Nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh thành phố huế (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CN THÀNH PHỐ HUẾ

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

2.2.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong những năm qua có thể khái quát như sau:

Nguyên nhân từ người đi vay

Rủi ro do khách hàng gây nên là rủi ro thường hay xuất hiện và gây thiệt hại nặng nề đối với ngân hàng. Trong đó, nguyên nhân có thể là do trình độ yếu kém của người đi vay trong công tác quản lý doanh nghiệp, dự đoán sai các vấn đề về thị trường, chủ định lừa đảo ngân hàng, cố tình không thực hiện cam kết trong hợp đồng tín dụng,… Có thể liệt kê thành những nguyên nhân như sau:

- Nguyên nhân thứ nhất, rủi ro đạo đức của người đi vay

Đây là loại rủi ro lớn và thường gặp nhất trong tín dụng hiện nay, là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra. Khách hàng cố tình cung cấp những thông tin sai sự thật về năng lực khách hàng, sử dụng tiền vay sai mục đích, hồ sơ giả mạo, hoặc hoạt động kinh doanh có lãi nhưng không muốn trả nợ ngân hàng, cố tình không thực hiện các cam kết về việc trả nợ theo HĐTD,… Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Huế hiện nay thì rủi ro đạo đức hay gặp phải nhất đó là vấn đề khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến rủi ro tín dụng không hoàn trả được nợ vay, trong một số trường hợp khách hàng vẫn có thể trả được nợ vay, tuy nhiên khách hàng đã trì hoãn, dấu mực đích sử dụng vốn vay thực tế (có thể do mục đích vay thực tế là phi pháp hoặc đối tượng ngân hàng không cho vay, hạn chế cho vay…). Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng nếu không có vấn đề thông tin không cân xứng thì vấn đề rủi ro đạo đức cũng biến mất. Vấn đề đặt ra cho Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Huế trong trường hợp này là phải có thông tin chính xác về khách hàng để ra quyết định đúng đắn.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Thứ hai, nguyên nhân do năng lực điều hành chưa tốt

Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới hình thức điều hành quản lý, bộ máy giám sát theo đúng quy mô hoạt động và đúng chuẩn mực, dẫn đến việc quy mô vượt ngoài tầm quản lý của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh khả thi mà lẽ ra phải thành công trên thực tế.

- Thứ ba, do năng lực tài chính của khách hàng thấp

Trên địa bàn tỉnh, hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ dư nợ so với vốn tự có cao. Với năng lực tài chính như vậy nên để hoạt được họ phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, tỷ trọng vốn tự có tham gia vào dự án kinh doanh không đáng kể. Cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tác động ngay đến ngân hàng, nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn.

- Thứ tư, do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ: Rủi ro do năng lực của người đi vay

Khách hàng khi vay vốn ngân hàng đa số đều có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể mang tính khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch khách hàng đã thẩm định thì đòi hỏi khách hàng phải sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích kinh doanh đã giải trình thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn để trả nợ.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, chỉ một phần vốn vay thực sự được sử dụng vào hoạt động đã đăng kí, phần khác thì dùng cho mục đích khác như là mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu sài cá nhân… Điều này rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ vay cho ngân hàng, hệ quả là phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp khi vay được vốn thì chủ quan, không tích cực và không có thiện chí trả nợ, dẫn đến trả nợ không đúng hạn, điều này cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Tại Chi nhánh thì nguyên nhân này chủ yếu là do các chế độ, chính sách, quy trình tín dụng còn lỏng lẻo và không cụ thể, dẫn đến việc áp dụng chúng vào thực tế chưa phát huy được hiệu quả, chưa chính xác.

- Thông tin về khách hàng không đầy đủ hoặc không đúng so với thực tế dẫn tới quyết định cấp tín dụng của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro.

- Nguyên nhân do đạo đức của cán bộ ngân hàng: Khi đã biết hồ sơ khách hàng không đầy đủ, năng lực khách hàng yếu nhưng vẫn cho khách hàng vay, dẫn tới việc khoản vay không trả được nợ, ngân hàng mất vốn.

- Do chạy theo thành tích “chỉ tiêu dư nợ” nên cán bộ tín dụng ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến công tác giám sát sau khi vay

Nguyên nhân khách quan: Đây là những nguyên nhân mà việc xãy ra hay không xãy ra rủi ro tín dụng đều không bắt nguồn từ ngân hàng hay khách hàng. Cụ thể đó là:

- Sự biến động không dự đoán được của thị trường trong nước và thế giới

Trong những năm 2011-2013, trên thế giới có nhiều biến động lớn cả về yếu tố kinh tế và chính trị, làm cho giá cả các yếu tố đầu vào như xăng, dầu tăng cao. Bên cạnh đó, sự đóng băng của thị trường bất động sản cũng như sự tụt dốc của thị trường chứng khoán đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dự án, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng, gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng vì phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng không hiệu quả.

- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự quản lý kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương

Môi trường pháp lý tại nước ta còn chưa đồng bộ, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong điều kiện pháp luật không đồng bộ, quy định không rõ ràng, công tác phổ biến còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Thủ tục hành chính rườm rà và kéo dài, dẫn đến kế hoạch thu tiền của khách hàng gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ ngân hàng của khách hàng.

- Hệ thống thông tin quản lý chưa hoàn thiện

Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN là nơi cung cấp thông tin tín dụng cho hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Cụ thể là:

+ Chỉ mới cung cấp được số liệu dư nợ và phân loại nợ vay của khách hàng doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, chưa có thông tin phi tài chính, khả năng quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.

+ Việc cung cấp thông tin còn chậm chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của Chi nhánh.

+ CIC chưa chủ động thông báo những dự báo rủi ro về tín dụng qua mạng mà chỉ cung cấp thông tin khi được yêu cầu, vì vậy chưa phát huy hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh thành phố huế (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)