CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác ĐTM trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Giải pháp chung về chủ trương, chính sách, quy định pháp luật
- Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định đảm bảo chất lượng của báo cáo ĐTM được lập, trong đó có việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng của báo cáo ĐTM. Việc đưa ra các tiêu chí cụ thể về mặt nội dung đối với báo cáo ĐTM vừa đảm bảo tính minh bạch của các quy định về lập và thẩm định báo cáo ĐTM, vừa làm cơ sở cho các tổ chức, cá nhân lập báo cáo ĐTM, vừa là căn cứ cho việc thẩm định báo cáo.
- Kiến nghị về việc có báo cáo ĐTM sơ bộ khi có ý tưởng về dự án đầu tư để xem xét một cách khách quan về địa điểm dự án cũng như yêu cầu về giải pháp,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
công nghệ, thiết bị thân thiện môi trường. Báo cáo ĐTM chi tiết được lập và thẩm định sau khi đã được chấp thuận ĐTM sơ bộ.
- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá tác động môi trường. Đổi mới và nâng cao chất lượng lập báo cáo ĐTM và hoạt động sau thẩm định.
- Có quy định pháp lý cụ thể về điều kiện hành nghề tư vấn lập báo cáo ĐTM trong đó, đưa ra quy định các tiêu chuẩn theo hướng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn lập báo cáo ĐTM.
- Kiểm soát chặt chẽ việc điều tra đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ- CP quy định về việc phải thực hiện ít nhất 03 đợt khảo sát và thực hiện lấy mẫu tối thiểu 3 lần để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực thực hiện dự án.
- Đối với chất thải, cần có quy định cụ thể về hệ số hoặc thông số trên cơ sở khả năng chịu tải của môi trường ở phạm vi hẹp và định kỳ công bố để chủ dự án hoặc chủ cơ sở biết và thực hiện.
- Quy định cụ thể một số trường hợp dự án cần áp dụng phương pháp kỹ thuật cao để đánh giá nguồn thải, dự báo chính xác mức độ, phạm vi ô nhiễm làm cơ sở đưa ra giải pháp phù hợp.
- Xây dựng mức kinh phí phục vụ công tác thẩm định báo cáo ĐTM và thẩm định hậu ĐTM cao hơn đảm bảo thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho công tác thẩm định.
3.3.2. Giải pháp riêng đối với tỉnh Phú Thọ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát về năng lực của đơn vị tư vấn, tính pháp lý, thành phần hồ sơ, sơ bộ nội dung báo cáo trong quá trình tiếp nhận hồ sơ ban đầu trước khi tiến hành thẩm định. Kiên quyết loại bỏ các hồ sơ không đạt yêu cầu, đơn vị lập báo cáo ĐTM không đủ năng lực hoặc có năng lực yếu kém.
- Tiếp tục duy trì thực hiện hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính và giải quyết hồ sơ đảm bảo thời gian quy định; thực hiện nghiêm túc công tác khảo sát thực địa trước khi tiến hành thẩm định báo cáo ĐTM.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Hoàn thiện quy chế thành lập Hội đồng thẩm định, đảm bảo Hội đồng có ít nhất 01 chuyên gia về lĩnh vực đầu tư của dự án. Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo chi cho các thành viên Hội đồng theo đúng quy định của Nhà nước, tương xứng với trách nhiệm của thành viên Hội đồng để thành viên giành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến đối với Hồ sơ một cách chuyên sâu.
- Yêu cầu chặt chẽ trong công tác tham vấn ý kiến cộng đồng nhất là đối với dự án nằm gần khu dân cư, các dự án nhạy cảm về môi trường; yêu cầu chủ đầu tư phải cam kết thực hiện giải pháp bảo vệ môi trường cũng tích cực trong công tác an sinh xã hội tạo sự đồng thuận cao.
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các nội dung báo cáo ĐTM và tại Quyết định phê duyệt, rà soát thường xuyên các dự án sau khi phê duyệt báo cáo ĐTM để hướng dẫn kịp thời việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ dự án.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra và có chế tài xử lý, xử phạt phù hợp với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về ĐTM nói riêng.
- Tăng cường nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho các cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh (Sở TN&MT, Sở, Ban ngành liên quan) và cấp huyện bằng cách tổ chức tập huấn, tuyên truyền các văn bản pháp luật cho từng cán bộ hoặc tổ chức đợt thăm quan học tập tại các tỉnh từ đó nâng cao nhận thức để cán bộ xử lý công việc hiệu quả hơn, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ hơn các quy định của pháp luật về ĐTM.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn