PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NHTM CP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ
2.1. T ổng quan về NHTM CP Quân đội
2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ
2.1.3.2. Ch ức năng và nhiệm vụ
- Ban Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải quyết mọi việc trong Ngân hàng, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ngân hàng, theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của Ngân hàng. Giám đốc phụ trách chung về các hoạt động tín dụng thanh toán, kế toán tài vụ, kho quỹ, nguồn vốn, tài sản,…Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc, là người được giám đốc ủy quyền quản lý, điều hành các hoạt động của Ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt, chỉ đạo một số nghiệp vụ cho Giám đốc phụ trách và tham gia bàn bạc với Giám đốc trong phát triền Ngân hàng.
- Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp (QHKH - KHDN) có chức năng:
Duy trì, phát triển và mở rộng mối quan hệ với kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp;
Thẩm định khách hàng: Hướng dẫn, tư vấn khách hàng về phương án sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, đề xuất phương án cung cấp dịch vụ;
Kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ;
Bán chéo sản phẩm;
Phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân (QHKH- KHCN)
Phát triển hoạt động kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, quản trị rủi ro của cá nhân đối với các đối tượng là KHCN theo định hướng, chính sách quy định của Ngân hàng.
Thực hiện các nhiệm vụ khách theo chỉ đạo của khối KHCN tại Hội sở và của Giám đốc Ngân hàng MB Huế về kế hoạch liên quan đến Khối KHCN như phát triển mạng lưới, kênh phân phối, marketing,..
Phối hợp với phòng ban khác của Chi nhánh và các Chi nhánh khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Phòng hỗ trợ Quan hệ khách hàng có chức năng:
Lập hợp đồng thế chấp, tín dụng, các văn bản liên quan đến công tác giải ngân;
Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo. Giải ngân, thu nợ gốc, lãi, phí, theo dõi trả nợ gốc, lãi, phí.
Xử lý các vấn đề phát sinh: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,..
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Quản lý, lưu trữ hồ sơ tín dụng.
+ Bộ phận thẻ: Tổ chức triển khai, phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của cá nhân theo chỉ tiêu kế hoạch tổng giám đốc giao hàng năm. Quản lý giám sát hoạt động kinh doanh thẻ của cá nhân.
+ Bộ phận hành chính – tổng hợp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác tổ chức và cán bộ: Hành chính tổng hợp; triển khai quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chi nhánh và quyến lợi, nghĩa vụ của cá nhân cán bộ nhân viên trong Ngân hàng biết để thống nhất thực hiện.
Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ nhân viên, công tác tổng hợp, hành chính;
văn thư, lưu trữ, lễ tân; công tác bảo vệ an ninh trật tự, tài sản của Chi nhánh thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.
- Phòng quản lý tín dụng: Tái thẩm định hồ sơ vay vốn, tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tín dụng; quản lý và xử lý nợ xấu. Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại MB Huế, giúp việc cho Giám đốc, phòng Kinh doanh trong các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng. Tập hợp, lập các báo cáo phục vụ cho công tác quản trị, điều hành, xây dựng chiến lược, cơ cấu, giới hạn tín dụng. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng và giao kế hoạch kinh doanh cho các phòng ban.
- Phòng Dịch vụ khách hàng: Bao gồm sàn giao dịch và kho quỹ.
+ Bộ phận kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi quỹ và chi tiền mặt, bảo quản tiền tại kho theo quy định của giám đốc hoặc người được ủy quyền.
+ Sàn giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân dưới các hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám đốc giao.
Quản lý, phát triển và khai thác tối đa nhu cầu tiềm năng của khách hàng trên địa bàn mình quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Ngân hàng..
- Các phòng giao dịch: Hoạt động như chi nhánh nhưng với quy mô nhỏ, chịu sự quản lý và điều hành của MB Huế.
Nhìn chung, cơ cấu bộ máy quản lý của MB Huế khá hợp lý và gọn nhẹ. Các phòng ban được phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng và đảm nhận chuyên biệt trong bộ máy. Cách tổ chức như thế khá hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành các
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
quyết định, đồng thời dễ dàng phát hiện ra sai sót trong các khâu thực hiện, giúp cho MB Huế nhanh chóng khắc phục nhược điểm và hoàn thiện công tác thực hiện của mình.
2.1.5. Tình hình lao động
Con người luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. “Cơ sở vật chất dù có hiện đại và giàu có đến mức nào, nếu không có con người sử dụng hoặc sử dụng không tốt thì vô dụng và nhiều khi có hại”. Nhận định này khẳng định vai trò hết sức quan trọng của con người. Yêu cầu cấp bách và thật sự cần thiết của đội ngũ lao động đối với hoạt động của ngân hàng MB Huế hiện nay là đòi hỏi có sự thay đổi cả về chất và lượng của cán bộ nhân viên. Chính vì vậy, việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực luôn được các cấp lãnh đạo coi trọng đúng mức.
Từ bảng số liệu, nhìn chung tình hình lao động ở MB Huế khá ít và giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2013 giảm 2 người so với năm 2012 và tiếp tục giảm thêm 1 người nữa vào năm 2014. Chi nhánh đang tăng cường nâng cao chất lượng nhân sự, cắt giảm những nhân viên làm việc không hiệu quả, khả năng không đáp ứng yêu cầu công việc.
Về phân loại lao động theo trình độ học vấn: Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lao động và thường chiếm tỷ trọng trên 90%. Tuy nhiên, giảm mạnh là 13 người vào năm 2013 đến 2014 tiếp tục giảm thêm 1 người. Nguyên nhân do năng lực của nhân viên không đáp ứng được yêu cầu công việc và gặp phải áp lực lớn khi làm ngân hàng khiến nhân viên phải từ bỏ công việc. Trong khi đó, lao động có trình độ cao đẳng, phổ thông tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó sự tăng lên rõ rệt vào năm 2013, lao động cao đẳng tăng 2 người còn lao động phổ thông thì chỗ không có người nào đã lên tới 3 người.
Về phân loại theo giới tính: Nam và nữ trong chi nhánh có tỷ trọng xấp xỉ nhau, tuy nhiên nữ vẫn có số người nhiều hơn. Mặt khác, xu hướng lao động nam có xu hướng giảm đều qua 3 năm từ 32 người xuống còn 28 người, lao động nữ không có biện động lớn nhưng tăng thêm 1 người. Nguyên nhân do hầu hết các lao động nam đều làm từ các phòng tín dụng, áp lực công việc lớn và yêu cầu công việc phải đáp ứng cao nhiều nhân viên nam không thể tiếp tục được công việc như mong muốn.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 1: Tình hình lao động tại MB Huế giai đoạn 2012- 2014
ĐVT: Người Chỉ tiêu 2014 2013 2012 2014/2013 2013/2012
SL % SL % SL % SL % SL %
Tổng số 62 100 63 100 65 100 -1 -1,6 -2 -3,1 Phân theo trình độ học vấn
Đại học, trên đại học 56 90 57 90,4 64 98,5 -1 -1,6 -13 -20 Cao đẳng, trung cấp 3 4,8 3 4,8 1 1,5 0 0 2 200
Phổ thông 3 4,8 3 4,8 0 0 0 0 3 -
Phân loại theo giới tính
Nam 28 45 30 47,6 32 49,2 2 6,7 2 6,3
Nữ 34 55 33 52,4 33 50,8 -1 -3,1 0 0
( Nguồn: Bộ phận Hành chính- Tổng hợp MB Huế) 2.1.6. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012- 2014
2.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn
Tài sản - Nguồn vốn được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô hoạt động của Ngân hàng. Nó phản ánh thế mạnh, tiềm lực và mang lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Từ bảng phân tích, ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn tại chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 7.490 triệu đồng, tương ứng tăng 0,90%, năm 2014 so với năm 2013 tăng 252.680 triệu đồng tương ứng 30,08%. Đây là dấu hiệu cho thấy chi nhánh đang ngày càng mở rộng quy mô tài sản cũng như quy mô về nguồn vốn của mình trong những năm gần đây. NH cần phát huy được mọi thế mạnh sẵn có của mình.
• Xét theo tổng tài sản:
Ta thấy trong tổng tài sản của chi nhánh có nhóm cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng hơn 50% trong tổng tài sản và không ngừng tăng lên qua 3 năm.
Cụ thể năm 2013 - 2012 tăng 24.551 triệu đồng hay tăng 5,74%, năm 2014 - 2013 tăng 185.191 triệu đồng hay tăng 40,96%.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của MB Huế giai đoạn 2012- 2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2014 2013 2012 2013/2012 2014/2013
GT % GT % GT % +/- % +/- %
Tổng tài sản 1.092.715 100,00 840.035 100,00 832.545 100,00 7.490 0,90 252.680 30,08
- Tiền mặt 84.229 7,71 81.435 9,69 81.325 9,77 110 0,14 2.794 3,43
- Tiền gửi tại NHNN, TCTD 97.058 8,88 98.279 11,70 115.770 13,91 -17.491 -15,11 -1.221 -1,24 - Cho vay khách hàng 637.304 58,32 452.113 53,82 427.562 51,36 24.551 5,74 185.191 40,96 - Tài sản cố định (TSCĐ) 154.021 14,10 108.323 12,90 108.213 13,00 110 0,10 45.698 42,19 - Tài sản có khác 120.103 10,99 99.885 11,89 99.675 11,96 210 0,21 20.218 20,24 Tổng nguồn vốn 1.092.715 100,00 840.035 100,00 832.545 100,00 7.490 0,90 252.680 30,08 - Vốn huy động 1.066.352 97,59 801.256 95,38 780.112 93,70 21.144 2,71 265.096 33,09 - Vay từ NHNN và TCTD 4.781 0,44 15.073 1,79 24.291 2,92 -9.218 -37,95 -10.292 -68,28 - Vốn và các quỹ 13.910 1,27 10.469 1,25 12.889 1,55 -2.420 -18,78 3.441 32,87 - Tài sản nợ khác 7.672 0,70 13.237 1,58 15.253 1,83 -2.016 -13,22 -5.565 -42,04 ( Nguồn: Bộ phận Hành chính- Tổng hợp MB Huế)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Điều này do nghiệp vụ cho vay mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NH nên NH ngày càng mở rộng để mang lại lợi nhuận cho NH. Các chỉ tiêu khác như tiền mặt, TSCĐ cũng tăng trong 3 năm. Riêng tiền gửi tại NHNN và TCTD khác có xu hướng giảm. Cụ thể, chỉ tiêu tiền mặt nhỏ chiếm tỷ trọng dưới 12% trong tổng tài sản, đây cũng là điều hợp lý vì đây là khoản mục không sinh lời, hoặc có sinh lời thì cũng rất ít, dự trữ chỉ để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả cho khách hàng và NH chủ yếu cho vay ngắn hạn lớn nên khả năng chi trả không đáng ngại. Chỉ tiêu TSCĐ cũng tăng do TSCĐ là cơ sở vật chất ban đầu cần thiết cho hoạt động của NH. Chất lượng phục vụ của đơn vị phụ thuộc khá nhiều vào trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các năm gần đây NH ngày càng mua sắm thêm các công nghệ, thiết bị văn phòng và xe phục vụ chuyên chở tiền đi các cây ATM để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả hơn. Đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản có của MB Huế. Chỉ tiêu cuối cùng là tài sản khác có xu hướng tăng rất ít qua 3 năm, vì sau thời kỳ khủng hoảng nhiều NH phải chống chọi với áp lực kinh tế, canh tranh trong và ngoài nước, MB hạn chế đầu tư ra bên ngoài và nếu đầu tư thì cũng đầu tư vào các công ty lớn, làm ăn tương đối ổn định. Vì vậy khoản mục này tăng nhưng tăng rất ít không đáng kể so với tổng tài sản của ngân hàng.
• Xét theo tổng nguồn vốn:
Nguồn vốn của chi nhánh cũng tăng đều qua các năm. Trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động là chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng.
Nếu ngân hàng huy động càng nhiều vốn thì đơn vị càng có khả năng mở rộng quy mô cho vay bởi vì ngân hàng là doanh nghiệp đi vay để cho vay. Vốn huy động từ khách hàng là chỉ tiêu có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 90% tổng nguồn vốn của chi nhánh. Chỉ tiêu này có mức tăng tương đối mạnh qua các năm điều này có thể giải thích bởi 3 lý do: Thứ nhất, là chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp, đi kèm với các chương trình khuyến mãi và thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng để có thể làm tăng quy mô huy động vốn. Thứ hai, khách hàng trên địa bàn rất tin tưởng vào uy tín cũng như năng lực của ngân hàng. Thứ ba, tình hình kinh tế bất ổn nên khách hàng muốn tìm kênh đầu tư an toàn nhất cho mình là NH thay vì các kênh đầu tư khác.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Chỉ tiêu vốn vay từ NHNN và TCTD, tài sản nợ khác có xu hướng giảm và giảm đáng kể trong năm 2014, cho thấy NH đã chủ động được nguồn vốn của mình một cách đáng kể thay vì đi vay hay dựa vào hội sở chính.
Chỉ tiêu Vốn và các quỹ, chỉ tiêu này là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu nguồn vốn của bất cứ tổ chức kinh tế nào. Nó thể hiệu năng lực bản thân NH mạnh hay yếu. Thực trạng tại MB Huế khoản mục vốn và quỹ chưa cao chiếm khoảng dưới 2% và có xu hướng giảm năm 2013 đây là dấu hiệu không tốt vì có thể chi nhánh đang lơ là đối với các khoản mục vốn điều lệ và các quỹ dự phòng,.. Năm 2014 khoản mục này tăng lên vì sau khi tính được lợi nhuận sau thuế NH phải bổ sung các khoản vốn điều lệ và các quỹ mà năm 2014 MB Huế ăn làm ăn tương đối tốt vì vậy khoản mục này có xu hướng tăng lên.
2.1.5.2 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy cả doanh thu và chi phí đều có xu hướng tăng qua các năm dẫn đến lợi nhuận trước thuế cũng tăng theo. Cụ thể, doanh thu năm 2013 tăng 9.477 triệu đồng so với năm 2012 ứng với tốc độ tăng là 8,42%. Đến năm 2014, con số này vẫn tăng và tăng với tốc độ 2,53 % nhưng chậm lại và thấp hơn so với giai đoạn trước.
Doanh thu tăng chủ yếu là từ nguồn thu từ lãi cho vay và lãi điều chuyển vốn, nhưng do các nguồn thu này có những biến động tăng giảm khác nhau qua các năm dẫn đến doanh thu cũng biến động. Cụ thể, về nguồn thu từ lãi vay chiếm tỷ trọng gần 50% doanh thu có xu hướng tăng qua các năm. Ngân hàng đẩy mạnh các gói sản phẩm, các hình thức cho vay, tăng cường các chiến lược trong kinh doanh với lãi suất cho vay hấp dẫn thu hút khách hàng. Trong lúc đó, thu lãi điều chuyển vốn lại có biến động tăng giảm thất thường. Do khủng hoảng kinh tế khách hàng ồ ạt đi rút tiền, ngân hàng phải điều chuyển vốn để giải ngân nên lãi điều chuyển vốn giảm. Thu từ hoạt động dịch vụ tuy có tỷ trọng nhỏ nhưng có những biến động tăng giảm qua các năm nên cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới doanh thu. Năm 2012-2013 nguồn thu này đang tăng do MB phát triển nhiều sản phẩm liên kết, ứng dụng công nghê như: Bankplus, tiết kiệm số trên eMB, dịch vụ chuyển tiền online,... thì đến năm 2014 lại giảm mạnh xuống do sự canh tranh đầy gay gắt về sản phẩm dịch vụ phục vụ nhiều nhu cầu cho khách hàng từ các ngân hàng khác. Các nguồn thu khác có xu hướng tăng qua 3 năm.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Mặc dù, nguồn thu từ dịch vụ 2013 -2014 giảm nhưng mức giảm nhỏ hơn mức tăng của 3 nguồn thu còn lại nên vẫn làm cho doanh thu giai đoạn này tăng.
Không chỉ doanh thu tăng đều qua 3 năm mà cả chi phí cũng tăng. Trong tổng chi phí, chi phí để trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng lại biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2012-2013 đang trền đà tăng thì đến năm 2014 giảm. Chứng tỏ nguồn huy động vốn chủ yếu của MB Huế là tiền gửi tiết kiệm do đó mà chi phí tiền gửi lớn, thêm vào đó, 2012- 2013 do MB tập trung các giải pháp huy động vốn, có các chính sách huy động vốn phù hợp với từng phân khúc khách hàng bằng cách tạo ra nhiều gói sản phẩm tiết kiệm hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu khách hàng: Tiết kiệm như ý, tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm tích lũy thông minh, tiết kiệm cho con, tiết kiệm Trường An,... thu hút đông đảo khách hàng tham gia làm cho chi phí tăng lên. Tuy vào năm 2014 có giảm nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Chi phí lương cho nhân viên cũng là một thành phần vào tăng tổng chi phí. Mặc dù, tổng số lao động có xu hướng giảm xuống nhưng chi lương vẫn tăng chứng tỏ sự đãi ngộ và mức lương cho nhân viên khá tốt. Chi phí dự phòng tăng, giảm thất thường qua các năm, 2012- 2013 tăng nhưng sang năm 2014 lại giảm. Nguyên nhân 2012-2013 tăng mạnh vì giai đoạn này cho vay nhiều, nhằm đảm bảo tránh rủi ro tín dụng nên chi phí dự phòng cũng lớn, nhưng đến năm 2014 khi tình hình cho vay giảm xuống thì chi dự phòng cũng theo đó mà giảm xuống. Chi các hoạt động khác có xu hướng tăng, năm 2012-2013 đang chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đến năm 2014 tăng vọt lên gần 40,5 tỷ trọng tổng chi phí. Cho thấy, chi phí mà ngân hàng sử dụng cho mục đích hoạt động bảo hiểm, phúc lợi,.... khá nhiều.
Tóm lại, tình hình HĐKD của MB Huế giai đoạn 2012-2014 có nhiều nét khởi sắc, biểu hiện bằng chỉ tiêu lợi nhuận tăng đều qua các năm và có tốc độ tăng nhanh dần. Nếu năm 2012- 2013, lợi nhuận trước thuế tăng 457 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 8,23%, đến năm 2014 tốc độ tăng nhanh lên 9,67% đạt 6.591 triệu đồng.
MB đang cố gắng phát huy nâng cao mức lợi nhuận vào năm 2015 để tổng kết lại triển khai chiến lược phát triển đứng top 3 ngân hàng tại Việt Nam.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế