Các nhân t ố ảnh hưởng đế n nâng cao ch ất lượ ng ngu ồ n nhân l ự c

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty 19 5, bộ công an (Trang 30 - 34)

1.4.1. Các nhân t bên trong doanh nghip 1.4.1.1. Đầu vào của nguồn nhân lực

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì mọi doanh nghiệp cần phải kiểm soát được khâu tuyển dụng hay nói cách khác là “đầu vào của nguồn nhân lực”. Quá trình tuyển mộ có tốt thì mới đưa đến kết quả tuyển chọn tốt. Sẽ không có tuyển chọn nếu như số lượng ứng viên của quá trình tuyển mộ có được bằng hoặc nhỏhơn yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Do đó để có thể thu hút được nhiều các ứng viên có chất lượng tốt và tạo cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn hơn thì các doanh nghiệp cần tạo ra sức hút đối với nguồn nhân lực tiềm năng từ bên ngoài bằng: uy tín của công ty, tuyển dụng trực tiếp tại các cơ sở đào tạo, tuyển dụng thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, truyền thông rộng rãi, tạo khác biệt bằng môi trường làm việc ưu việt.

Trong quá trình tuyển chọn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá các ứng viên dựa trên những yêu cầu của doanh nghiệp và yêu cầu cụ thể của từng vị trí tuyển dụng. Những yêu cầu dành cho ứng viên thông thường được thể hiện trong bảng miêu tả công việc và những yêu cầu đối với người thực hiện công việc đó. Tóm lại việc tuyển chọn ứng viên phải thỏa mãn 2 tiêu chí: Nhân viên có kỹ năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc và nhân viên phải có phẩm chất đạo đức, quan điểm, tác phong sống phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp đó.

1.4.1.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp. Mọi vấn đề liên quan tới hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đều phải dựa trên tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi chi phí đưa ra để chi trả cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quá cao so với khả năng của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được. Doanh nghiệp có kinh tế tốt sẽ có thể xây dựng chế độđãi ngộ vượt trội để thu hút các ứng viên có tài trong quá trình tuyển dụng. Đồng thời, tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt thì kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực cũng nhiều hơn, từ đó chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. Nếu doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tài chính thì đương nhiên họ sẽ phải ưu tiên cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đầu tư cho công tác đào tạo.

1.4.1.3. Môi trường, điều kiện làm việc

Môi trường làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động.

Đối với người lao động, được làm việc trong một điều kiện lao động lý tưởng và môi trường làm việc tốt sẽ giúp cho người lao động cảm thấy yên tâm và thoải mái khi làm việc. Điều kiện làm việc càng tốt sẽ tạo điều kiện cho nhân viên gắn bó với doanh nghiệp và thực hiện tốt công việc.

1.4.2. Các nhân t bên ngoài doanh nghip 1.4.2.1. Trình độ phát triển giáo dục

Giáo dục và đào tạo là hoạt động nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức cho mỗi con người. Sự phát triển giáo dục ảnh hưởng rất

nhiều tới nhân cách, phẩm chất của con người nó sẽ có thể quyết định công việc, tầng lớp, địa vị của con người thông qua cách mà họ được giáo dục.

Trình độvăn hóa, chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất đạo đức không phải là kết quả của một giai đoạn mà nó là kết quả của cả một quá trình học tập, tiếp thu kiến thức, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh từ khi còn nhỏ. Giáo dục đào là cả một quá trình kéo dài là một nhân tố quyết định đến chất lượng nguồn lực con người trong doanh nghiệp nói riêng và trong xã hội nói chung.

1.4.2.2. Trình độ phát triển y tế

Trình độ phát triển y tế là một trong những yếu tố chính tác động đến tình trạng thể lực của người lao động. Với sự phát triển của hệ thống y tế tích hợp với việc doanh nghiệp nào hiện nay cũng sẽ tổ chức thăm khám định kỳ cho người lao động sẽ giúp họ phát hiện ra sớm nhất những bất thường về tình trạng sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Khi doanh nghiệp quan tâm tới sức khỏe người lao động, họ sẽ luôn cảm thấy an tâm trong quá trình làm việc, cống hiến hết mình vì doanh nghiệp.

1.4.2.3. Hệ thống chính sách pháp luật

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các chính sách về nguồn nhân lực như: chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… các chính sách này đã tạo ra môi trường pháp lý cho quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khi các chính sách vĩ mô của Nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngược lại nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển cũng như việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước, công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng hàng đầu. Do đó, việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được thực hiện trên toàn quốc đã đưa chất lượng nguồn nhân lực nói chung và trong các doanh nghiệp nói riêng lên một mức cao hơn.

1.4.2.4. Trình độ phát triển khoa học công nghệ

Với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi các nhà quản trị phải đào tạo đội ngũ lao động của mình nắm bắt kịp thời, phù hợp với công nghệ mới nhằm tận dụng được kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Việc khoa học công nghệ phát triển đồng nghĩa với việc đòi hỏi ít hơn về số lượng lao động nhưng chất lượng lao động phải cao hơn. Vì vậy nhà quản lý cũng phải quan tâm đến vấn đề sắp xếp lại lực lượng lao động sao cho hợp lý với tình hình phát triển của xã hội và mục đích mà Công ty hướng đến.

1.4.2.5. Sự phát triển của thị trường lao động và hội nhập quốc tế

Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển trong khu vực. Việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế. Thị trường cạnh tranh khốc liệt chính vì vậy người lao động không có đủ trình độ, năng lực đểđáp ứng nhu cầu đặt ra thì sẽ dễ bịđào thải.

Nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động.

Các nhà kinh tế và khoa học quốc tế cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, thị trường lao động sẽ bịảnh hưởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Bởi vậy, sự phát triển của cuộc cách mạng này đang đòi hỏi cấp bách những nguồn nhân lực mới, ở tầm vĩ mô cấp quốc gia cũng như trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp (DN). Sự thay đổi nhân lực sẽ xảy ra toàn diện trong xã hội, trên nền kinh tế vĩ mô cũng như nơi mỗi tổ chức xã hội, mỗi DN hoạt động, đặc biệt nơi những lĩnh vực có liên quan đến công nghệ thông tin hay chịu ảnh hưởng nhiều từ nền tảng công nghệ mới này. Chính vì vậy yếu tố hội nhập quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty 19 5, bộ công an (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)