Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Mường Ảng
Huyện Mường Ảng có 9 xã, 01 thị trấn với 139 bản, tổ dân phố trong đó có 8 xã vùng III, 01 xã vùng II, 01 thị trấn vùng I. Huyện có 13 dân tộc cùng chung sống. Dân số toàn huyện gần 45.000 người, trong đó dân tộc Thái chiếm 70,45%, dân tộc Mông chiếm 13,85%, dân tộc Kinh chiếm 11,56%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,92%, còn lại là các dân tộc khác. Nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí thấp và không đồng đều giữa các vùng. Cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều thiếu thốn và chưa được đầu tư đồng bộ.
Tình hình phân bố dân cư không đều ở các xã trong huyện, phần lớn dân số tập trung đông ở các xã nằm ven trục quốc lộ 279 và các tuyến đường liên xã như: Búng Lao, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Ẳng Cang, Thị trấn Mường Ẳng; mật độ dân số bình quân 99,6 người/km2.
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động huyện Mường Ảng
Nếu xét về giới tính thì cơ cấu giới tính trong dân số của huyện khá cân đối và không có sự biến động lớn từ năm 2014 đến 2016; dân số nam chiếm 49,9%, dân số nữ chiếm 50,1%. Nhưng tỉ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn rất cao so với dân số thành thị, thường xuyên dân số nông thôn chiếm tỉ lệ khoảng gần 90%. Xét về lao động thì lao động nữ có tỉ lệ cao hơn lao động nam, trong 3 năm lao động nữ chiếm 50,78% đến 50,73%, lao động nam chiếm 49,27%, điều nay khá phù hợp với xu hướng dân số hiện tại là tỉ lệ sinh thô về giới tính nữ cao hơn nam, nhưng điều đó cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nam ngoài độ tuổi lao động.
Sự khác biệt về lao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm 2016 lao động thành thị chiếm chỉ có 10,45%, trong khi đó lao động nông thôn là chủ yếu chiếm 89,55%. Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Mường Ảng.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Mường Ảng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%) I. Tổng số nhân khẩu 44.179 100 44.979 100 45.736 100 1. Theo giới tính
- Nam 22.156 50,15 22.448 49,9 22.827 49,9
- Nữ 22.023 49,85 22.531 50,1 22.909 50,1
2. Theo khu vực
- Thành thị 4.769 10,8 4.892 10,9 4.954 10,8
- Nông thôn 39.410 89,2 40.087 89,1 40.782 89,2 II. Tổng số lao động 26.853 60,30 27.314 60,72 28.050 61,33 1. Theo giới tính
- Nam 13.218 49,22 13.157 48,17 13.820 49,27
- Nữ 13.635 50,78 14.157 51,83 14.230 50,73
2. Theo khu vực
- Thành thị 2.685 10,5 3.004 11,0 2.930 10,45 - Nông thôn 24.168 89,5 24.310 89,0 25.120 89,55 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2016
3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện
Bảng 3.3 cho thấy bức tranh toàn cảnh về phát triển kinh tế của huyện trong những năm gần đây.
Nói chung, qua 3 năm từ 2014 đến 2016, cơ cấu kinh tế khá cân bằng giữa các ngành sản xuất, tuy ngành NLN và thuỷ sản không còn chiếm vị trí chủ đạo nữa, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thực sự rõ nét. Năm 2014 cơ cấu kinh tế các ngành là: ngành NLN và TS chiếm 38,3%, ngành CN và XD chiếm 13,5%, ngành Dịch vụ và thương mại chiếm 48,2%.
Đến năm 2016 ngành NLN và TS chiếm 33,3%, ngành CN và XD chiếm 19,5%, ngành Dịch vụ và thương mại chiếm 47,2%. Sự chuyển dịch này đã khẳng định xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian qua chưa đạt yêu cầu, tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn chậm, hiệu quả chuyển dịch chưa cao.
Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Mường Ảng theo khu vực kinh tế
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2014 2015 2016 1. Tổng GTSX Tr. đồng 745.258 906.875 894.457 - NLN và TS (giá so sánh năm 2010) Tr. đồng 285.292 366.193 298.249 - CN và XD (giá so sánh năm 2010 Tr.đồng 100.434 166.413 174.191 - Dịch vụ và TM (giá hiện hành) Tr.đồng 359.532 374.273 422.017
2. Cơ cấu % 100 100 100
- NLN và TS (giá so sánh năm 2010) % 38,3 40,38 33,3 - CN và XD (giá so sánh năm 2010) % 13,5 18,35 19,5 - Dịch vụ và TM (giá hiện hành) % 48,2 41,27 47,2 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2016 3.1.2.3. Tình hình thu ngân sách của huyện
Là một huyện nghèo của tỉnh Điện Biên vì vậy thu ngân sách trên địa bàn hàng năm còn khá khiêm tốn mới chỉ xấp xỉ 10 tỷ đồng/năm. Nguồn chi ngân sách của huyện cơ bản là ngân sách được điều tiết từ Trung ương và tỉnh về cho huyện.
