Phân tích SWOT đối với sản xuất cà phê của huyện Mường Ảng

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể của hộ trồng cà phê huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 56 - 60)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê huyện Mường Ảng

3.2.4. Phân tích SWOT đối với sản xuất cà phê của huyện Mường Ảng

S1 Sản xuất cà phê đã phát triển dần theo hướng nâng cao chất lượng;

S2 Có tiềm năng về diện tích đất nông nghiệp cho phát triển cà phê chất lượng cao;

S3 Có nhiều tiềm năng khác trong phát triển cà phê: Về thổ nhưỡng, khí hậu, kinh nghiệm canh tác cây cà phê lâu năm.

S4 Có “thương hiệu” trên thị trường tiêu dùng.

Điểm yếu (Weaknesses):

W1 Sản xuất vẫn mang tính tự phát, chưa quy vùng sản xuất rõ ràng;

W2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức thị trường của người dân còn thấp;

W3 Chưa gắn kết được sản xuất với công nghiệp chế biến, chưa có nhiều sản phẩm xuất khẩu;

W4Công tác sản xuất giống cà phê chưa được quan tâm nhiều;

W5 Đa số người dân còn thiếu thông tin thị trường, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ…

W6 Thông tin về khoa học kỹ thuật về giá cả thị trường còn chưa sâu sát tới từng hộ;

W7 Hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế;

W8 Cơ cấu giống cà phê chất lượng cao còn thấp;

W9 Thiếu vốn sản xuất;

Thách thức (Threats):

T1 Thị trường các yếu tố đầu vào biến động phức tạp, không có lợi cho người sản xuất;

T2 Yêu cầu chất lượng và vệ sinh thực phẩm ngày càng cao hơn;

T3 Sự cạnh tranh của các sản phẩm cà phê trong và ngoài nước

Cơ hội (Opportunities):

O1 Nhu cầu về cà phê của huyện, tỉnh và các tỉnh khác còn lớn và khả năng sẽ tiếp tục tăng;

O2 Phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá đang được nhà nước khuyến khích phát triển;

O3 Tiếp cận được với nhiều nguồn vốn vay mới;

O4 Thông tin thị trường đang dần đầy đủ hơn.

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Phân tích cặp:

 Cặp ST:

• S1S2S3S4T1: Việc sản xuất cà phê theo hướng nâng cao chất lượng, đồng thời được thiên nhiên ưu đãi, có đủ điều kiện về diện tích đất trồng cà phê, được người tiêu dùng đánh giá cao và ưa chuộng, giúp cho vùng cà phê Mường Ảng có đầy đủ điều kiện để trở thành một vùng trồng cà phê đặc sản có thương hiệu riêng. Nếu có thương hiệu, các cơ quan chuyên trách, quản lý sẽ tìm ra nguồn đầu vào ổn định và phù hợp nhất với việc sản xuất cà phê đặc sản. Cho dù giá cả đầu vào có biến động cũng không ở mức khiến cho người nông dân phải lao đao như khi chưa có một thương hiệu và một đơn vị chủ quản thương hiệu.

• S1T2: Phát huy điểm mạnh là sản xuất cà phê theo hướng nâng cao chất lượng, người dân địa phương trong quá trình sản xuất phải chú ý thực hiện đúng các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Chỉ có việc áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật tăng năng suất không là chưa đủ, phải làm sao để sản phẩm cà phê làm ra dư lượng thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ … ở mức thấp nhất, chất lượng được đảm bảo.

• S3T2: Như đã phân tích ở trên, tính chất đặc trưng về khí hậu, thời tiết, đất đai … đã tạo nên tính đặc thù về chất lượng của cà phê Mường Ảng. Do đó trong sản xuất phải làm sao để những nét đặc trưng này không những không bị suy giảm, mà còn tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong đó quan trọng và gây ảnh hưởng nhiều nhất là khâu chăm sóc và phun thuốc cho cà phê.

 S1S2S3S4T3: Tận dụng triệt để các điểm mạnh để tiến tới xây dựng một thương hiệu riêng cho cà phê Mường Ảng. Từ đó giảm được chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

 Cặp WO:

• W1W2O2: Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất cà phê theo hướng hàng hóa, chính vì thế người nông dân phải tự nâng cao

trình độ của mình để tiến tới quy hoạch được vùng trồng cà phê có giá trị cao.

• W5O1O4: Cơ hội đặt ra cho nông dân về thị trường tiêu thụ là rất lớn, khi mà nhu cầu cà phê của người dân đang ngày càng cao về mặt chất lượng. Xu hướng của người tiêu dùng là sẽ tiến tới tiêu dùng các loại sản phẩm từ cà phê có chất lượng. Đó là nhu cầu chung không chỉ ở tỉnh Điện Biên mà còn là của cả các tỉnh khác, các quốc gia khác. Nhà nước đang đẩy mạnh công tác thông tin cho nông dân biết điều chỉnh hướng sản xuất, tính toán chi phí đầu vào, đầu ra cho hợp lý. Do đó việc nông dân thiếu thông tin về thị trường đã và đang được cải thiện rất nhiều. Một khi đã nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường họ có thể mở rộng đầu tư, quy mô sản xuất nhằm đạt tới mức thu nhập như mong muốn.

