Kết quả công tác ĐTM ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2016 (Trang 30 - 41)

1.4. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

1.4.2. Kết quả công tác ĐTM ở Việt Nam

Thông qua quá trình thực hiện ĐTM ở Việt Nam, trong thời gian qua công tác ĐTM đã thu những kết quả sau:

a. Về phát triển tổ chức và nguồn lực về ĐTM

- Trong sự phát triển chung của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống các cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác ĐTM, CKBVMT đã được hình thành từ cấp trung ương đến địa phương (Cục thẩm định và Đánh giá tác động môi trường thuộc Tổng cục Môi trường ở cấp Trung ương; phòng Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường thuộc các chi cục bảo vệ môi trường ở cấp địa phương ) và các đơn vị thực hiện chức năng này trực thuộc các Bộ, Ban quản lý các khu công nghiệp của các tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; Trong giai đoạn đánh giá của đề tài, theo số liệu thống kê, trên cả nước có 62 chi cục bảo vệ môi trường, 01 phòng quản lý môi trường (tỉnh KonTum); số cán bộ trực tiếp liên quan đến công tác thẩm định ĐTM là 323 người. Cán bộ đều có bằng cử nhân hoặc cao hơn về môi trường.

- Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ấn phẩm hướng dẫn chung thực hiện ĐTM, 15 hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM chuyên ngành. Khung pháp lý hiện nay được đánh giá là khá chặt chẽ và đầy đủ.

- Lực lượng tư vấn lập báo cáo ĐTM, CKBVMT, đơn vị tư vấn xây dựng công trình xử lý môi trường, quan trắc, phân tích môi trường phát triển mạnh về số lượng và ngày càng nâng cao về chất lượng;

b. Về số lượng báo cáo ĐTM, hồ sơ xác nhận hoàn thành được phê duyệt, xác nhận:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Giai đoạn 1 (từ ngày 27/12/1993 đến 01/7/2006): Trên quy mô toàn quốc đã có tổng số 5.818 báo cáo ĐTM được thẩm định, gồm: 4088 báo cáo ĐTM của dự án và 1730 báo cáo ĐTM của cơ sở đang hoạt động, trong đó: Cấp Trung ương đã thẩm định 800 báo cáo ĐTM của các dự án và cơ sở đang hoạt động, giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999 khoảng 45% và từ năm 2000 đến năm 2004 khoảng 55%; ở Cấp địa phương tổng số báo cáo ĐTM và Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thẩm định và phê duyệt là 26.000 báo cáo, trong đó giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999 khoảng 25% và giai đoạn từ năm 2004 là 75% (Nguồn: Tổng cục môi trường, tập huấn triển khai Luật BVMT 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật 06/2015).

Giai đoạn 2 (Ngày 01/7/2006 đến 31/12/2014): Cả nước có khoảng 13.102 dự án đầu tư lập báo cáo ĐTM, trong đó: Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt 970 hồ sơ, các bộ khác và địa phương khoảng 12.132 hồ sơ và rất nhiều dự án, hoạt động đầu tư đã thực hiện đăng ký CKBVMT.

+ Giai đoạn thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2014: Theo số lượng thống kê sơ bộ của Vụ Thẩm định và ĐTM, tính đến hết năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định, phê duyệt hơn 600 báo cáo ĐTM, cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt khoảng hơn 2.200 báo cáo ĐTM. Theo số liệu thống kê của 50/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã có 1.788 ĐBM chi tiết được lập, 1193 chưa được lập; 27.746 ĐBM đơn giản được lập và có 83.445 ĐBM đơn giản chưa được lập.Cũng trong khoảng thời gian này, ở cấp huyện, xã đã có 56.380 bản CBM và 32.224 ĐBM đơn giản được đăng ký, xác nhận.

- Về hoạt động sau ĐTM: Ở cấp Trung ương, năm 2011 đã có 28 Chủ dự án đề nghị Bộ TN&MT kiểm tra và xác nhận các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động (sau đây gọi tắt là sau ĐTM).

Con số này lần lượt là 60 cho năm 2012; 70 trong năm 2013 và từ đầu năm 2014 đến nay là 65. Trong số 223 dự án này, đã có 134 dự án được chứng nhận hoàn thành sau ĐTM. Con số này tăng lên hàng năm cho đến thời điểm hiện tại, mỗi năm có khoảng hơn 70 chủ dự án đề nghị kiểm tra cấp giấy xác nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hoàn thành.. Ở cấp tỉnh, có khoảng hơn 2.000 dự án đã được kiểm travà xác nhận sau ĐTM bởi các Sở TNMT. Sau khi tiến hành xác nhận sau ĐTM, dự án được yêu cầu bổ sung và điều chỉnh các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.

1.5. Tổng quan về tỉnh Phú Thọ.

1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ 1.5.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 105027 kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh:

- Phía Bắc: Tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang;

- Phía Nam: Tiếp giáp tỉnh Hòa Bình;

- Phía Đông: Tiếp giáp tỉnh Vĩnh Phúc và phía Đông Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội;

- Phía Tây: Tiếp giáp tỉnh Sơn La.

Nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 km về phía Bắc, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60 km, cách Cảng Hải Phòng 170 km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu - Lào Cai và cửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

khẩu Thanh Thủy - Lạng Sơn 200km, là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước cùng với lợi thế là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam, có đền thờ các Vua Hùng và hệ thống di tích lịch sử là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.

b. Đặc điểm địa hình

Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, có thể chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng cơ bản sau:

- Tiểu vùng Tây Nam hay hữu ngạn sông Hồng: Gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên gần 2.400 km2, bằng 67,94 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh; độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500 m. Đây là tiểu vùng có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và cả dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, tiểu vùng này có nhiều khó khăn về giao thông và dân trí còn tháp nên việc khai thác tiềm năng nông, lâm, khoáng sản,... để phát triển kinh tế, xã hội còn hạn chế.

- Tiểu vùng Đông Bắc hay tả ngạn sông Hồng: Gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa có diện tích tự nhiên 1.132,5 km2, chiếm 32,06% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Địa hình đặc trưng của tiểu vùng này là các đồi, gò thấp, phát triển trên phù sa cổ (bình quân 50 - 200m) xen kẽ với những dộc ruộng và những cánh đồng bằng ven sông. Đây là vùng tương đối thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi.

Theo cấp độ dốc, đất đai toàn tỉnh được chia thành các nhóm sau:

- Cấp I: 0 - 30 có diện tích 110.050 ha, chiếm 31,19%;

- Cấp II: 3 - 8o có diện tích 11.521 ha, chiếm 3,27%;

- Cấp III: 8 - 150 có diện tích 33.961 ha, chiếm 9,62%;

- Cấp IV: 15 - 250 có diện tích 87.530 ha, chiếm 24,81%;

- Cấp V: >250 có diện tích 95.176 ha, chiếm 26,97%.

Do phân cấp địa hình, diện tích đất đồi núi, đất dốc của tỉnh Phú Thọ chiếm 64,52% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất có độ dốc >150 chiếm tới 51,6%; sông suối chiếm 4,26% tổng diện tích tự nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

c. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 353.455,60 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 297.019,87 ha gồm đất sản xuất nông nghiệp 118.232,553 ha trong đó đất trồng lúa 63.000,56 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 7.992,52 ha và các loại đất nông nghiệp khác 6.218,87 ha, đất lâm nghiệp 170.523,91 ha với đất rừng sản xuất là 120.588,05 ha, đất rừng phòng hộ 33.514,24 ha, đất rừng đặc dụng 16.421,62 ha; Đất phi nông nghiệp 53.790,15 ha gồm đất ở 10.579,54 ha, đất chuyên dùng 25.811,69 ha và các loại đất khác 17.398,92 ha; Đất chưa sử dụng 2.645,58 ha.

