Hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty 19 5, bộ công an (Trang 24 - 29)

Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm và sàng lọc, tuyển chọn lực lượng lao động có đủnăng lực để thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng được vịtrí đang cần tuyển trong một doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu mới của công ty.

Một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực là chú trọng vào công tác tuyển dụng. Công ty sẽ tuyển được những lao động có chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt nếu công tác tuyển dụng được thực hiện có kế hoạch theo quy trình bài bản; trái lại nếu công tác tuyển dụng đi ngược lại với quy trình, làm không đúng các bước, hời hợt thì sẽ không tuyển được lực lượng lao động chất lượng cao. Công tác tuyển dụng phải được thực hiện trên sự công bằng, minh bạch, khách quan, dựa trên cơ sở sốlượng cần tuyển đúng tiêu chí như ban đầu đã đưa ra theo kế hoạch để tránh việc tuyển thừa và không phù hợp với vịtrí đang cần tuyển dụng.

Thời kỳ hội nhập doanh nghiệp sẽ yêu cầu cao hơn đối với nguồn nhân lực với tiêu chí tuyển dụng cao hơn, quy trình khắt khe hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹnăng thuyết trình hay trình độ tin học…

1.3.2. Xây dựng cơ cấu, quy hoạch, bố trí sử dụng nguồn nhân lực Quy hoạch nguồn nhân lực gắn liền với thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mang lại hiệu quả cao nhất doanh nghiệp cần lên kế hoạch quy hoạch nguồn nhân lực một cách cụ thể và chi tiết theo tình hình hiện tại và đáp ứng sự phát triển lâu dài trong tương lai.

Việc xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực của doanh nghiệp phải được xác định theo chiến lược phát triển mà doanh nghiệp hướng tới. Việc xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thông qua một số hoạt động:

+ Sàng lọc, rà soát đánh giá nhân viên để có biện pháp cơ cấu lại nguồn nhân lực: đề bạt, xuống chức hoặc thôi việc.

Đề bạt: là giao cho người lao động nắm giữ một chức vụ cao hơn trong đơn vị đi kèm quyền hạn, trách nhiệm nhiều hơn, bậc lương cao hơn và có cơ hội phát triển hơn.

Giáng chức: là hình thức bổ nhiệm vào chức vụ thấp hơn đi kèm bậc lương bị hạ, quyền hạn ít hơn và ít có cơ hội thăng tiến. Giáng chức thường áp dụng cho các trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của vị trí làm việc hiện tại, hoặc do bị kỷ luật hay giảm biên chế.

Thôi việc là việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động với doanh nghiệp, có thể xuất phát từ phía doanh nghiệp do giảm quy mô sản xuất, vi phạm kỷ luật lao động, có hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp,…hoặc xuất phát từphía NLĐ tự ý bỏ việc do vấn đề cá nhân.

+ Bố trí sử dụng nguồn nhân lực là việc sắp xếp người lao động vào các phòng chuyên môn theo đúng ngành nghề đào tạo và phù hợp với năng lực của họ. Việc bố trí, sử dụng lao động hợp lý sẽ giúp người lao động được làm việc đúng theo đam mê, khả năng của mình tránh gây lãng phí lao động không phù hợp vào các vị trí gây ảnh hưởng tới tinh thần của họ từ đó gây tổn thất lợi ích chung của Công ty.

+ Lập kế hoạch đào tạo cho người lao động.

Đào tạo là một quá trình học tập lý luận và kinh nghiệm để tìm kiếm một sự biến đổi về chất tương đối lâu dài của một cá nhân, giúp cho cá nhân

có thêm năng lực thực hiện công việc. Nhờ đào tạo người lao động tăng thêm hiểu biết, đổi mới phương pháp, cách thức, kỹ năng, thái độ làm việc và thái độứng xử đối với đồng nghiệp.

Đào tạo nâng cao chất lượng NNL là những hoạt động nhằm trang bị và bổsung cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp những kiến thức và kỹnăng để hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời tạo ra cơ hội phát triển cho bản thân người lao động và cho doanh nghiệp. Mục đích của đào tạo nâng cao chất lượng NNL bao gồm: Giúp cho NLĐ thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt đối với những NLĐ mới, cập nhật kỹnăng, kiến thức mới cho NLĐ, giúp họ tiếp cận nhanh với những thay đổi trong công nghệ, kỹ thuật mới. Tránh tình trạng: trì trệ, lỗi thời, giải quyết các vấn đề về tổ chức, hướng dẫn công việc cho NLĐ mới, chuẩn bịđội ngũ kế cận cho các cấp quản lý,…

1.3.3. Chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống, chế độ đãi ngộ với người lao động

- Tổ chức các chương trình khám sức khỏe cho nhân viên trong mỗi doanh nghiệp là việc tổ chức chương trình khám bệnh toàn diện các bộ phận trên cơ thể con người nhằm kiểm soát bệnh tật, bảo trì sức khỏe hàng năm, kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, tránh các biến chứng do bệnh gây ra, nâng cao tuổi thọvà điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống, chế độ làm việc phù hợp với từng bộ phận trong doanh nghiệp. Việc theo dõi tình trạng sức khỏe của NLĐ là rất quan trọng bởi sức khỏe của NLĐ không đảm bảo sẽ làm ảnh hướng tới hiệu suất làm việc của cả doanh nghiệp. Tùy theo nhu cầu thông tin sức khỏe và ngân sách riêng của mỗi doanh nghiệp mà nội dung và cách thức tiến hành chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên sẽ khác nhau.

- Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho mỗi cá nhân người lao động. Trang bị bảo hộlao động là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quảđể bảo vệ sức khỏe và tình trạng của công nhân trong khi làm việc. Như tại một số nhà máy sản xuất, để công nhân khỏi bị nhiễm độc của hơi và bụi hóa chất bay ra, nhà máy cần bốtrí máy móc, phương tiện khửđộc, để việc pha chếđược tiến hành trong những điều kiện an toàn. Nhưng

nếu do thiếu phương tiện an toàn, thiếu phương tiện trừ độc thì tùy theo loại hóa chất, cần phải trang bị cho công nhân khẩu trang, kính che mắt, găng tay hoặc những mặt nạ thích hợp.

Do tính chất phức tạp của nhiều loại công việc khác nhau, mỗi công việc vị trí khác nhau sẽ được trang bị bảo hộlao động đúng với điều kiện làm việc ở vịtrí tương ứng. Hình thức và phẩm chất của mỗi loại dụng cụ cần phải được nghiên cứu kỹ càng cho thích hợp với tính chất công việc và điều kiện làm việc.

Việc sử dụng các biện pháp bảo hộ cần phải được theo dõi, rút kinh nghiệm để kịp thời cải tiến phương pháp trang bị cho thích ứng với vị trí công việc thích hợp đểcó được tác dụng cao nhất.

Hoạt động làm việc của người lao động bịảnh hưởng trực tiếp bởi cách tổ chức và bốtrí nơi làm việc, sắp xếp môi trường làm việc gián tiếp tác động tới hiệu quả công việc của họ. Bố trí nơi làm việc thoải mái giúp cho NLĐ giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc, tránh được các rủi ro tai nạn không đáng có, giảm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp từ đó NLĐ luôn có trạng thái yên tâm hoàn toàn khi làm việc.

- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần NLĐ + Nâng cao chất lượng bữa ăn cho người lao động

Đây là một trong những biện pháp cần thiết và có thể dễ dàng áp dụng đối với doanh nghiệp. Sức khỏe của người lao động được đảm bảo một phần phụ thuộc vào bữa ăn. Chất lượng bữa ăn đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho NLĐ sau thời gian làm việc. Từ đó NLĐ sẽ có thể trạng tốt để tiếp tục làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.

+ Các chính sách hỗ trợ vật chất cho người lao động

Trong mỗi một doanh nghiệp, chất lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất công việc.

Muốn hiệu suất công việc được cải thiện thì doanh nghiệp cần chú trọng đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động. ĐểNLĐ luôn ở trạng thái sẵn sàng, tâm huyết với nhiệm vụ công việc được giao phó, thì đời sống của họ

phải được đảm bảo những yếu tố cơ bản. Doanh nghiệp có nhiều chính sách đãi ngộ tốt thì sẽthu hút được nhiều nhân tài vào làm việc.

Đối với các lao động nữ, doanh nghiệp cần quan tâm đến chế độ thai sản, chế độ chăm con nhỏ, chăm mẹ già … Có những chính sách hỗ trợ cho NLĐ ởxa như: phân nhà tập thể hay phòng ở tại ký túc xá của công ty, hỗ trợ phương tiện đi lại như xe đưa đón… Ngoài ra các chế độ phụ cấp, trợ cấp cho các bà mẹ đơn thân cũng cần được doanh nghiệp quan tâm hơn nữa.

Đối với lao động là nam, doanh nghiệp cần quan tâm đến các gia đình có khó khăn về kinh tế, các lao động ở xa nhà. Hay những người lao động có mẹ già, con nhỏcũng cần được hỗ trợ một phần nào đó để họ yên tâm công tác.

Mỗi lao động ở mỗi độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau, doanh nghiệp đều có những chính sách hỗ trợ riêng để giúp họổn định cuộc sống. Có như vậy, họ mới coi doanh nghiệp như thểlà nhà, đồng nghiệp là người thân.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa (thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ) Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng điều hòa các cơ quan trong cơ thể người, điều đó giúp cho người lao động có được sự dẻo dai, bền bỉ, làm việc nhanh nhẹn hơn. Để tránh được mọi bệnh tật NLĐ cần có cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt. Khi con người có sức khỏe toàn diện thì sẽnâng cao được năng lực thể chất. Trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập năng lực thể chất có vai trò quan trọng . Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc.

1.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuyên môn

Đào tạo kiến thức nghề nghiệp là đào tạo những kiến thức căn bản và chuyên sâu về nghiệp. Nâng cao kiến thức nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn chuẩn bị cho họ theo kịp với những thay đổi cơ cấu tổ chức và của bản thân công việc.

Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn thực hiện công việc. Kỹ năng bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là chỉ những kỹnăng quan trọng trong doanh nghiệp như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, sáng tạo và đổi mới … Kỹ năng cứng để chỉ trình độ học

vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Nâng cao kỹ năng cho nhân lực cần được thực hiện thương xuyên, liên tục trong suốt quá trình làm việc của nhân lực ở doanh nghiệp nhằm giúp nhân lực nầng cao năng lực chuyên môn.

Để bảo đảm cho đội ngũ nhân viên của công ty thích ứng, tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ, đảm bảo cho doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên có năng lực tốt, hoàn thành được hiệu quả những công việc được giao thì doanh nghiệp phải quan tâm đến đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho mỗi cá nhân người lao động.

Người lao động phải không ngừng ý thức việc tự học hỏi để cải thiện bản thân mình tốt hơn mỗi ngày trong quá trình làm việc. Bởi vì không phải công ty nào cũng có đủ khả năng tài chính, nguồn kinh phí để hỗ trợ nhân viên tham gia vào các khóa học đào tạo nên các tổ chức, doanh nghiệp đều khuyến khích người lao động tự học tập, nghiên cứu các kiến thức mới phục vụ tốt hơn cho chuyên môn, kỹ năng làm việc của mình. Cần có cam kết về hiệu quả công việc sau khi hoàn thành khóa đào tạo với những người tham gia nếu các chỉ tiêu đặt ra đều đạt yêu cầu để người lao động có ý thức học tập một cách nghiêm túc. Công ty chú trọng công tác quản lý chất lượng nhân lực sau đào tạo để từ đó dễ dàng đánh giá người lao động cũng như đánh giá được hiệu quả của các khóa đào tạo mang lại có mặt tích cực và hạn chế gì để cải thiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty 19 5, bộ công an (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)