• W9O3: Nhu cầu về vốn của nông dân để phát triển sản xuất cà phê là rất lớn. Họ thường thiếu vốn trong ngắn hạn, bởi tính chất thời vụ của việc sản xuất cà phê. Hiện nay các ngân hàng trên địa bàn đang có những chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp cho nông dân, tuy nhiên mức độ cho vay không ổn định. Nếu cà phê Mường Ảng có thương hiệu, có một Hiệp hội đứng ra chịu trách nhiệm hỗ trợ vốn cho nông dân thì vấn đề thiếu vốn sẽ được giải quyết.

3.3. Nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cà phê của huyện Mường Ảng

3.3.1. Nhn thc ca người sn xut cà phê v huyn Mường ng v Nhãn hiu tp th

Thực trạng nhận thức của người sản xuất cà phê về Nhãn hiệu tập thể được thể hiện như sau:

Bảng 3.12. Nhận thức của người sản xuất về nhãn hiệu tập thể

Diễn giải

Số người

được hỏi

Mức độ đánh giá Chưa bao giờ

nghe

Có biết nhưng

chưa hiểu rõ Hiểu rõ SL

(Người) Tỷ lệ(%)

SL (Người)

Tỷ lệ(%)

SL (Người)

Tỷ lệ(%)

Tổng số 90 38 42,22 45 50,00 7 7,78

Quy mô ≤ 0,5 ha 45 20 44,44 22 48,80 3 6,67

Quy mô 0,5-1,0 ha 30 14 46,67 14 46,6 2 6,67

Quy mô ≥ 1,0 ha 15 4 26,67 9 60,00 3 20,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả Bảng 3.12 thể hiện nhận thức của các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh cà phê Mường Ảng về NHTT. Trong tổng số 90 người được hỏi về hiểu biết của họ về NHTT thì có 38 người tương đương với 42,22 % tổng số người được hỏi gần như không biết gì về NHTT, họ chưa bao giờ nghe về NHTT. Có 45 người được hỏi tương đương với 50,0% tổng số người được hỏi có biết về NHTT nhưng lại không hiểu rõ về bản chất của NHTT, chỉ hiểu lờ mờ, và cũng không dành sự quan tâm nhiều. Số người thật sự hiểu về NHTT chỉ có 7 người chiếm 7,78 % tổng số người được hỏi, đa phần những người này là những chủ hộ sản xuất ở quy lớn, là những người trẻ năng động, luôn trăn trở tìm hướng phát triển sản xuất.

Như vậy, nhóm người được hỏi nhận thức về NHTT thì tỷ lệ người được hỏi gần như chưa biết gì về NHTT tương đối cao, chỉ có một số ít người được hỏi hiểu rõ NHTT. Đây là vấn đề đặt ra để tuyên truyền, giải thích cho các hộ về ý nghĩa, tầm quan trọng của NHTT từ đó vận động họ tham gia vào xây dựng NHTT cho cây cà phê của huyện.

Dưới đây là một trong những ý kiến của các hộ về vấn đề xây dựng NHTT cà phê Mường Ảng.

Bảng 3.13. Tổng hợp ý kiến người sản xuất cà phê về xây dựng nhãn hiệu tập thể cà phê Mường Ảng

STT Chỉ tiêu Số ý kiến

(người)

Tỷ lệ (%)

1

Xây dựng thương hiệu Cà phê Mường

Ảng theo NHTT 90 100,00

- Cần thiết 76 84,44

- Không cần thiết 5 5,56

- Khác 9 10,00

2

Tham gia mô hình xây dựng quản lý,

phát triển NHTT Cà phê Mường Ảng 100 100,00

- Có tham gia 72 72,00

- Không 4 4,00

- Khác 14 14,00

3

Đóng góp kinh phí xây dựng, quản lý,

phát triển NHTT Cà phê Mường Ảng 100,00

- Đồng ý 83 92,22

- Không đồng ý 7 7,78

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả Qua bảng 3.13 cho thấy 76 trong tổng số 90 người được hỏi cho rằng cần thiết phải xây dựng Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Cà phê Mường Ảng chiếm 84,44,%. Có 9 người có quan điểm chưa rõ ràng về xây dựng NHTT cho Cà phê Mường Ảng do nhận thức của họ chưa rõ ràng về tầm quan trọng của NHTT mang lại.

Khi được hỏi về việc đóng góp kinh phí xây dựng, quản lý, phát triển NHTT Cà phê Mường Ảng có 83 ý kiến đồng ý đóng góp chiếm 92,22% số người được hỏi. Đây là tín hiệu tốt để địa phương xem xét sớm triển khai đăng ký bảo hộ cho sản phẩm chủ lực và có thế mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể của hộ trồng cà phê huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)