Mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất cà phê cho hoạt động xây dựng NHTT cà phê Mường Ảng

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể của hộ trồng cà phê huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 60 - 64)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê huyện Mường Ảng

3.3.2. Mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất cà phê cho hoạt động xây dựng NHTT cà phê Mường Ảng

Để đo lường mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất Cà phê Mường Ảng cho hoạt động xây dựng NHTT cà phê Mường Ảng trong đề tài sử dụng phương pháp CVM (Contingent Value Method). Với phương pháp này,

coi NHTT cà phê Mường Ảng là một loại hàng hóa đặc biệt. Để sử dụng hàng hóa đặc biệt này người tiêu dùng phải chi trả chi phí là một điều tất yếu. Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra mức sẵn lòng chi trả cho việc xây dựng, phát triển và quản lý NHTT cà phê Mường Ảng theo từng nhóm đối tượng có quy mô sản xuất khác nhau. Kết quả khảo sát được thể hiện như sau:

3.3.2.1. Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô ≤ 0,5 ha

Mức phí bằng lòng đóng góp của nhóm hộ sản xuất quy mô ≤ 0,5 ha được thể hiện qua bảng 3.14. như sau:

Bảng 3.14. Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô ≤0,5 ha Chỉ số của các

mức WTP

Mức bằng lòng đóng

góp WTP (Ng.đ/năm) Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%)

1 0 5 11,11

2 100 6 13,33

3 150 12 26,67

4 200 11 24,44

5 250 6 13,33

6 300 3 6,67

7 350 2 4,44

Tổng 45 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả Qua bảng 3.14 cho thấy: Trong tổng số 45 hộ điều tra thì có 5 hộ không đồng ý đóng góp để xây dựng NHTT cà phê Mường Ảng vì vậy mức bằng lòng đóng góp kinh phí bằng 0.

Có hai mức phí các hộ lựa chọn nhiều nhất là 150 và 200 nghìn đồng/năm.

Bằng phương pháp bình quân gia quyền chúng tôi đã tính toán mức WTP trung bình của nhóm hộ này là 192,5 nghìn đồng/năm. Tổng kinh phí của nhóm hộ này là 7.700 nghìn đồng/ năm.

3.3.2.2. Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô 0,5-1,0 ha Bảng 3.15. Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô 0,5-1ha Chỉ số của các

mức WTP

Mức bằng lòng đóng góp WTP (Ng.đ/năm)

Số hộ (Hộ)

Tỷ lệ (%)

1 0 2 6,67

2 150 10 33,33

3 200 6 20,00

4 250 4 13,33

5 300 4 13,33

6 350 2 6,67

7 400 2 6,67

Tổng 30 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả Qua điều tra 30 hộ thuộc nhóm quy mô 0,5-1,0 ha ta thấy đây là nhóm hộ có nhận thức khá cao trong nhóm điều tra về NHTT. Do đó mức bằng lòng đóng góp cao nhất đã có hộ chấp nhận là 400 nghìn đồng. Các mức mà hộ bằng lòng đóng góp nhiều vẫn ở mức 150 nghìn đến 200 nghìn. Và trong nhóm hộ này vẫn có 2 hộ không bằng lòng đóng góp. Mức bình quân chung kinh phí bằng lòng đóng góp trên một hộ bằng cách tính bình quân gia quyền ta tìm được là 228,5 nghìn đồng. Tổng mức kinh phí bằng lòng đóng góp của nhóm hộ này là 6.400 nghìn đồng.

3.3.2.3. Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô ≥ 1,0 Bảng 3.16. Mức phí bằng lòng góp của các hộ sản xuất quy mô ≥ 1,0 Chỉ số của các mức

WTP

Mức bằng lòng đóng góp WTP(Ng.đ/năm)

Số hộ (Hộ)

Tỷ lệ (%)

1 0 0 0,00

2 200 4 26,67

3 250 3 20,00

4 300 4 26,67

5 350 2 13,33

6 400 1 6,67

7 450 1 6,67

Tổng 15 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Điều tra 15 hộ thuộc nhóm sản xuất này có kết quả được thể hiện ở bảng 3.16 như sau: Mức chấp nhận đóng góp được nhiều hộ chấp nhận ở mức từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. Bình quân nhóm hộ này qua tính toán chấp nhận mức bằng lòng đóng góp là 286,6 nghìn đồng. Như vậy tổng kinh phí nhóm hộ này bằng lòng đóng góp là 4.300 nghìn đồng

Để đánh giá tổng hợp mức bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất chúng tôi tổng kết từ 3 nhóm hộ sản xuất trên. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.17 như sau:

Bảng 3.17. Mức phí bằng lòng đóng góp của nhóm hộ sản xuất Chỉ số của các

mức WTP

Mức bằng lòng đóng góp WTP

(Ng.đ/năm) Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%)

1 0 7 7,78

2 100 6 6,67

3 150 22 24,44

4 200 21 23,33

5 250 13 14,44

6 300 11 12,22

7 350 6 6,67

8 400 3 3,33

9 450 1 1,11

Tổng 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả Qua bảng 3.17 cho thấy với 90 hộ sản xuất điều tra được có tới 83 người được hỏi sẵn lòng đóng góp kinh phí để xây dựng, phát triển và quản lý NHTT cà phê Mường Ảng chiếm 92,22%. Các mức kinh phí bằng lòng đóng góp dao động từ 100 nghìn tới 450 nghìn đồng/ năm. Bằng phương pháp CVM hỏi thì mức bằng lòng đóng góp từ 150 nghìn đến 300 nghìn/năm được nhiều hộ chấp

nhận. Trong đó mức 150 nghìn đồng/ năm các hộ lựa chọn là 22 hộ, chiếm 24,44% là nhóm có sự lựa chọn nhiều nhất.Còn mức từ 400 nghìn đến 450 nghìn chỉ có 4 hộ lựa chọn.

Tóm lại, qua nghiên cứu mức bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất và kinh doanh cho hoạt động xây dựng quản lý NHTT Cà phê Mường Ảng thấy rằng đa số các hộ đã ý thức được trách nhiệm trong vấn đề này. Tuy nhiên do năng lực nên các mức bằng lòng đóng góp có sự khác nhau. Nhìn chung, mức bằng lòng đóng góp còn thấp. Vì vậy huyện cần có giải pháp kêu gọi sự ủng hộ tài chính và pháp luật từ phía cơ quan nhà nước và các tổ chức tài chính khi xây dựng kế hoạch xây dựng, quản lý và phát triển NHTT cà phê Mường Ảng để đảm bảo xây dựng thành công NHTT cho sản phẩm cà phê truyền thống của huyện.

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể của hộ trồng cà phê huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)