Thực trạng về trí lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty 19 5, bộ công an (Trang 52 - 55)

Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn đội ngũ nhân viên của Công ty giai đoạn 2016 - 2019

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lao động (người)

lệ Tỷ (%)

Số lao động (người)

lệ Tỷ (%)

Số lao động (người)

lệ Tỷ (%)

Số lao động (người)

lệ Tỷ (%)

Trình độ chuyên môn

Đại học và sau

đại học 30 22,7 34 24,3 40 25,8 46 27,1 Cao đẳng 65 49,2 72 51,4 88 56,8 98 57,6 Trung

cấp 19 14,4 18 12,9 13 8,4 17 10

Khác 18 13,7 16 11,4 14 9 9 5,3

Tổng số lao động 132 100 140 100 155 100 170 100 (Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự) Theo bảng số liệu trên, chủ yếu lao động trong Công ty đã qua đào tạo.

Trình độ lao động của Công ty là khá cao, trình độ lao động trên đại học và đại học chiếm khoảng 22-27% và có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2016- 2019. Tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng của Công ty chiếm hơn một nửa, cụ thể năm 2016 là 49,2%, tăng dần đến năm 2019 đạt 57,6%.

Tỷ lệlao động có trình độ trung cấp có xu hướng giảm cụ thểnăm 2016 là 19% đến năm 2019 giảm còn 10%, tỷ lệ lao động có trình độ khác như sơ cấp, học nghề có xu hướng giảm mạnh, con số này đồng nghĩa với việc trình độ chuyên môn NLĐ trong công ty đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ đại học sau đại học còn chưa cao, do đó, Công ty cần quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho cán bộđược học tập nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

2.2.3.2. Kỹ năng mềm

Để người lao động có thể tận dụng hết khả năng của mình trong quá trình làm việc đem lại hiệu quả công việc cao thì họ cần trang bị cho bản thân những

kỹ năng mềm cần thiết bao gồm: trình độ tin học, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình,…

- Thứ nhất về trình độ ngoại ngữ, tin học

Bảng 2.7: Trình độ ngoại ngữ, tin học của người lao động tại Công ty 19-5 (giai đoạn 2016-2019)

Chỉ tiêu

2016 2017 2018 2019

lƣợng Số (người)

Tỷ lệ (%)

lƣợng Số (người)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

(người) Tỷ lệ (%)

lƣợng Số (người)

Tỷ lệ (%) Trình độ ngoại

ngữ 132 100 140 100 155 100 170 100

Đại học trở lên 15 11,4 18 12,9 18 11,6 25 14,7 Chứng chỉ

(A,B,C) 85 64,4 95 67,9 108 69,7 122 71,8

Khác 32 24,2 27 19,2 29 18,7 23 13,5

Tin học 132 100 140 100 155 100 170 100

Trung cấp trở

lên 8 6,1 10 7,4 12 7,7 14 8,2

Chứng chỉ 98 74,2 119 85 136 87,7 151 88,8

Khác 26 19,7 11 7,6 7 4,6 5 3

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự) Hiện nay số lao động tại công ty 19-5 có trình độ ngoại ngữ đại học trở lên là 25 cán bộ chiếm 14,7%, tỷ lệ lao động có trình độ ngoại ngữ đại học chiếm tỉ lệ thấp, tỷ lệ có tăng qua các năm từ 2016-2019 nhưng không đáng kể. Năm 2019 số nhân viên có trình độ được cấp chứng chỉ (A, B, C) là 71,8% và còn lại 13,5% so với năm 2016 thì số nhân viên có chứng chỉ đã tăng lên 7,4%.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đều tăng liên tục theo các năm nên việc đội ngũ công nhân viên thành thạo ngoại ngữ là rất cần thiết. Mặc dù tỷ lệ cán bộcó trình độ ngoại ngữ được cấp chứng chỉ(A, B, C) khá cao nhưng tỷ lệ cán bộcó trình độ ngoại ngữ đại học trở lên còn thấp và còn một số cán bộ chưa có chứng chỉ nên đội ngũ công nhân viên tại Công ty cần tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình để có thểđápứng tốt được các yêu cầu trong tương lai.

Vềtrình độ tin học thì năm 2019 trên 85% cán bộđều sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Bên cạnh đó, vẫn còn một số cán bộchưa đạt trình độ tin học chiếm 3% nên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Nhận thấy số lao động có chứng chỉ tăng lên từng năm từ 2016-2019 tỉ lệ tăng 14,6%. Số lao động không có chứng chỉ giảm chứng tỏ người lao động đã quan tâm hơn về việc học hỏi máy tính để thuận tiện hơn trong công việc, trong thời đại hội nhập quốc tế nhưng tỉ lệ này vẫn cao vì trong thời đại công nghệ thông tin lên ngôi thì mọi người đều cần phải biết sử dụng cơ bản máy tính để công việc đạt hiệu quả cao hơn làm việc không thủ công, máy móc nữa.

- Thứ hai về các kỹnăng khác

Bên cạnh kỹnăng về tin học văn phòng, ngoại ngữ các kỹnăng khác hỗ trợ trong quá trình làm việc cũng vô cùng cần thiết. Số lượng lao động được đào tạo về kỹnăng quản lý, kỹnăng làm việc nhóm, quản lý thời gian, thuyết trình, trong công ty có tăng trong thời gian qua, nhưng còn chiếm tỷ lệ thấp.

Kỹ năng quản lý, lãnh đạo, thuyết trình quan trọng đối với nhóm quản lý, lãnh đạo còn kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian rất cần thiết đối với đội ngũ nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất. Còn kỹnăng về quản lý thời gian thì đối tượng nào cũng cần để sắp xếp công việc hợp lý, khoa học thực hiện công việc đúng deadline nhưng vẫn đạt năng suất cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty 19 5, bộ công an (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)