PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH
1.2. T ổng quan về quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp
1.2.6. N ội dung thẩm định cho vay doanh nghiệp
Thẩm định hồ sơ vay vốn là khâu khó khăn nhất và cũng là khâu quan trọng nhất, đòi hỏi năng lực chuyên môn và năng lực phán đoán, phân tích của các CBTD.
Nội dung thẩm định hồ sơ cho vay gồm thẩm định năng lực pháp lý khách hàng vay vốn, thẩm định tình hình SXKD và tài chính hiện tại của doanh nghiệp, thẩm định phương án vay vốn và thẩm định TSBĐ,.. Nội dung chi tiết sẽ được trình bày cụ thể sau đây:
Thẩm định năng lực pháp lý khách hàng vay vốn
Đây là một điều kiện cần của một doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng, là căn cứ để thẩm định các nội dung tiếp theo. Việc thẩm định này bao gồm:
Thứ nhất, trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, CBTD có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự hay không, được thành lập và hoạt động có đúng quy định không, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa... và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành để xem xét khách hàng có đủ điều kiện kinh doanh và vay vốn hay không.
Thứ hai, đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân, cần tìm hiểu rõ về người vay vốn (hoặc người đại diện pháp nhân) về các khía cạnh: Tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, việc tìm hiểu cần tiến hành khéo léo và tế nhị.
Thứ ba, xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.
Thẩm định tình hình SXKD, tài chính của khách hàng
CBTD xem xét hồ sơ tài chính để xem xét tình hình SXKD, khả năng tài chính của doanh nghiệp có đủ mạnh để thực hiện phương án SXKD, đầu tư dự án và trả nợ
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
hay không. Việc thẩm định này sẽ được thực hiện lần lượt bằng cách đánh giá các nội dung như:
Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác. Việc đánh giá cần xem xét các khía cạnh sau:
+ Lĩnh vực kinh doanh: Cần xem xét lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hiểu biết và kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực đó (thường được thể hiện bằng các hợp đồng đã thực hiện hoặc doanh số của hoạt động kinh doanh này), những ưu thế của khách hàng trong lĩnh vực đó. Nếu là lĩnh vực kinh doanh mới cần tìm hiểu khả năng cạnh tranh hoặc khả năng chiếm lĩnh thị trường hoặc khả năng bán hàng.... của khách hàng vay vốn.
+ Sản phẩm: Khách hàng sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì, nhu cầu của xã hội về loại mặt hàng đó tại thời điểm xem xét và có thể dự báo trong tương lai, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm của khách hàng trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó. Ưu thế của sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh so với các đối thủ khác như thế nào, kể cả phương thức bán hàng.
+ Thị trường: Tìm hiểu các thị trường chính và đối tác của doanh nghiệp (đầu vào và đầu ra), phương thức bán hàng và định hướng mở rộng thị trường trong tương lai, các hình thức hỗ trợ khách hàng, đại lý.
+ Đối thủ cạnh tranh: Xem xét các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, các lợi thế và hạn chế của doanh nghiệp so với các đối thủ.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp để thực hiện 4 điểm nêu trên như cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban, phương thức quản lý...
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
+ Thiết bị, công nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phải xem xét đến công nghệ sản xuất đang sử dụng thuộc loại công nghệ nào, những ưu nhược điểm của Công nghệ đó, máy móc thiết bị ra sao có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, của thị trường về mẫu mã, chất lượng, số lượng không.
Khi đánh giá tình hình sản xuất của khách hàng phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng loại và với chính khách hàng trong các giai đoạn trước để thấy được những thành công, hạn chế của khách hàng trong thời gian qua, nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay hạn chế đó từ đó đánh giá khả năng phát triển của khách hàng trong thời gian tới.
Thẩm định tình hình tài chính
Khi vay vốn doanh nghiệp cung cấp hồ sơ tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có đủ năng lực để lập đầy đủ các báo cáo tài chính này. Hơn nữa các báo cáo tài chính mà ngân hàng yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin cho bên ngoài nên các báo cáo này khi soạn thảo có thể khác so với báo cáo được lập trong nội bộ ngân hàng, nên mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp chưa được đảm bảo. Mặc dù ngân hàng yêu cầu cung cấp các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nhưng trong thực tế đại đa số các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi cho ngân hàng đều chưa qua kiểm toán. Vì vậy, thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính là công việc diễn ra thường xuyên của CBTD và họ thường thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu kỹ các số liệu của báo cáo tài chính.
- Sử dụng kiến thức tài chính và khả năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ trong các báo cáo tài chính.
- Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng ngờ trong báo cáo tài chính.
- Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ đã phát hiện.
- Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem lại các tài liệu kế toán gốc.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Kết luận về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp.
Sau khi thẩm định và đánh giá được mức độ tin cậy của các BCTC, CBTD thực hiện phân tích các BCTC. Tình hình tài chính phải được xem xét một cách tỷ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng thường xét đến các chỉ tiêu sau:
Phân tích biến động tài sản, nguồn vốn:
Xem xét cơ cấu biến động chung:
+ Trường hợp tổng tài sản tăng nhưng doanh thu không tăng phải tìm hiểu nguyên nhân có thể do TSCĐ mới đưa vào hoạt động hoặc doanh thu không tăng nhưng lợi nhuận tăng có thể do quản lý về tài chính tốt hơn, giảm chi phí....
+ Những trường hợp tổng tài sản tăng mà doanh thu, lợi nhuận không tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang bị giảm sút giảm phải tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng thay đổi kèm theo các giải pháp.
+ Phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy mỗi loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản, mức độ biến động của mỗi loại tài sản trong kỳ để đánh giá chất lượng tài sản có của doanh nghiệp. Khi phân tích tài sản cần quan tâm đến mức độ đầu tư vào TSCĐ.
Tỷ suất đầu tư = x 100%
Tỷ số này quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và xây dựng vì nó thể hiện được năng lực máy móc, thiết bị có đáp ứng được yêu cầu sản xuất hay không. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì chỉ số này thường thấp.
Xem xét, làm rõ các khoản nợ ngân hàng:
+ Xem xét các khoản nợ của doanh nghiệp với các ngân hàng khác (nếu có) phần nào thể hiện được uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng, đồng thời đây là cơ sở để cân đối khả năng trả nợ khi tính toán thời gian vay.
+ Đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn (nếu có) và phải tìm hiểu, giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Xem xét chi tiết các khoản phải thu, phải trả đối với từng đối tác cụ thể:
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
+ Các khoản phải thu phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và phương thức bán hàng của doanh nghiệp. Quan trọng là phải đánh giá khả năng thu hồi, mức độ uy tín của các bạn hàng và đặc biệt lưu ý đến các khoản nợ đọng kéo dài và các khoản dự phòng không thu được của doanh nghiệp xin vay.
+ Nếu các khoản phải trả quá lớn thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có các khoản nợ dây dưa kéo dài thì cần xem xét lại uy tín.
+ Cân đối các khoản phải thu với các khoản phải trả cho ta thấy doanh nghiệp là đối tượng bị chiếm dụng vốn hay là người đi chiếm dụng. Đây là một cơ sở để tính nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Xem xét về hàng tồn kho:
Cần xem xét tình hình biến động xuất - nhập và tồn kho cả nguyên liệu và hàng hoá của DN nhằm hiểu rõ mặt hàng nào nhập nhiều, mặt hàng nào nhập ít, mặt hàng nào dễ bán, mặt hàng nào khó bán, lượng tồn kho là bao nhiêu và đặc biệt cần tìm hiểu trong số hàng tồn kho có bao nhiêu là hàng ế chậm luân chuyển, bao nhiêu hàng kém chất lượng.
- Các chỉ số tài chính
+Chỉ số khả năng thanh toán và độc lập về tài chính:
Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có đủ thanh toán ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu càng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt.
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với một khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào. Tuy nhiên, chỉ tiên này cao kéo dài dẫn đến lượng hàng tồn kho bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Chỉ số khả năng thanh toán tức thời
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có đủ tiền và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn
Chỉ số này cho biết trong 1 đồng tài sản ngắn hạn có bao nhiêu đồng là tiền và tương đương tiền. Tiền và tương đương tiền càng nhiều thì tính thanh khoản càng cao.
Tuy nhiên, tiền và tương đương tiền quá nhiều ảnh hưởng tới khả năng sinh lời.
Chỉ số khả năng thanh toán nợ dài hạn tổng quát
Chỉ số này cho biết số tài sản dài hạn mà doanh nghiệp có được dùng để trả cho số nợ dài hạn.
Chỉ số nợ =
Chỉ số này cho biết trong tổng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu nợ phải trả.
Chỉ số này càng lớn chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng nợ, doanh nghiệp có nguy cơ gặp rủi ro. Tuy nhiên, cũng thấy được khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp để tạo điều kiện sản xuất kinh doanh.
Chỉ số nợ dài hạn trên tổng tài sản
Chỉ số này càng cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ vốn vay dài hạn, một phần thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh, một phần thể hiện trách nhiệm to lớn của doanh nghiệp.
Chỉ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả =
Chỉ số này càng cao cho thấy nhu cầu thanh toán ngay cho các khoản nợ của doanh nghiệp thấp, nhưng doanh nghiệp phải có kế hoạch thanh toán cho những kỳ tới.
Chỉ số thanh toán lãi tiền vay
=
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Chỉ số này càng cao, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt và khi đó doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán phí lãi vay mà còn thanh toán được nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay được sử dụng có hiệu quả.
+Chỉ số hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản:
Số vòng quay của tài sản =
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận. Chỉ tiêu này thấp thì ngược lại, tuy nhiên chỉ này còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và đặc điểm cụ thể của tài sản doanh nghiệp.
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần =
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản. Chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp.
Số vòng quay của hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư hàng tồn kho vần động không ngừng.
Đó là nhân tố tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Số ngày dự trữ hàng tồn kho=
Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Số vòng quay khoản phải thu=
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể do phương thức thanh toán của doanh nghiệp quá chặt chẽ sẽ làm ảnh hưởng tới lượng hàng tiêu thụ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Kỳ thu tiền bình quân =
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền cũng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời gian của một vòng quay càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều.
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp được nâng cao. Ngược lại chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Thời gian quay vòng của khoản phải trả
=
Thời gian quay một vòng các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp dồi dào. Nếu chỉ tiêu này cao quá dẫn dến doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, công nợ dây dưa kéo dài dẫn, ảnh hưởng tới chất lượng tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
Sức sản xuất của tài sản cố định =
Chỉ tiêu này cho biết đầu tư 1 đồng tài sản cố định thì được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản cố định hoạt động tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Chỉ số khả năng sinh lời:
ROA (Lợi nhuận trên tổng tài sản)
Chỉ số này cho thấy khả năng tạo ra thu thập từ tài sản của doanh nghiệp. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, doanh nghiệp có cơ cấu tài sản hợp lý.
ROS (Lợi nhuận ròng biên)=
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế