1.2. Tổng quan về nhãn hiệu
1.2.3. Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một Hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thành viên.
Nghị định số 63/ CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 (Bộ Luật dân sự Nước CHXHCN Việt Nam) cho rằng: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hóa được tập thể, các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng.
Trong đó, mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định” [22].
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa/ dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó” [23].
Trong luật Sở hữu trí tuệ của hầu hết các nước trên thế giới đều có những điều khoản về quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu
tập thể thường được định nghĩa: “Nhãn hiệu tập thể là các dấu hiệu phân biệt nguồn gốc địa lý, nguyên vật liệu, mô hình sản xuất hoặc có các đặc tính chung khác của hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau cùng sử dụng nhãn hiệu tập thể. Chủ sở hữu có thể là các hiệp hội mà các doanh nghiệp là thành viên hoặc chủ thể khác là một tổ chức công hoặc hợp tác xã” [23].
Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu nhất định của các thành viên (thường được quy định trong các quy chế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể). Do đó chức năng của nhãn hiệu tập thể là chỉ dẫn cho công chúng về những đặc tính cụ thể nhất định của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.
Nhãn hiệu tập thể thường được sử dụng nhằm khuếch trương các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định. Trong các trường hợp như vậy, việc tạo ra một nhãn hiệu tập thể không chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước và có thể trên trường quốc tế mà còn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên việc tạo nhãn hiệu tập thể trên thực tế phải đi kèm với sự phát triển các tiêu chuẩn nhất định cùng với chiến lược chung. Khi đó nhãn hiệu tập thể mới trở thành một công cụ hữu hiệu cho phát triển trong nước.
Cần xem xét các sản phẩm có những đặc tính nhất định đặc trưng riêng của người sản xuất ở một vùng nhất định có liên quan tới đời sống, văn hóa, xã hội của vùng. Một nhãn hiệu tập thể có thể được sử dụng để thể hiện các đặc trưng đó và là cơ sở để Marketing các sản phẩm nói trên.
Do đó, nhãn hiệu tập thể có thể coi là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất nhỏ, lẻ, bà con nông dân vượt qua những thách thức vì quy mô nhỏ và tạo lập thị trường.
b. Đặc điểm của nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể cũng có những đặc tính như một nhãn hiệu nói chung. Để xem xét đặc tính của nhãn hiệu tập thể cần phải xem xét dưới các giác độ khác nhau như là một sản phẩm, một tổ chức, một con người, một biểu tượng. Nhãn hiệu cũng
có thể được coi như một tổ chức. Khi xét trên phương diện này thì nhãn hiệu có thể xem xét là những đặc tính của tổ chức.
Về đặc tính xem xét với giác độ con người, ta thấy rằng nhãn hiệu cũng có thể được cảm nhận với cá tính vượt trội, tính cạnh tranh độc đáo… Những cá tính này thể hiện những nhãn hiệu mạnh qua các cách khác nhau.
Một biểu tượng cũng là một khía cạnh xem xét của nhãn hiệu tập thể.
Biểu tượng thể hiện dấu hiệu, gợi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng.
c. Quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể
Sơ đồ sau đây là quy trình chung để xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể:
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu tập thể d. Các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với Nhãn hiệu tập thể
+ Điều kiện bảo hộ: Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây (điều 72 Luật SHTT):
+ Nhãn thấy được: Thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
+ Có khả năng phân biệt: Có thể dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác (Theo quy định tại điều 74 Luật SHTT).
Nhãn hiệu tập thể
Các thành viên (Bước 1)
Chọn nhãn hiệu (Bước 2)
Luật sử dụng nhãn hiệu tập thể (Bước 3) Bảo vệ nhãn
hiệu tập thể (Bước 4) Xác định thẩm
quyền nhãn hiệu tập thể (Bước 5)
Quản lý và phát triển nhãn hiện tập
thể (Bước 7)
Quảng bá, khuyếch trương nhãn hiệu
(Bước 6)
- Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể: Quyền nộp đơn đăng ký NHTT thuộc về tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. Trường hợp nhãn hiệu chứa chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể tại địa phương tương ứng với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý đó có quyền nộp đơn (điều 87 - Luật SHTT).
+ Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:
- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm các tài liệu sau (điều 100, 104 Luật SHTT; điểm 7.37 Thông tư số 01):
- Tờ khai: theo mẫu quy định.
- Mẫu nhãn hiệu: 9 mẫu, đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ, có ảnh chụp hoặc hình vẽ phối cảnh nếu nhãn hiệu là hình ba chiều;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể: Quy chế phải có đủ nội dung tối thiểu theo quy định, bao gồm: tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể; tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
biện pháp xử lý vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu; thông tin về nhãn hiệu và hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; nghĩa vụ của người được sử dụng nhãn hiệu;
quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu.
- Chứng từ nộp lệ phí.
Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả rõ ràng nêu rõ nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể; các yếu tố cấu thành; ý nghĩa của nhãn hiệu. Danh mục hàng hoá, dịch vụ phải được nêu rõ và xếp nhóm phù hợp theo bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ
+ Sở hữu và sử dụng nhãn hiệu tập thể:
- Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể là tổ chức tập thể (được thành lập theo pháp luật, gồm nhiều tổ chức, cá nhân thành viên tự nguyện gia nhập, hoạt động độc lập với nhau nhưng tuân theo điều lệ và các quy tắc hoạt động chung của tổ chức tập thể - cá thể là Hiệp hội; Hợp tác xã; Tổng công ty,…) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
- Tổ chức tập thể sở hữu nhãn hiệu cho phép các thành viên sử dụng nhãn hiệu theo quy chế chung; Các thành viên sử dụng NHTT phải được sự đồng ý của tổ chức tập thể và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu;
- Quản lý nhãn hiệu tập thể: Tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện việc quản lý nhãn hiệu căn cứ vào quy chế sử dụng nhãn hiệu đó được các thành viên thống nhất áp dụng.