CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp:
- Các báo cáo Quy hoạch lĩnh vực công nghiệp, y tế, du lịch, thương mại, đất đai, khoáng sản, giáo dục....
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Báo cáo điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ các năm gần đây.
- Báo cáo chuyên đề môi trường hàng năm và hiện trạng môi trường tỉnh Phú Thọ;
- Dự án lưới quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường tỉnh Phú Thọ qua các giai đoạn.
- Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ (2016 - 2018).
* Số liệu sơ cấp:
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp.
- Tìm hiểu quy trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và công tác hậu đánh giá tác động môi trường
- Tổng hợp số liệu báo cáo đánh giá tác động môi trường từ năm 2016 đến 2018.
- Tổng hợp số liệu các dự án được tổ chức kiểm tra và xác nhận việc thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Điều tra, khảo sát thực tế tại 20 cơ sở đã được phê duyệt báo cáo ĐTM hiện đang hoạt động ổn đinh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2018 bằng Phiếu điều tra (mẫu đính kèm phụ lục báo cáo).
- Người cung cấp thông tin cho phiếu điều tra là lãnh đạo Công ty hoặc cán bộ phụ trách quản lý, theo dõi môi trường.
- Điều tra đối với 10 thành viên hội đồng thẩm định có kinh nghiệm chuyên môn và thường xuyên tham gia hội đồng về công tác ĐTM, công tác hậu ĐTM của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý;
- Mục đích lấy thông tin việc thực hiện trách nhiệm của đơn vị sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt để làm rõ hơn về thực trạng công tác hậu ĐTM với đối tượng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và công tác hậu ĐTM với đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Điều tra thông tin về tình hình thực hiện công tác hậu ĐTM của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ.
2.3.3. Phương pháp đánh giá về công tác đánh giá ĐTM
Để việc đánh giá có cơ sở và đảm bảo thuyết phục, cần thực hiện trên cơ sở định lượng. Hiện nay, trên thế giới các nhà khoa học đã áp dụng việc đánh giá công tác quản lý dựa trên các tiêu chí xây dựng là một phương pháp khoa học. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger, hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, 2009. Để xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm xác định mức độ của một mô hình quản lý môi trường cho phù hợp với mức độ của Luận văn thì chuẩn mực các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác ĐTM, tài liệu tham khảo và tham khảo qua ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường của tỉnh, của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Công tác quản lý môi trường sẽ được tính theo công thức dưới đây:
CT = TC x QT x TT Trong đó:
- CT là Đánh giá về công tác quản lý môi trường
- TC là điểm đánh giá thực hiện của tiêu chí đó (Từ 1 đến 5 điểm) - QT là mức độ quan trọng của tiêu chí
- TT là mức độ tuân thủ của tiêu chí
Kết quả đánh giá định lượng sẽ phản ánh được thực trạng công tác quản lý môi trường đang ở mức độ nào ở từng lĩnh vực, đây cũng cơ cơ sở để đề xuất các giải pháp về quản lý. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Xây dựng các Bộ tiêu chí đánh giá (Bộ tiêu chí đánh giá công tác lập báo cáo ĐTM; Bộ Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định ĐTM; Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM đối với cơ quan quản lý nhà nước; Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM đối với chủ đầu tư).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bước 2: Xây dựng mức độ quan trọng của chuẩn mực đánh giá của từng Bộ tiêu chí và tính toán trọng số của mức độ quan trọng các tiêu chí theo Phiếu điều tra của 10 chuyên gia.
Bước 3: Xác định mức độ tuân thủ của từng tiêu chí trên cơ sở tổng hợp phiếu điều tra của 10 chuyên gia.
Bước 4: Cho điểm từng tiêu chí đánh giá cho giai đoạn 2016 - 2018.
Bước 5: Áp dụng công thức tính toán tỷ lệ đạt của từng tiêu chí.
* Xây dựng tiêu chí và chuẩn mực đánh giá.
