PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY
3.1. Nh ận xét quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB Huế
3.1.1. Nh ững kết quả đạt được
Để có chất lượng cho vay có hiệu quả tốt, công tác thẩm định luôn được các NHTM đặt lên hàng đầu. Các NHTM đang nổ lực xây dựng cho mình một quy trình chuẩn phù hợp với quy định của Nhà nước, vừa phù hợp với quy mô, tổ chức của Ngân hàng mình nhằm giảm đi tình trạng cho vay nhưng khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ. Một quy trình chuẩn thực sự có tác dụng khi vừa giảm được tối đa khả năng mất vốn vừa tiết kiệm thời gian thẩm định để đưa ra quyết định cho vay.
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng quy trình thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế, được sự giúp đỡ của các anh chị phòng QHKH và Quản lý tín dụng tôi đã tiếp xúc thực tế, quan sát và tìm hiểu những nội dung cụ thể mà CV QHKH và CBTĐ tiến hành. Qua đó, tôi thấy được quy trình và phương pháp thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB Huế thực sự có chất lượng, linh hoạt và khá chặt chẽ, chính xác, biểu hiện ở các mặt sau:
Tiếp xúc, thu thập hồ sơ khách hàng
- Thông tin, hồ sơ, tài liệu chính là nguồn nguyên liệu phục vụ cho toàn bộ quá trình thẩm định. Do đó, về số lượng cũng như chất lượng và tính kịp thời của thông tin có tác động rất lớn tới chất lượng thẩm định. Nắm được tầm quan trọng đó, tại NHTM CP Quân đội nói chung và chi nhánh Huế nói riêng đã có quy định về các về hồ sơ tài liệu khá đầy đủ và phân loại rõ ràng theo thời hạn vay: Hồ sơ thu thập đối với món vay ngắn hạn, hồ sơ thu thập đối với món vay trung và dài hạn. Mục đích của việc phân loại nhằm thu thập đúng và đủ các hồ sơ cần dùng trong quy trình thẩm định đối với các món vay.
- CV QHKH và CBTĐ trong quá trình thẩm định chịu khó thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: CIC, internet, báo cáo nghiên cứu, sử dụng các thông tin
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
tham khảo nếu có món vay với mục đích tương tự nhau,….để nhằm đưa ra các nhận xét, đánh giá chính xác nhất.
- Việc thu thập, hồ sơ tài liệu có sự sáng tạo và tiết kiệm thời gian. Thay vì với tất cả các khách hàng đều thu thập đầy đủ hồ sơ tài liệu mỗi khi vay vốn thì tại NH chỉ thu thập tất cả những thông tin tài liệu của những khách hàng mới quan hệ vay vốn lần đầu. Những khách hàng cũ thì thu thập từ khoảng thời gian mà khách hàng đã ngừng giao dịch với NH tới thời điểm hiện tại.
- CV QHKH đã có những biện pháp cụ thể và rõ ràng đối với những trường hợp rủi ro khi thu thập hồ sơ, tài liệu của khách hàng không như ý muốn.
- CV QHKH có ý thức cao thu tập tài liệu, đốc thúc khách hàng nộp đủ hồ sơ đúng thời gian để tiến hành thẩm định. Thực hiện đúng theo quy định về trình tự kiểm tra các tài liệu. Được rèn luyện trong môi trường có kỷ luật tốt, CV QHKH và CBTĐ có tinh thần làm việc nghiêm túc, tính kỷ luật cao, hăng say làm việc và có khả năng nhạy cảm trong công việc. Điều này giúp rất nhiều trong cách duy trì mối quan hệ đối với khách hàng.
Thẩm định các nội dung
- Ở NHTM CP Quân đội thực hiện thẩm định các nội dung khá chặt chẽ do tách biệt thực hiện thẩm định cho cả 2 phòng QHKH và Quản lý tín dụng. CV QHKH mặc dù làm nhiệm vụ bán hàng, tiếp xúc nhu cầu của khách hàng sau đó kiểm tra, tính toán và thẩm định lại một số chỉ tiêu nhằm đưa ra đề xuất. Tuy công việc của CV QHKH không đi sâu vào chuyên môn thẩm định cho vay thực sự, nhưng nó lại giúp tạo tiền đề cơ sở giúp CBTĐ có cái nhìn tổng quát và tiến hành thẩm định đúng hướng và cụ thể hơn. Hơn nữa, 2 bộ phận thực hiện cùng một nhiệm vụ nhằm khắc phục rủi ro CV QHKH vì áp lực chỉ tiêu mà lỏng lẻo trong việc kiểm tra, đánh giá để đưa ra đề xuất cho vay những khách hàng không đủ điều kiện cho vay. CBTĐ là bộ phận được coi là rào cản, độc lập thực hiện công việc thẩm định mà không chịu bất cứ áp lực nào nên có cái nhìn khách quan, công bằng và chính xác hơn đối với khách hàng vay vốn.
Mặt khác, kết quả đề xuất của 2 bộ phận này sẽ được Ban Giám đốc phê duyệt có hiệu lực ngang nhau nên sẽ có tác động tới tính hiệu quả về khả năng làm việc của CV QHKH và CBTĐ.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Trong mỗi nội dung thẩm định, các công việc được thực hiện rõ ràng và tách bạch với nhau, từ thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tính khả thi của phương án kinh doanh đến thẩm định TSBĐ đều được thực hiện một cách tuần tự và riêng biệt sau đó tổng hợp thành Báo cáo đề xuất, Báo cáo thẩm định, Báo cáo thẩm định TSBĐ.
- Thẩm định khách hàng vay vốn, CV QHKH và CBTĐ có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao, đội ngũ nhân sự trẻ, đa số có kinh nghiệm làm việc từ 5-10 năm trong công tác thẩm định. Do đó, với trình độ và kinh nghiệm lâu năm CV QHKH, CBTĐ có thể linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn thông tin, am hiểu sâu rộng trong các ngành nghề kinh doanh của các khách hàng, vận dụng các phương pháp thẩm định phù hợp với từng chỉ tiêu, tiếp xúc, khảo sát nơi hoạt động của khách hàng một cách tốt nhất. Kinh nghiệm và khả năng về giao tiếp xã hội là điều kiện cần thiết giúp thu thập đầy đủ thông tin khách hàng và đánh giá được năng lực pháp lý và tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, phương án vay vốn và tài sản bảo đảm.
- CV QHKH đã sử dụng có hiệu quả thông tin từ CIC để tìm hiểu tình hình vay vốn của khách hàng tại NH và các TCTD khác. Điều này ngoài việc đem lại sự hiểu biết nhất định về uy tín của khách hàng mà còn hỗ trợ cho công việc tính toán nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
- Việc phân tích tài chính của khách hàng, CV QHKH và CBTĐ đã có sự kiểm tra mức độ tin cậy của các BCTC trước khi thực hiện vào công việc tính toán và đánh giá. Điều này tạo nên sự chắc chắn về các con số được tính toán ra là hoàn toàn đáng giá và thể tin tưởng được. CV QHKH đã biết vận dụng các công thức tính toán các chỉ tiêu tài chính, sử dụng số liệu từ các BCTC một cách chính xác. Có kiến thức chắc chắn về phân tích BCTC để có căn cứ đưa ra đánh giá khách quan. Mặc dù không đi sâu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu mà chỉ chú trọng phân tích các khoản mục quan trọng liên quan tới đặc thù kinh doanh của khách hàng, nhằm đưa ra những đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.Vận dụng linh hoạt phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá tình hình hoạt động, mức tăng trưởng, khả năng tài chính của khách hàng.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- CBTĐ đã coi trọng yêu cầu kiểm soát về tài chính của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro xảy ra trong tương lai bằng cách theo dõi sát tình hình kinh doanh và tài chính qua các năm khách hàng vay vốn.
- Đối với thẩm định phương án SXKD, thẩm định rất nhiều khía cạnh như:
Tính khả thi của phương án, tính hiệu quả của phương án, nguồn trả nợ, nhận định rủi ro và các biện pháp phòng ngừa...Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một mặt cụ thể của phương án, tổng hợp các nội dung này CV QHKH và CBTĐ có được sự đánh giá toàn diện của phương án. Trong quá trình thẩm định không phải cùng một lúc thẩm định được tất cả các nội dung mà thực hiện qua các bước, có thể kết quả của bước trước làm cơ sở để phân tích các bước sau. Ví dụ: Sau khi xem xét tính khả thi của phương án, CBTĐ thực hiện việc tính toán hiệu quả của dự án và kế hoạch cho vay, nguồn thu nợ. Như vậy, tại Ngân hàng đã có một quy trình thẩm định khoa học, toàn diện, sát với thực tế. Hơn nữa, quy trìnhvận dụng linh hoạt, không máy móc, rập khuôn. Đối với những phương án nào thì cần đánh giá những nội dụng gì, tránh mất thời gian và đánh giá những nội dung không ý nghĩa. Ngoài ra, việc vận dụng các phương pháp thẩm định khá linh hoạt. Ví dụ, phương pháp dự báo được sử dụng trong ước tính các con số doanh thu, chi phí, lợi nhuận khi có các yếu tố đầu ra, đầu vào cho dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy sử dụng khi các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án biến động mạnh so với cung cầu thị trường.
- Đối với thẩm định tài sản đảm bảo, tại NH đã có những quy định cụ thể về các loại tài sản và cách thức thẩm định. Bộ hồ sơ về TSBĐ được yêu cầu khá đầy đủ đối với từng loại tài sản nhằm tránh các rủi ro, sao cho tài sản đạt nhiều rào cản để nắm chắc nhất, NH có lợi nhất. Cách thức định giá khá chi tiết đối với từng loại tài sản, mang lại độ chính xác và hợp lý cao.
- Việc thẩm định TSBĐ đã được thực hiện do một bộ phận thẩm định độc lập đó là MBAMC. Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chuyên sâu nên bộ phận này có thể đánh giá được chính xác và giảm thiểu rủi ro đối với những tài sản mà CV QHKH, CBTĐ không đủ khả năng thẩm định.
- Do phần lớn các tài sản bảo đảm là hình thành từ nguồn vốn cho vay nên CV QHKH, CBTĐ đã thu thập được các hóa đơn mua tài sản từ nhà cung cấp để làm
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
căn cứ định giá. Hơn nữa, tính thận trọng cần thể hiện ở chỗ các yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản và để Ngân hàng giữ nhằm tránh rủi ro sau này khi thu sản về mà tài sản bị hư hỏng. Ngoài ra, còn đi thực tế để quan quan tính chân thực của tài sản và có biện pháp chụp ảnh tài sản để lưu cùng với hồ sơ TSBĐ.
- CV QHKH khi nhận được đầy đủ hồ sơ và tài liệu của khách hàng đã tiến hành khoanh cùng phạm vi, ước lượng được thời gian thẩm định và trả lời khách hàng. Tạo cho khách hàng có niềm tin và có kế hoạch để SXKD. Điều này nâng cao uy tín và vị thế cho NH.