Thực trạng về tâm lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty 19 5, bộ công an (Trang 55 - 59)

2.2.4.1. Thái độ, hành vi, trách nhiệm của người lao động

Theo phòng Hành chính nhân sự của Công ty cung cấp, nội quy kỷ luật lao động luôn được đảm bảo thực hiện tốt, không để xảy ra vi phạm nghiêm trọng. Từ những lao động mới được tuyển dụng cũng được hướng dẫn, phổ biến chi tiết để tránh mắc phải những lỗi không đáng có. Ngoài ra, Ban Giám đốc, các cấp quản lý lãnh đạo cũng thường xuyên nhắc nhở người lao động kỷ luật trong suốt quá trình làm việc. Kết quả công việc và thời gian hoàn thành công việc phần nào phản ánh được ý thức, trách nhiệm của NLĐ đối với nhiệm vụ được giao . Điều này thể hiện rõ qua bảng phân tích đánh giá kết

quả thực hiện của NLĐ. NLĐ phải có ý thức, trách nhiệm hết lòng vì nhiệm vụ thì mới hoàn thành được tốt công việc được giao.

Một số lao động có sự trì trệ trong khi làm việc khiến chất lượng, hiệu quả công việc không được tốt kéo theo sự lãng phí về thời gian, máy móc, vật tư tiêu hao.. Công việc đòi hỏi kỹ năng làm việc đội nhóm nên phải có sự phối hợp ăn ý với nhau tránh gây mất thời gian mà công việc không được giải quyết.

- Tình trạng lãng phí giờ công

Bảng 2.8: Tỷ lệlao động đi muộn về sớm tại Công ty năm 2016-2019

Năm 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ (%) 9,4 10,6 6,8 7

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự) Tình trạng đi muộn và về sớm vẫn còn tồn tại ở một số bộ phận của công ty, tình trạng làm việc cá nhân trong giờ làm việc (lướt fb, chơi game, chat…) vẫn còn phổ biến.

Trong thời gian trở lại đây, theo báo cáo của phòng HCNS tình trạng đi muộn về sớm đã có dấu hiệu giảm dần khi năm 2018 tỷ lệ đi muộn về sớm là 6,8% giảm 3,8 % so với năm 2017, năm 2019 tỉ lệ này biến động tăng không đáng kể lên 7%. Tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ khá cao và đáng để ban lãnh đạo cần quan tâm để đưa ra chế tài xử phạt khắc phục triệt để. Ngoài ra, một số nhân viên suy nghĩ làm việc mong hết giờ nhanh làm cho chất lượng công việc không được đảm bảo, thường gây tồn đọng công việc cần giải quyết sang ngày hôm sau.

- Tâm lý làm việc đối phó

Một số cá nhân làm việc không có sự chủđộng ỷ lại, phải “cầm tay chỉ việc” thì mới làm, không có sự sáng tạo, không có tinh thần cầu tiến trong sự cạnh tranh khốc liệt, nếu tiếp tục làm việc thụ động thì không thể trụ vững được trong công ty và sớm muộn cũng sẽ bị đào thải nhường chỗ cho những nhân viên có năng lực hơn.

- Tình trạng vi phạm nội quy lao động

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự) Biểu đồ 2.2. Tình trạng vi phạm nội quy của nhân viên

tại Công ty năm 2019

Tình trạng vi phạm nội quy điển hình về bảo hộ lao động (không đội mũ bảo hộkhi vào phân xưởng, không đeo khẩu trang, găng tay…) còn tồn tại thể hiện rõ qua con số 15,2%. Điều này không những thể hiện ý thức không tốt của NLĐ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của họ.

2.2.4.2. Mức độ hoàn thành công việc của người lao động

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc thường được hiểu là sự đo lường một cách hệ thống, chính thức và công khai kết quả thực hiện công việc so với các tiêu chuẩn đã đề ra.

Đánh giá mức độ hoàn thành công việc là sự đo lường bởi các kết quả thực hiện công việc có thể được lượng hóa bằng điểm số, liệt kê các sự kiện hoặc so sánh sự thực hiện công việc của các cá nhân.

Đánh giá thực hiện công việc được đo lường một cách chính thức và công khai vì nó được phổ biến rộng rãi trong tổ chức, và được áp dụng cho tất cả mọi người theo quy định.

15.2

84.8

Tỷ lệ lao động vi phạm nội quy (%)

Vi phạm nội quy Không vi phạm

Kết quả hoàn thành công việc là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nhân lực. Kết quả thực hiện công việc của nhân viên Công ty được chia thành 4 mức độ với số liệu thống kê như sau:

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công nhân viên tại Công ty 19-5 giai đoạn từ 2016 đến 2019

Tiêu chuẩn

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

lượng Số (người)

Tỷ lệ (%)

lượng Số (người)

Tỷ lệ (%)

lượng Số (người)

Tỷ lệ (%)

lượng Số (người)

Tỷ lệ (%) Hoàn thành xuất

sắc nhiệm vụ 45 34,1 49 35,1 46 29,7 51 30,0 Hoàn thành tốt

nhiệm vụ 70 53,0 85 60,7 96 61,9 108 63,5

Hoàn thành

nhiệm vụ 12 9,1 3 2,1 10 6,5 9 5,3

Không hoàn

thành nhiệm vụ 5 3,8 3 2,1 3 1,9 2 1,2

Tổng số lao động 132 100 140 100 155 100 170 100 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Kết quả phân tích cho thấy hầu hết đội ngũ lao động tại Công ty trong 4 năm qua từ năm 2016 đến năm 2019 đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Số lao động hoàn thành tốt, xuất sắc công việc chiếm gần 90% trong giai đoạn 2016. Từ năm 2017 đến năm 2019, số lao động hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ tăng lên hơn 90%. Điều này nói lên mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người lao động ngày càng tốt, hơn nữa nó cũng cho thấy nỗ lực của Công ty trong việc nâng cao chất lượng nhân lực. Nói riêng về tỷ lệ lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ biến động tăng giảm qua từng năm, chưa có sự cải thiện rõ rệt, năm 2019 so với năm 2018 thì tỷ lệ tăng 0,3 % nhưng so với năm 2017 thì lại giảm 5,1%, công ty vẫn nên chú trọng hơn để con số % này được tăng lên nữa trong các năm sau.

Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đánh giá vẫn mang tính hình thức, các nội dung trong quy chế vẫn mang tính chất định tính, chưa lượng hóa cụ thể các

tiêu chí đánh giá thực hiện công việc, các vị trí khác nhau hầu hết đều có các tiêu chí đánh giá như nhau. Do vậy, hiệu quả của công tác đánh giá chưa cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty 19 5, bộ công an (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)