Kinh nghiệm xây dựng NHTT trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể của hộ trồng cà phê huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 32 - 36)

Ấn Độ là quốc gia đóng góp nhiều cho quá trình đưa ra các quy định và điều luật về thương mại và SHTT. Cũng như các quốc gia khác, Ấn Độ sớm quan tâm và đầu tư cho xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm truyền thống, sản phẩm chiến lược quốc gia. Đây là sản phẩm được sản xuất theo bí quyết truyền thống độc nhất tại Ấn Độ. Chè Darjeeling được trồng trên các dãy núi có độ cao từ 700 - 2.000m so với mặt nước biển, nằm trong vùng núi Kanchenjunga tuyết bao phủ, nhiệt độ thấp.

Với các mục tiêu: chống lại việc lạm dụng tên gọi Darjeeling của các sản phẩm chè không có nguồn gốc hoặc bị pha trộn chè Darjeeling trên thị trường;

Phân phối sản phẩm chè Darjeeling chính hiệu đến với người tiêu dùng; Xây dựng một hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất cũng như bảo hộ cho sản phẩm chè Darjeeling, Uỷ ban Chè của Ấn Độ đã được Chính phủ Ấn Độ cho phép tiến hành bảo hộ cho sản phẩm chè này. Theo đó, Uỷ ban chè sẽ sử dụng luật bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu thương mại để đăng ký và Logo của chè Darjeeling đã được đăng ký thành công năm 1986. Đến năm 2004 chè Darjeeling được bảo hộ.Với sản phẩm đặc sản ưu thế này, được bảo hộ CDĐL không chỉ ở Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới, mỗi năm ngành xuất khẩu chè Darjeeling đem lại cho Ấn Độ 30 triệu USD.

Quá trình bảo hộ chỉ cho các sản phẩm chè Darjeeling đặc sản của Ấn Độ cho chúng ta một số kinh nghiệm quý giá đó là:

- Phải lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp với điều kiện luật pháp trong nước và quốc tế.

- Phải lựa chọn được tổ chức có khả năng đưa ra và tiến hành thực hiện những bước đi để bảo hộ cho các sản phẩm địa phương.

- Tổ chức quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu đã được bảo hộ cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh và các tác nhân tham gia trong ngành hàng chè [39].

1.3.2. Xây dng và phát trin nhãn hiu tp th chè Thái Nguvên

Là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng và khí hậu, địa hình có nhiều đồi, đất đai phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chè.

Chính vì vậy, Thái Nguyên đã tập trung đầu tư cho phát triển cây chè, coi đây là một loại cây trồng chủ lực. Từ năm 2000, cây chè đã được xác định là cây công nghiệp chủ lực của tỉnh, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giàu của người nông dân tỉnh Thái Nguyên. Hiện cà phê, Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành phố có diện tích chè lớn nhất của các tỉnh miền núi phía Bắc và đứng thứ hai cả nước (đứng sau tỉnh Lâm Đồng). Cây chè được trồng hầu hết ở các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Thái Nguyên.

Trong đó, tập trung nhiều ở các huyện Đại Từ (khoảng 4.000 ha), Phú Lương (gần 3.700 ha), Định Hóa (gần 3.000 ha), Đồng Hỷ (2.500 ha). Diện tích trồng chè của toàn tỉnh Thái Nguyên là trên 16.720 ha/125.000 ha của cả nước. Năng suất chè bình quân đạt trên 70 tấn/ha (cả nước bình quân 55 tấn/ha), sản lượng chè búp tươi đạt 125.000 tấn/năm (xấp xỉ 25.000 tấn khô). Cơ cấu giá trị sản xuất chè chiếm khoảng 13,26% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Những năm gần đây, diện tích và năng suất chè trong tỉnh đã tăng đáng kể, chất lượng giống được quản lý tốt, đa số người trồng chè đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, cồng nghệ chế biến chè của Thái Nguyên vẫn còn lạc hậu, phân tán, chủ yếu chế biến thủ công. Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè chưa thống nhất. Do vậy mà chất lượng sản phẩm chè không đồng đều, khó kiểm soát, các sản phẩm chè chưa đa dạng, thậm chí cùng chất lượng như nhau, nhưng lại có nhiều loại bao bì khác nhau.

Cho đến trước tháng 6 năm 2006, chính quyền địa phương chưa đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng NHTT cho sản phẩm chè nổi tiếng này.

Trước thực tế trên, tháng 7 năm 2006, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên phối hợp với Công ty sở hữu trí tuệ INVENCO tiến hành lập đề cương

“Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên” nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho nông dân cũng như các doanh nghiệp trong vùng trồng chè, đặc biệt

đưa chè Thái Nguyên trở thành hàng hoá xuất khẩu mang tính cạnh tranh cao, tăng giá trị kinh tế của sản phẩm chè. Tháng 9 năm 2006, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt mẫu logo chính thức của NHTT chè Thái Nguyên để hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và giao cho Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đứng tên đăng ký và quản lý, sử dụng NHTT Chè Thái Nguyên sau khi nhãn hiệu được bảo hộ. Ngày 26 tháng 12 năm 2006, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp văn bàng bảo hộ NHTT “Chè Thái Nguyên” cho sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, từ khi được cấp văn bằng bảo hộ, qua thực tế triển khai việc quản lý, khai thác giá trị của NHTT cho thấy còn gặp nhiều khó khăn:

- Việc vận động người trồng chè, các tổ hợp tác và các doanh nghiệp áp dụng đúng quy chế sử dụng NHTT chè Thái Nguyên đã được phê duyệt tại quyết định số 159/2007/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể, các thành viên khi đăng ký sử dụng NHTT phải đáp ứng nghiêm ngặt một số tiêu chuẩn nhu chế biến chè từ nguyên liệu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên; cơ sở sản xuất, chế biến đóng trên địa bàn tỉnh; sản lượng sản phẩm chè ổn định hàng năm đạt từ 1 tấn thành phẩm chè búp khô trở lên; thành phẩm chè sản xuất có chất lượng ổn định,...

- Hiện tại, trong số gần 500 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh chè đăng ký sử dụng NHTT “Chè Thái Nguyên” chỉ mới mới có 15 đơn vị sử dụng nhãn hiệu này cho sản phẩm của mình, gồm 6 tổ hợp tác, họp tác xã, 2 cơ sở sản xuất chế biến, 4 doanh nghiệp tư nhân và 3 hộ làm chè. Hầu hết các hộ làm chè, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè chưa hiểu hết về NHTT “Chè Thái Nguyên” nên chưa biết rõ lợi ích của việc tham gia sử dụng NHTT “Chè Thái Nguyên”. Mặt khác, người trồng chè cho rằng sản phẩm chè Thái Nguyên đã có tiếng từ lâu, nên không cần có nhãn mác hàng hoá vẫn tiêu thụ được. Vì vậy mà nhu cầu dán nhãn NHTT hầu như không có. Bên cạnh đó, hoạt động của Ban Quản lý nhãn hiệu còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp, thành viên.

Ban Quản lý đều là cán bộ kiêm nhiệm, hoạt động không có kinh phí.

Công tác tuyên truyền, quảng bá còn mờ nhạt nên đa số người làm chè không biết được lợi ích của mình khi sử dụng NHTT Chè Thái Nguyên. Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, khoa học của đơn vị được giao quản lý và sử dụng NHTT kết hợp với ý thức của mỗi hộ sản xuất, mỗi doanh nghiệp tham gia sử dụng NHTT [39].

1.3.3. Bài hc kinh nghim cho xây dng NHTT cà phê Mường ng

Tổng kết kinh nghiệm việc tạo lập và quản lý thương hiệu của các nước và Việt Nam chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất: Đối với những sản phẩm đặc thù có nguồn gốc ở các vùng sinh thái khác nhau, phải có sự quan tâm của chính quyền địa phương để bảo vệ nguồn gốc cho các sản phẩm này. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đó sẽ duy trì và phát triển sản phẩm, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế cao cho người sản xuất, khích thích kinh tế phát triển, tạo việc làm cho người lao động.

Thứ hai: Người dân phải thấy được tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với các sản phẩm, từ đó thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật trong sản xuất và mở rộng các thị trường tiêu thụ, gây dựng hình ảnh cũng như uy tín phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng thương hiệu tập thể.

Thứ ba: Phải thành lập những tổ chức Hội hoặc Hiệp hội làm đại diện.

Đồng thời, Đảng và Nhà nước cần có thể chế, chính sách cụ thể hơn trong hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu theo hình thức NHTT. Các cơ quan chức năng, các cơ quan chuyên môn hỗ trợ trong việc tư vấn giúp đỡ xây dựng quy trình chuẩn từ sản xuất đến tiêu thụ một cách khoa học, đảm bảo sự đồng nhất giữa các hộ cùng sử dụng nhãn hiệu chung về chất lượng sản phẩm, về phương thức quảng bá hình ảnh nhãn hiệu đến người tiêu dùng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu xây dựng nhãn hiệu tập thể của hộ trồng cà phê huyện mường ảng tỉnh điện biên (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)