3.1. Đánh giá kết quả của các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Thành phố Huế
3.1.1. Những kết quả đã đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh
Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh luôn coi trọng công tác phòng ngừa và khắc phục rủi ro tín dụng. Trong phương hướng hoạt động hàng năm luôn đề ra tiêu chí để phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức cho phép nhằm giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định.
Chi nhánh cũng đã thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với quản trị rủi ro tín dụng.
Phần lớn nhân viên tín dụng làm việc một cách nghiêm túc và theo đúng kế hoạch mà ban lãnh đạo Chi nhánh đã giao phó. Với hình thức giao khoán cho mỗi nhân viên tín dụng phụ trách thu nợ những nhóm khách hàng khác nhau, và một kiểm soát viên tín dụng chịu trách nhiệm kiểm soát việc thu nợ của các nhân viên tín dụng đã giúp cho công tác thu nợ được tiến hành một cách chủ động, tích cực và chặt chẽ, tránh được trường hợp bỏ sót.
Nhân vên tín dụng tại Chi nhánh làm việc với tinh thần hăng say, nhiệt tình trong giúp đỡ khách hàng từ khâu cho vay đến việc giải quyết những khó khăn mà khách hàng gặp phải, đồng thời, luôn luôn đốc thúc khách hàng trả nợ đối với các khoản nợ đến hạn, lập biên bản nhắc nhở, làm việc đối với những khách hàng trì trệ trong trả nợ.
Trong thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác đa dạng hóa hoạt động cho vay, đặc biệt là ưu tiên khuyến khích, mở rộng cho vay với nhóm khách hàng công tác trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, Hội phụ nữ trên địa bàn,… từ đó góp phần hạn chế được khả năng rủi ro mất vốn mà Chi nhánh có thể gặp phải, nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ tăng doanh số cho vay theo kế hoạch đã đề ra.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh luôn duy trì ở mức độ cao, Nhưng Chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Ngân hàng Đông Á Huế đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nợ quá hạn, tuân thủ việc định kỳ gia hạn nợ và
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
giãn nợ theo đúng quy định. Xác định chính xác nợ quá hạn để trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Song song với việc tăng cường dư nợ tín dụng tốt và nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh cũng rất quan tâm tới công tác xử lý nợ tồn đọng, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà soát, phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra các biện pháp xử lý cho phù hợp nhất.
Trong thời gian qua, Chi nhánh cũng đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm soát tín dụng. Kiểm soát viên nội bộ của Chi nhánh cũng như kiểm soát viên của Hội sở kết hợp với nhân viên kiểm soát tín dụng thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động cho vay từ khâu thẩm định cho đến khâu phê duyệt và giải ngân, cũng như hoạt động thu nợ hàng tháng của nhân viên tín dụng và nhân viên hỗ trợ tín dụng.
Chi nhánh cũng luôn quan tâm, nâng cao chất lượng báo cáo tín dụng, đảm bảo báo cáo trung thực, chính xác, kịp thời. Thực hiện báo cáo tín dụng hàng tháng, phục vụ công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền và phán quyết tín dụng.
3.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đông Á Huế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á Huế còn có những khó khăn và tồn tại sau:
Việc quyết định cấp tín dụng còn phụ thuộc quá nhiều vào tài sản đảm bảo của khách hàng, mà chưa có sự quan tâm, đánh giá cần thiết về phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư của khách hàng. Từ đó làm giảm đi doanh số cho vay của Chi nhánh, cũng như không đáp ứng được nguồn vốn cần thiết của khách hàng. Hơn nữa, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng cũng sẽ gặp những khó khăn trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Chẳng hạn như: Nếu không thỏa thuận được việc xử lý tài sản đảm bảo với chủ sở hữu tài sản thì ngân hàng không thể tự xử lý được, và việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, thực hiện chậm và thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng có thể thấp hơn giá trị thu hồi.
Cán bộ tín dụng chỉ tập trung nhiều vào khâu phân tích, thẩm định trước khi ra quyết định cho vay trong khi công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
khách hàng đôi khi còn khá hời hợt, dẫn đến không phát hiện kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi nhen nhóm.
Thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập được chủ yếu là từ khách hàng vay vốn, mà độ tin cậy của các thông tin này chưa cao, việc khai thác thông tin từ nguồn bên ngoài của khách hàng như các thông tin từ đối tác kinh doanh của khách hàng, các thông tin từ các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, hải quan,… vẫn chưa được chú trọng. Chi nhánh đã tham gia vào hệ thống lưu trữ thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN (CIC), nhưng việc cập nhật thông tin cũng như việc truy xuất thông tin vẫn còn chưa tiến hành thường xuyên, làm ảnh hưởng đến quá trình phân tích trước khi cho vay và kiểm soát sau khi cho vay.
Các biện pháp xử lý nợ của Chi nhánh chưa đa dạng, biện pháp chủ yếu là tiếp tục đốc thúc khách hàng trả nợ. Vì vậy, cần phải đưa ra nhiều biện pháp xử lý hơn nữa để nâng cao hiệu quả trong công tác hạn chế nợ xấu.
Việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm, chưa kết hợp làm việc với cơ quan chức năng để thu hồi được nợ nhanh chóng. Đăc biệt trong trường hợp khách hàng không có thiện chí giao tài sản, không ký vào biên bản bán tài sản.
3.2. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Thành phố Huế
Để hoạt động kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao, hàng năm Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Huế đã đề ra các mục tiêu hoạt động phù hợp với mục tiêu hoạt động của hệ thống và xu hướng chung của nền kinh tế cả nước cũng như tại địa phương. Nhờ đó mà giúp cho Chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường.
Trong năm 2014, với việc mở rộng thêm Phòng giao dịch tại nhằm tăng cường quy mô hoạt động cũng như đưa thương hiệu Đông Á đến gần hơn với người tiêu dùng, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á Huế phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu như sau:
Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2014 đạt 25% - 30% so với năm 2013.
Bằng việc tiếp tục tăng cường mở rộng đối tượng cũng như đa dạng hóa sản phâm cho vay, trong năm 2014, Chi nhánh phấn đấu tăng doanh số cho vay so với năm 2013 là hơn 60%.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2014 tăng từ 20 - 25% so với năm 2013.
Tăng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn lên thành 20 – 25% trên tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp là 65 – 70% tổng doanh số cho vay.
Duy trì tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 1% so với tổng dư nợ.
Nợ xấu của Chi nhánh từng bước hạ xuống dưới mức 0,3% tổng dư nợ.
3.3. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh
Thứ nhất, tăng cường công tác đào tạo cán bộ ngân hàng. Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, Chi nhánh cần đào tạo các cán bộ có khả năng nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt và cần chú ý hơn nữa trong vấn đề đào tạo nghiệp vụ quản lý nợ và khả năng dự báo rủi ro cho cán bộ tín dụng. Nền kinh tế luôn có nhiều biến động và thay đổi, việc cập nhật các kiến thức mới cung cấp cho các cán bộ tín dụng sẽ giúp nâng cao trình độ trong việc đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng. Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc cấp tín dụng bao gồm thẩm định, phê duyệt và giải ngân tín dụng. Có chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên trong việc thực hiện việc cấp tín dụng an toàn.
Thứ hai, cán bộ tín dụng ngoài việc chú trọng công tác thẩm định khách hàng thì cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay, cụ thể có thể diễn ra trên các mặt sau :
Tiếp tục thu thập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, cũng như theo dõi thường xuyên diễn biến về tình hình tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng; kiểm tra theo chu kỳ một tháng đối với các khoản vay lớn, và kiểm tra bất thường đối với khoản vay nhỏ, nhằm phát hiện đúng lúc và có hướng xử lý kịp thời đối với những khoản nợ chậm hoặc không có khả năng thu hồi.
Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thanh toán của khách hàng để có những biện pháp ứng phó kịp thời. Đối với những khách hàng thường xuyên có dấu hiệu trì hoãn việc thanh toán nợ thì cần tiếp xúc, giám sát tình hình hoạt động của khách hàng một cách chặt chẻ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nếu khách hàng gặp phải rủi ro thì ngân hàng phải là người đầu tiên nhìn thấy trước, phải dự báo và phải có các biện pháp hổ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do khách quan như hổ trợ thêm vốn vay hoặc giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ... Trong trường hợp khách hàng không thể vượt qua khó khăn thì phải có các phương pháp, biện pháp liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo để đảm bảo thu hồi được vốn và lãi cho ngân hàng như yêu cầu khách hàng giao các tài liệu, hồ sơ của tài sản đảm bảo, khởi kiện, cho thuê hoặc đấu giá tài sản đảm bảo...
Thứ ba, về lâu về dài thì cơ bản việc cho vay phải dựa trên việc đánh giá khả năng hấp thụ tín dụng, cũng như là khả năng sản xuất kinh doanh, phương án khả thi và dòng tiền của doanh nghiệp. Do đó Chi nhánh cần có những biện pháp nhằm hạn chế việc xem tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết trong cho vay. Như trong khâu thẩm định cần tăng cường thu thập thêm thông tin về khách hàng qua đối tác kinh doanh của khách hàng cũng như từ các cơ quan Nhà nước; việc xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin về các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần được chú trọng hơn nữa nhằm giúp cho công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng được tiến hành nhanh và đưa ra được quyết định cho vay hiệu quả.
Thứ tư, ngoài việc đa dạng hóa hoạt động cho vay thì Chi nhánh cũng cần có những biện pháp, chính sách gắn kết giữa việc cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Ví dụ như là yêu cầu hoặc khuyến khích khách hàng khi vay phải mở tài khoản tại Chi nhánh, các hoạt động thanh toán của khách hàng phải thông qua tài khoản tại ngân hàng; hay như là biện pháp mà một số ngân hàng hiện nay đang áp dụng là ngân hàng tiến hành xây dựng kho bãi và yêu cầu doanh nghiệp vay phải chuyển hàng về kho của ngân hàng, doanh nghiệp muốn xuất hàng thì phải chuyển tiền về cho ngân hàng. Biện pháp này tuy có thể sẽ làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm xuống do phải tốn chi phí cho kho bãi, nhân lực hoặc làm cho giá vốn của các doanh nghiệp tăng cao, nhưng bù lại tính an toàn của khoản vay sẽ được đảm bảo.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế