý liên quan, chi phối hoạt động ĐTM (như đã nêu ở phần đánh giá công tác lập báo cáo ĐTM).

- Các dự án trên địa bàn tỉnh là các dự án vừa và nhỏ, mức thu phí cho công tác thẩm định chưa đảm bảo cho việc mời các chuyên gia liên quan đến dự án.

3.2.3. Công tác hậu thẩm định báo cáo ĐTM a. Những tồn tại, hạn chế

- Việc lập và niêm yết công khai kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện ở tỷ lệ rất thấp (40%). Đối với các đơn vị có lập kế hoạch quản lý môi trường thì nội dung còn chưa đảm bảo.

- Việc thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo đúng báo cáo ĐTM chưa đạt tỷ lệ cao, nhiều chủ dự án tự điều chỉnh, thay đổi công nghệ, phương án xử lý môi trường so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt để phù hợp với điều kiện thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Ý thức của nhà đầu tư trong việc thực hiệm giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng dự án chưa cao. Ít có chủ đầu tư thực hiện.

- Tiến độ lập hồ sơ xin xác nhận hoàn thành các công trình môi trường được thực hiện nhiều hơn so với giai đoạn trước đây, nhưng thật ự vẫn chưa đạt yêu cầu so với thực tế vận hành của các dự án.

b. Nguyên nhân những tồn tại, hạn chế:

- Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, ý thức về công tác bảo vệ môi trường của nhà đầu tư còn hạn chế; sản xuất chỉ chạy theo lợi nhuận, ít quan tâm đến các vấn đề môi trường; không bám sát hoặc không nắm được nội dung báo cáo ĐTM để thực hiện. Các công ty chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường để nghiên cứu, tham mưu thực hiện. Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò của chính quyền địa phương trong giám sát thực hiện dự án.

- Vai trò chức năng giám sát, kiểm tra vẫn chưa thật sự sát sao và quyết liệt;

lực lượng cán bộ quản lý cấp tỉnh còn thiếu; cán bộ cấp huyện, cấp cơ sở đa số kiêm nhiệm; vai trò trong giám sát, xử lý, xử phạt và đôn đốc hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường trong đầu tư còn thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2016 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)