Bảng 3.4. Thu ngân sách trên địa bàn huyện Mường Ảng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng thu 413.363,0
5 403.654,00 440.385,50
1. Thu trên địa bàn 9.266,75 9.633,00 9.396,50
- Thu nội địa 9.266,75 9.633,00 9.396,50
- Thu từ kinh tế địa phương 9.266,75 9.633,00 9.396,50 - Thuế TTCN, TN và dịch vụ ngoài QD 7.296,26 4.525,00 4.484,50
- Thuế thu nhập 594,24 668,00 685,00
- Phí và lệ Phí 1.178,75 2.327,00 1.859,00
+ Thu kinh tế địa phương khác 197,50 2.113,00 2.368,00 2. Điều tiết từ ngân sách cấp tỉnh 368.274,6
1 356.398,00 408.067,60
3. Thu khác 35.821,69 37.623,00 22.921,40
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2016 3.1.2.4. Thực trạng ngành giáo dục và y tế của huyện Mường Ảng
a) Về giáo dục
Đến hết năm 2016 huyện có 39 điểm trường, 571 phòng học, với 881 giáo viên và 13.987 học sinh các cấp học. Bảng 3.5 cho thấy phân bố số lượng học sinh ở các cấp học phản ánh còn một bộ phận các học sinh sau khi kết thúc các cấp học Tiểu học và Trung học cơ sở không tiếp tục theo học ở cấp học cao hơn.
Bảng 3.5. Hiện trạng giáo dục huyện Mường Ảng năm 2016 Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Tổng số
Chia theo cấp học
MN TH THCS THPT
Số trường Trường 39 13 13 10 3
Số lớp học Lớp 571 179 240 107 45
Số giáo viên Người 881 212 345 208 116
Số học sinh Người 13.987 3.914 5.250 3.536 1.287 Số HS/giáo viên HS/GV 15,9 18,5 15,2 17 11,09 Số HS/lớp học HS/lớp 24,5 21,87 21,87 33,04 28,6 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2016
Tuy nhiên các lớp học mầm non vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, chủ yếu vẫn là nhà tạm. Nhiều lớp học ở các xã nghèo vẫn phải học ghép lớp, đặc biệt là các cấp học Mầm non và Tiểu học.
b) Về y tế
Các bảng 3.6 và 3.7 cho chúng ta thấy đến hết năm 2016 toàn huyện có 12 cơ sở y tế có 01 bệnh viện và 10 trạm y tế xã, phường, 1 phòng khám đa khoa trực thuộc, có 122 giường bệnh.
Bảng 3.6. Hiện trạng đầu tư ngành Y tế huyện Mường Ảng năm 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
I Số cơ sở y tế Cơ sở 12
1 Bệnh viện Cơ sở 1
2 Phòng khám đa khoa khu vực Cơ sở 1
3 Trạm y tế xã, phường Cơ sở 10
II Số giường bệnh Giường 122
1 Bệnh viện Giường 80
2 Phòng khám đa khoa khu vực Giường 12
3 Trạm y tế xã, phường Giường 30
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2016 Về độ ngũ cán bộ y tế, qua bảng 3.5 cho thấy tổng số cán bộ ngành y tế trên toàn huyện là 155 người trong đó có 42 bác sĩ chiếm 27,1%. Về ngành dược hiện nay có 18 cán bộ ngành dược trong đó 02 dược sĩ có trình độ đại học chiếm 11,1%. Nhìn chung các cơ sở y tế khám chữa bệnh đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nhưng hiện nay các thiết bị phục vụ cho công tác y tế và phục vụ cho việc chăm sóc người bệnh còn thiếu nhiều, lại có tình trạng xuống cấp do chất lượng thiết bị và do quá trình sử dụng.
Bảng 3.7. Cơ cấu đội ngũ cán bộ ngành Y tế của huyện Mường Ảng
STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ lệ (%)
I Số cán bộ ngành y 155 100
1 Bác sĩ và trên đại học 42 27,1
2 Y sĩ, kỹ thuật viên 58 37,4
3 Y tá 55 35,5
II Số cán bộ ngành dược 18 100
1 Dược sĩ cao cấp 2 11,1
2 Dược sĩ trung cấp 16 88,9
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2016 3.1.2.5. Thực trạng nghèo của huyện Mường Ảng
Mường Ảng là đơn vị hành chính mới thành lập trên cơ sở được tách ra từ huyện Tuần Giáo (từ năm 2007), nền kinh tế của huyện còn kém phát triển, điểm xuất phát còn khá thấp so một số huyện khác trong tỉnh Điện Biên.
Bảng 3.8. Tỷ lệ nghèo của huyện Mường Ảng Năm Tỷ lệ chung
(%)
Khu vực
Thành thị Nông thôn
Năm 2014 40,00 8,24 44,85
Năm 2015 54,91 12,11 53,33
Năm 2016 47,75 11,57 36,18
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Mường Ảng năm 2016 Giai đoạn đầu khi huyện mới được chia tách, xuất phát điểm thấp, là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh, tình hình thiên tai, dịch bệnh và suy giảm kinh tế đã tác động, ảnh hưởng lớn đến công tác đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã quyết tâm tập trung nỗ lực phấn đấu và đã hoàn thành vượt mục tiêu giảm nghèo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đề ra giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm.Việc thực hiện các chương trình giảm nghèo
trên địa bàn đã góp phần nâng cao mức sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 68,43%% (đầu kỳ năm 2011) xuống còn 47,75 % năm 2016 là một cố gắng lớn của huyện. Mặc dù vậy qua bảng 3.8 cho thấy, sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới theo hướng nghèo đa chiều,tỷ lệ nghèo của huyện đã tăng từ 40% năm 2014 lên 47,75% năm 2016.