Các tiêu chí đánh giá được phân loại theo nội dung công tác đánh giá tác động môi trường và trên cơ sở pháp lý, thực tiễn của công tác lập, thẩm định và hậu thẩm định ĐTM, Đề tài xây dựng các Bộ tiêu chí liên quan đến công tác đánh giá, bao gồm: Bộ tiêu chí để đánh giá về chất lượng báo cáo ĐTM; Bộ tiêu chí liên quan đến công tác thẩm định ĐTM; Bộ tiêu chí liên quan đến công tác hậu thẩm định ĐTM đối với Cơ quan quản lý nhà nước; Bộ Tiêu chí liên quan đến công tác hậu ĐTM đối với Chủ đầu tư.
Nội dung các Bộ tiêu chí trình bày trong phần Phụ lục của báo cáo.
a. Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM
Chất lượng báo cáo ĐTM của Dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM và mức độ quan trọng của từng mục trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, tiêu chí để đánh giá chất lượng của báo cáo ĐTM được dựa vào cấu trúc báo cáo ĐTM quy định tại Phụ lục 2.3. Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và năng lực của đơn vị tư vấn. Bộ Tiêu chí gồm 22 tiêu chí đánh giá. Bảng sau đây thể hiện về tiêu chí đánh giá của Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.1: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng báo cáo ĐTM
STT Tiêu chí đánh giá
1 Năng lực của đơn vị lập báo cáo ĐTM 2 Mô tả về xuất xứ dự án
3 Mô tả về căn cứ pháp luật, kỹ thuật, phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
4 Mô tả về vị trí địa lý của dự án
5 Mô tả về công nghệ sản xuất, vận hành dự án
6 Mô tả về khối lượng, quy mô, biện pháp, khối lượng thi công các hạng mục công trình của dự án
7 Mô tả thống kê nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ dự án 8 Mô tả, thống kê máy móc thiết bị phục vụ dự án
9 Mô tả về điều kiện môi trường tự nhiên
10 Mô tả về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án 11 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án 12 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây
dựng
13 Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành 14 Đánh giá tác động liên quan đến các sự cố, rủi ro
15 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 16 Đề xuất biện pháp giảm thiểu các nguồn tác động tương ứng
với từng giai đoạn của dự án
17 Đề xuất các biện pháp ứng phó sự cố, rủi ro 18 Xây dựng phương án tổ chức thực hiện 19 Lập chương trình giám sát môi trường
20 Thực hiện tham vấn đối với chính quyền cấp xã;
21 Thực hiện tham vấn đối với cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp từ dự án
22 Cam kết thực hiện
b. Bộ Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định báo cáo ĐTM
Công tác thẩm định báo cáo ĐTM của Dự án bao gồm từ khâu: Tiếp nhận, rà soát hồ sơ; Lựa chọn thành viên tham gia Hội đồng thẩm định; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ công tác thẩm định và phản biện các nội dung báo cáo ĐTM của Dự án. Do đó, Bộ Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định báo cáo ĐTM xây dựng trên cơ sở Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 bao gồm 25 tiêu chí đánh giá được đính kèm tại phần Phụ lục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
c. Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM - Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Xây dựng theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 và Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án, bao gồm 08 Tiêu chí đánh giá được đính kèm tại phần Phụ lục.
d. Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hậu ĐTM - Đối với Chủ đầu tư
Bộ Tiêu chí được xây dựng theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 và Điều 10 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015, bao gồm 08 Tiêu chí đánh giá được đính kèm tại phần Phụ lục.
* Xây dựng mức độ quan trọng
Để đánh giá được mức độ quan trọng của các Bộ tiêu chí đánh giá, mỗi phiếu điều tra được gửi đến 10 chuyên gia đã từng tham gia trong lĩnh vực công tác ĐTM với các câu hỏi đơn giản về mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá (rất quan trọng, quan trọng, quan trọng trung bình, không quan trọng lắm). Các chuyên gia được lựa chọn thuộc Sở TN&MT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Y tế là người tham dự họp thẩm định với số lượng lớn báo cáo ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Danh sách các chuyên gia được lấy ý kiến đính kèm phụ lục Báo cáo. Mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá như sau:
- Tiêu chí rất quan trọng: Được đánh giá tối đa 4 điểm - Tiêu chí quan trọng: Được đánh giá 3 điểm
- Tiêu chí quan trọng vừa phải: Được đánh giá 2 điểm - Tiêu chí không quan trọng lắm: Được đánh giá 1 điểm
Từ các kết quả khảo sát ý kiến của 10 chuyên gia, nếu tổng số điểm của tiêu chí trong khoảng:
- Từ 10 đến 14 điểm gọi là tiêu chí không quan trọng lắm và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Từ 15 đến 20 điểm gọi là tiêu chí quan trọng trung bình và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 2.
- Từ 21 đến 24 điểm gọi là tiêu chí quan trọng và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 3.
- Từ 25 đến 40 điểm gọi là tiêu chí rất quan trọng và các chuẩn mực của tiêu chí đó được nhân với 4.
Dưới đây là cách tính toán về mức quan trọng của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá:
Bảng 2.2: Tính toán mức quan trọng của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá về công tác hậu ĐTM đối với chủ dự án
TT Tiêu chí đánh giá
Đánh giá của 10 chuyên gia Mức quan trọng
Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
Niêm yết công khi kế hoạch quản lý môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện dự án
3 3 3 3 2 3 2 2 3 2 4 26
2 Thực hiện lập kế hoạch
quản lý môi trường 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 30
3
Báo cáo về những thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ so với phương án trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt trước khi đầu tư
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 40
4
Thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 40
5
Thực hiện công tác vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường trước khi hoạt động chính thức
3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 30
6
Thực hiện quan trắc giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 40
7
Hiệu quả của các biện pháp BVMT (đạt hay không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường)
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 40
8
Lập hồ sơ đề nghị, kiểm tra xác nhận việc thực hiện công trình, BP BVMT
4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
* Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động
Để đánh giá được mức độ tuân thủ đối với các Bộ tiêu chí đánh giá, mỗi phiếu điều tra được gửi đến 10 chuyên gia đã từng tham gia trong lĩnh vực ĐTM trong một khoảng thời gian dài, với các câu hỏi đơn giản về mức độ tuân thủ của các tiêu chí được đánh giá (tuân thủ tốt, tuân thủ trung bình và tuân thủ kém), sau đó cho điểm số 1, 2 hoặc 3 điểm. Các chuyên gia được lựa chọn thuộc Sở TN&MT, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ là người tham gia quá trình thẩm định, quản lý công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và cũng là chuyên gia đánh giá mức độ tuân thủ. Mức độ tuân thủ của từng hoạt động được phân ra thành 3 loại như sau:
- Tuân thủ tốt được đánh giá tối đa 3 điểm: Tất cả các yêu cầu đều được tuân thủ.
- Tuân thủ trung bình được đánh giá 2 điểm: Chỉ tuân thủ một số yêu cầu.
- Tuân thủ kém được đánh giá 1 điểm: Hầu hết các yêu cầu không tuân thủ.
Từ các kết quả khảo sát ý kiến của 10 chuyên gia, nếu tổng số điểm của tiêu chí trong khoảng:
- Từ 10 đến dưới 20 điểm gọi là tiêu chí được tuân thủ kém và các tiêu chí đó được nhân với trọng số 1;
- Từ 20 đến dưới 30 điểm gọi là tiêu chí được tuân thủ mức trung bình và các tiêu chí đó được nhân với trọng số 2;
- Đạt 30 điểm gọi là tiêu chí được tuân thủ tốt và các tiêu chí đó được nhân với trọng số 3.
Dưới đây là cách tính toán mức tuân thủ của các tiêu chí trong bộ tiêu chí:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.3: Tính mức tuân thủ của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá về
công tác hậu ĐTM đối với chủ dự án
TT Chuẩn mực đánh giá
Đánh giá của 10 chuyên gia Mức tuân thủ
Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
Niêm yết công khi kế hoạch quản lý môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện dự án
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 20
2 Thực hiện lập kế hoạch quản lý
môi trường 1 2 1 2 2 2 2 1 2 2 2 17
3
Báo cáo về những thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ so với phương án trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt trước khi đầu tư
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 20
4
Thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM
2 2 2 2 2 3 2 3 2 2 2 22
4
Thực hiện công tác vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường trước khi hoạt động chính thức
1 1 2 1 2 1 1 2 1 2 1 20
5
Thực hiện quan trắc giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản
1 2 2 2 2 1 2 2 1 2 2 13
6
Hiệu quả của các biện pháp BVMT (đạt hay không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường)
3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 3 20
7
Lập hồ sơ đề nghị, kiểm tra xác nhận việc thực hiện công trình, BP BVMT
3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 20
8
Niêm yết công khi kế hoạch quản lý môi trường sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt tại trụ sở UBND cấp xã nơi thực hiện dự án
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 20
* Xác định điểm đánh giá về các tiêu chí
Điểm đánh giá cho từng tiêu chí lựa chọn từ 1 đến 5 và tùy theo từng tiêu chí đưa ra chuẩn mực đánh giá đề xác định điểm cho.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Đối với việc đánh giá công tác lập, thẩm định ĐTM: Điểm đánh giá được xác định trên cơ sở các chuẩn mực đề xuất và theo dõi quá trình lập, thẩm định ĐTM từ năm 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Đối với việc đánh giá công tác hậu thẩm định: Điểm đánh giá được xác định trên cơ sở rà soát các chuẩn mực đề xuất và so sánh với kết quả phiếu điều tra (20 cơ sở, nhà máy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ).
Bảng sau đây thể hiện điểm của 01 tiêu chí trong Bộ Tiêu chí đánh giá công tác lập ĐTM, cách cho điểm của các Bộ tiêu chí khác được đính kèm phụ lục.
Bảng 2.4: Về chuẩn mực đánh giá các tiêu chí công tác lập ĐTM STT Tiêu chí đánh
giá Chuẩn mực đánh giá Điểm đánh giá
1
Năng lực của đơn vị lập báo cáo ĐTM
1. Có giấy phép kinh doanh phù hợp với hoạt động tư vấn môi trường, có hồ sơ năng lực.
2. Cán bộ tham gia thực hiện ĐTM có trình độ đại học trở lên.
3. Cán bộ tham gia ĐTM có trình độ chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực dự án;
4. Có đầy đủ trang thiết bị để thực hiện lấy mẫu phân tích môi trường phục vụ lập báo cáo ĐTM hoặc có hợp đồng thuê đơn vị đủ năng lực.
- 5 điểm: Đạt 4 chuẩn mực;
- 04 điểm: Đạt 3 chuẩn mực;
- 03 điểm: Đạt 2 chuẩn mực - 02 điểm: Đạt 01 chuẩn mực 01 điểm: Không đạt các chuẩn mực nêu trên 2.3.4. Phương pháp kế thừa, tổng hợp, phân tích so sánh đánh giá
Trên cơ sở các thông tin thu thập và các báo cáo sẽ tổng hợp số liệu, từ đó đánh giá so sánh với các quy định về đánh giá tác động môi trường.
2.3.5. Phương pháp thống kê số liệu
Từ các thông tin của các phiếu điều tra cho các đối tượng khác nhau sẽ nhập số liệu và xử lý số liệu trên Excel.
d. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Từ các số liệu đã được thông kê, xử lý và phân tích số liệu xin ý kiến các chuyên gia để đưa ra nhận định về công tác đánh giá tác động môi trường trên