- Tài nguyên nước:

+ Nước mặt: Phú Thọ có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú với 3 sông lớn chảy qua là Sông Đà, sông Lô, sông Hồng và các sông nhánh như sông Chảy, sông Bứa cùng với 42 phụ lưu và các ao, hồ, đầm... với tổng diện tích mặt nước khoảng 121.567 ha.

+ Nước dưới đất: Theo kết quả điều tra cơ bản của Dự án “Khảo sát đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ năm 2008” cho thấy tài nguyên nước ngầm tỉnh Phú Thọ có tiềm năng lớn về trữ lượng song phân bố không đồng đều do sự phân bố không đồng đều của các trầm tích chứa nước (trữ lượng khai thác tiềm năng vùng đồng bằng lớn gần gấp đôi vùng núi trong khi diện tích chỉ bằng 1/6 diện tích vùng núi). Nước ngầm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể khai thác thuận lợi ở các tầng nông sâu khác nhau bằng các giếng khoan và giếng đào để sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, công nghiệp và du lịch khác. Toàn tỉnh có khoảng trên 200.000 giếng đào và trên 8.000 giếng khoan tay.

- Tài nguyên rừng: Rừng của Phú Thọ có cả 3 dạng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất có hệ động thực vật rừng khá phong phú và đa dạng về chủng loài.

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu là khoáng sản đá, cát, cao lanh, sắt, quắc zit, sắt, đô lô mit, talc. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

có tổng cộng 82 điểm mỏ khoáng sản đang hoạt động (trên tổng số 122 giấy phép khai thác), trong đó có 31/40 mỏ đá, 9/18 mỏ cao lanh đang hoạt động... , 01 mỏ sắt.

- Tài nguyên nhân văn: Phú Thọ là tỉnh có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống lâu đời, là đất Tổ cội nguồn của dân tộc. Do có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau đã tạo nên những sắc thái văn hóa truyền thống đa dạng.

1.5.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

a. Dân số lao động - Đơn vị hành chính (Theo số liệu NGKT tỉnh năm 2018) Tỉnh Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị gồm thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Phú Thọ, thị xã Phú Thọ và các huyện:

Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh với tổng cộng 277 xã, phường, thị trấn, 2.887 thôn, bản, khu dân cư, tổng số hộ gia đình là 394.323 hộ gia đình.

Tính đến hết tháng 12 năm 2017 dân số tỉnh Phú Thọ là 1.392.885 người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số dân khu vực thành thị 262.463 người chiếm 18,84%, dân số khu vực nông thôn 1.130.422 người chiếm 81,16 %. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 775,6 nghìn người ( chiếm 60% dân số), trong đó, số lao động nữ 389,9 nghìn người (chiếm 50,3%), số lao động nam là 385,7 nghìn người (chiếm 49,7%). Số lao động ở thành thị là 120,5 nghìn người chiếm 15,5%, số lao động ở nông thôn là 665,1 nghìn người chiếm 84,5% (Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).

b. Số dự án, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tính đến ngày 31/12/2017, toàn tỉnh có 72.285 cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể). Riêng trong năm 2018, tính đến hết ngày 19/9/2018, toàn tỉnh cấp đăng ký thành lập mới cho 582 doanh nghiệp, tăng 23,6% so với cùng kỳ, với tổng số vốn đăng ký 2.331,1 tỷ đồng. Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tập trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chủ yếu ở loại hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn với 468 doanh nghiệp, chiếm 80,4%, tăng 37,2%;... (Báo cáo chuyên đề môi trường tỉnh Phú Thọ năm 2018).

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 07 KCN, 22 CCN đã hình thành theo quy hoạch, trong đó 04/07 KCN đã có báo cáo ĐTM được phê duyệt và đã đi vào hoạt động thu hút 124 dự án đầu tư, 03/07 KCN đang kêu gọi nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng; 16/22 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút 116 dự án đầu tư, 08/11 CCN đã được phê duyệt báo cáo ĐTM/đề án BVMT chi tiết.

1.5.2. Đánh giá sơ bộ về hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn nghiên cứu

a. Tình hình ô nhiễm do tồn dư:

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện đang bị ô nhiễm tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, qua kết quả quan trắc chất lượng đất cho thấy thông số DDT là 0,214, vượt giới hạn cho phép 21,4 lần.

b. Chất thải rắn

Vấn đề quản lý chất thải rắn ở Phú Thọ có những nét chung giống của cả nước, song cũng có những nét đặc thù riêng của Phú Thọ. Qua thống kê tình hình thu gom xử lý chất thải rắn nêu trên của Phú Thọ, cho thấy tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn và chưa triệt để, đặc biệt là ở các huyện lỵ và các cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ. Chất thải rắn nếu không được thu gom và xử lý sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm tới chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất dẫn đến có những tác động tiêu cực đến môi trường và tới sức khoẻ cộng đồng, do đó việc thu gom, xử lý chất thải rắn một cách hợp lý, triệt để phải được khắc phục và nỗ lực thực hiện trong thời gian tới.

Trên địa bàn tỉnh có 277 xã, phường, thị trấn, tổng đó có 19 phường, 11 thị trấn (313 khu dân cư) và 247 xã (2574 khu dân cư).Theo rà soát, đánh giá, rác thải cần được thu gom, xử lý tại 313/313 khu dân cư ở đô thị và 2367/2574 khu dân cư ở nông thôn. Các khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa nơi mật độ dân cư thấp, khối lượng phát sinh ít, địa hình, giao thông không thuận lợi được xử lý tại chỗ, chưa cần thu gom, xử lý tập trung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Khu vực đô thị: Có 299/313 khu dân cư tổ chức thu gom, xử lý rác thải.

Khối lượng rác thải được thu gom, xử lý đạt 98%. Tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ việc vận chuyển rác thải được giao cho công ty môi trường đô thị thực hiện. Tại các thị trấn còn lại việc vận chuyển rác thải giao cho Ban quản lý các công trình công cộng của huyện thực hiện.

- Khu vực nông thôn: Có 612/2376 khu dân cư tổ chức thu gom rác thải với 32 Hợp tác xã và 83 tổ đội vệ sinh môi trường. Hiện tại, mạng lưới thu gom rác thải ở khu vực nông thôn đã tổ chức thu gom tại 630 khu dân cư trong tổng số 1.579 khu dân cư tập trung ở nông thôn, đạt 40% số khu dân cư phải thu gom, xử lý rác thải tập trung (còn 949 khu dân cư tập trung cần thu gom, xử lý rác thải tập trung). Việc thu gom mới tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, khu ven đô thị và gần các khu vực trung tâm xã. Các khu dân cư còn lại được nhân dân sử dụng hố chôn lấp tại hộ gia đình theo hướng dẫn của chính quyền địa phương hoặc tự phát. Công tác thu gom được người dân tập kết rác thải ven trục đường chính, định kỳ HTX, tổ vệ sinh đi thu gom về điểm tập kết của xã, khu. Tại Việt Trì, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao, Phù Ninh, Công ty môi trường đô thị, Ban quản lý công trình công cộng đến thu gom bằng xe chở rác chuyên dụng về Nhà máy xử lý. Tại các huyện khác, Ban quản lý công trình công cộng đến thu gom hoặc các xã xử lý tại chỗ bằng lò đốt hoặc chôn lấp.

- Về huy động nguồn lực để xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn nông thôn: Nguồn lực để xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn nông thôn bao gồm nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Tổng nguồn lực để xử lý chất thải rắn giai đoạn 2016-2018: 32.540 triệu đồng (Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020)

c. Ô nhiễm môi trường không khí:

Qua kết quả quan trắc, phân tích quý IV/2018 và đánh giá diễn biến ô nhiễm môi trường không khí từ các hoạt động công nghiệp, đô thị, cho thấy:

Môi trường không khí hiện đang bị ô nhiễm các thông số: TPS, CO, NO2, SO2,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2016 (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)