CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CN THÀNH PHỐ HUẾ
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
2.2.3. Thực trạng tình hình nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
2.2.3.1. Tình hình nợ xấu phân theo nhóm khách hàng của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
Nợ xấu là nỗi lo ngại với bất cứ một ngân hàng nào trong quá trình hoạt động của mình. Theo quy định thì nợ xấu là các khoản nợ có khả năng không thu hồi được vốn gốc và lãi. Nợ xấu càng lớn thì rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải càng cao, chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng thấp.
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 +/- % +/- %
Tổng dư nợ 145.154,35 160.477,58 210.315,11 15.323,23 10,56 49.837,53 31,06 I. Nợ xấu 667,01 768,88 890,71 101,87 15,27 121,83 15,84 1. Phân theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 466,91 553,60 614,59 86,69 18,57 90,36 16,32
- Trung, dài hạn 200,10 215,29 276,12 15,18 7,59 60,83 28,26 2. Phân theo nhóm KH
- Khách hàng CN 587,64 428,21 416,51 -159,43 -27,13 -11,70 -2,73 - Khách hàng DN 79,37 340,68 474,20 261,30 329,20 133,53 39,19 II. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,46 0,48 0,42
(Nguồn số liệu: Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Huế)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Qua bảng số liệu 2.6, có thể thấy nợ xấu của Chi nhánh được duy trì ở mức thấp và ổn định qua các năm. Năm 2011, nợ xấu của Chi nhánh là 667,01 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,46% tổng dư nợ, chủ yếu là nợ xấu từ khách hàng cá nhân và là nợ xấu từ dư nợ ngắn hạn. Sang năm 2012, nợ xấu của Chi nhánh là 768,88 triệu đồng, tăng 15,27% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc nợ xấu tăng là do trong năm 2012, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho ứ động, tình hình tiêu thụ cũng như thu nợ của các doanh nghiệp gặp nhiều bế tắc, khiến cho nợ xấu đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp tăng lên đến 261,30 triệu đồng. Đến năm 2013, một năm mà kinh tế trong nước nói chung và Thành phố Huế nói riêng có sự tăng trưởng chậm, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ chưa thể phát huy ngay tác dụng thì nợ xấu đối với khách hàng là doanh nghiệp tiếp tục tăng lên 39,19% so với năm 2012, khiến cho nợ xấu của Chi nhánh tăng lên 15,84% so với năm 2012, với con số nợ xấu là 890,71 triệu đồng. Mặc dù có xu hướng giảm xuống, nhưng nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu của Chi nhánh và phần lớn là nợ xấu đó là nợ xấu từ hoạt động cho vay xây dựng nhà ở, cho vay tiêu dùng,… Năm 2011, nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân của Chi nhánh là 587,64 triệu đồng, chiếm 88,10% tổng nợ xấu của Chi nhánh. Sang năm 2012, nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân của Chi nhánh giảm xuống còn 428,21 triệu đồng, giảm 159,43 triệu đồng, hay giảm 27,13% so với năm 2011. Và đến năm 2013, nợ xấu của khách hàng cá nhân tiếp tục xu hướng giảm xuống còn 416,51 triệu đồng, giảm 2,73% so với năm 2012. Nợ xấu đối với nhóm khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu của Chi nhánh là do trong trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp rời vào tình trạng sản xuất khó khăn, nguồn thu nhập của người lao động bị cắt giảm, dẫn đến việc không thể trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
667,01
768,88
890,71
587,64
428,21 416,51
79,37
340,68
474,20
0,00 100,00 200,00 300,00 400,00 500,00 600,00 700,00 800,00 900,00 1000,00
2011 2012 2013
Nợ xấu Nợ xấu khách hàng CN Nợ xấu khách hàng DN triệu đồng
Đồ thị 2.7: Tình hình nợ xấu phân theo nhóm khách hàng của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
2.2.3.2. Tình hình nợ xấu phân theo kỳ hạn của Chi nhánh giai đoạn 2011- 2013
Nếu phân loại nợ xấu theo kỳ hạn thì nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu là từ nợ xấu với kỳ hạn ngắn hạn. Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, năm 2011, nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh là 466,91 triệu đồng, chiếm 70% tổng nợ xấu, đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng lên 18,57% so với năm 2011, chiếm 72% tổng nợ xấu. Và sang đến năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh tiếp tục tăng 16,32% so với năm 2012, lên thành 614,59 triệu đồng, chiếm 69% tổng nợ xấu. Nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh tăng nhanh nguyên nhân xuất phát từ việc các nguồn cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp không thể kịp thời thu hồi được đúng hạn, do các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra tiêu thụ, đồng thời chi phí các yếu tố đầu vào của các doah nghiệp liên tục tăng cao, khiến cho dòng tiền trả nợ ngân hàng bị thu hẹp. Nợ xấu kỳ hạn ngắn hạn tăng lên sẽ là thách thức trong hoạt động cho vay của Chi nhánh trong thời gian tới khi mà cho vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu cho vay mà Chi nhánh đang thực hiện. Do đó, trong thời
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
gian tới để hoạt động cho vay ngắn hạn mà ở đây chủ yếu là cho vay đối với các doanh nghiệp, thì Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa công tác thẩm định, đánh giá về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp vay nhằm đưa ra được những quyết định cho vay hợp lý, qua đó giúp giảm hoặc duy trì được nợ xấu ở mức như kế hoạch đã đề ra mỗi năm.
Đồ thị 2.8: Tình hình nợ xấu theo kỳ hạn và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
2.2.3.3. Tình hình tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013
Nhìn chung, thì tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh ngân hàng Đông Á Huế trong những năm vừa qua luôn duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh là 0,46% tổng dư nợ, sang năm 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng lên thành 0,48%
và đến năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh lại giảm xuống về mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua là 0,42%. Theo như thông lệ quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu ở mức 3% được xem là tỷ lệ nợ xấu an toàn đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Từ đó có thể thấy việc duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp và ổn định trong thời gian vừa qua sẽ giúp cho Chi nhánh tránh được khả năng mất vốn và rủi ro tín dụng xãy ra ở quy mô lớn, góp phần đưa hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ổn định và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi mà số liệu trong những năm vừa qua cho thấy nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt là nợ xấu từ nhóm khách hàng doanh nghiệp, nợ ngắn hạn,
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
và khi mà nền kinh tế cả trong và ngoài nước còn nhiều biến động khôn lường thì Chi nhánh cần phải kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp tìm kiếm khách hàng, tăng cường cho vay với các biện pháp kiểm soát, quản lý các khoản cho vay, quản lý rủi ro tín dụng một cách hợp lý nhằm duy trì nợ xấu, rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất có thể, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời cho Chi nhánh.