PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY
3.3. M ột số giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh
Nhằm giúp quy trình thẩm định tại MB Huế ngày càng hoàn thiện và có chất lượng hơn, tôi xin đưa ra một số giải pháp có tính định hướng và mang tính chủ quan của bản thân như sau:
Tiếp xúc, thu thập thông tin khách hàng
- Ở giai đoạn thu thập thông tin khách được cho là tốn khá nhiều thời gian.
Tuy nhiên, do đó NH nên bố trí thành lập nhóm làm việc để có sự phân công trong
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
công việc tạo hiệu quả cao và tăng khả năng làm việc giữa các thành viên. Nhóm thành viên này cần có các thế mạnh và trình độ chuyên sâu đối với từng nội dung thẩm định.
Ngoài ra, việc thành lập nhóm này tăng khả năng kiểm soát lẫn nhau trong quá trình làm việc, tránh gây sai sót và gian lận.
- Đối với BCTC, thông thường CBTĐ chỉ căn cứ vào BCTC do doanh nghiệp cung cấp nhưng rất khó xác định độ tin cậy của nó vì quy chế kiểm toán nội bộ do Bộ tài chính đối với doanh nghiệp chưa mang tính bắt buộc. Do đó, trong những trường hợp nghi vấn Ngân hàng có thể yêu cầu các BCTC đã được kiểm toán, cũng như yêu cầu khách hàng phải giải trình và chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu báo cáo. NH cần biết cách tạo ra thông tin cho riêng mình, thay vì chỉ nhận thông tin từ khách hàng, NH nên chủ động tìm kiếm, làm chủ thông tin để có biện pháp xử lý, khai thác thông tin hiệu quả nhất phục vụ cho quá trình thẩm định. Để đạt hiệu quả cao nhất, MB Huế nên thiết lập một bộ phận chuyên thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng….
- Ngân hàng cần coi trọng công tác tuyển dụng nhân viên: các nhân viên phải có kinh nghiệm ít nhất một năm về các công việc liên quan tới kế toán, tài chính. Có những kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính, thông thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin liên quan tới công việc thẩm định. Có khả năng ăn nới lưu loát và khả năng tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Để có chất lượng thông tin tốt, cần khai thác triệt để thông tin từ trung tâm tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan thông tin đại chúng và truyền thông. Để đảm bảo thông tin chất lượng cao và đầy đủ trong hoạt động đánh giá doanh nghiệp, trong các trường hợp cần thiết Ngân hàng nên đánh giá việc mua thông tin.
Trang bị các thiết bị kết nối với trung tâm thông tin thương mại, thông tin phòng ngừa rủi ro,…
Thẩm định các nội dung:
- CV QHKH cần tuân thủ theo quy định của Ngân hàng về quy trình thẩm định cho vay đối với những khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm tiết kiệm thời gian thẩm định.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Về thẩm định tài chính, CBTĐ cần tính toán, sử dụng các chỉ tiêu tài chính với số lượng nhiều hơn giúp phân tích có cái nhìn sâu sát hơn. Khi phân tích ngoài nêu những biến động tăng giảm của các chỉ tiêu cần đi sâu phân tích nguyên nhân tăng, giảm. Khi đánh giá các chỉ tiêu cần căn cứ không chỉ số liệu tính toán của doanh nghiệp xin vay mà cần phải điều tra các số liệu ngành hoặc số liệu của đối thủ cạnh tranh để xem xét xu hướng biến động rồi đưa ra đánh giá chung. Khi đánh giá chung về doanh nghiệp CBTĐ có thể nghiên cứu theo chiến lược SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để có các nhìn tổng thể và chính xác hơn về khách hàng.
- Nên áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng do số lượng DN đến xin vay ngày càng nhiều, mỗi DN có ngành nghề và loại hình kinh doanh khác nhau, rất phong phú và đa dạng. CBTĐ dù có trình độ cao và kinh nghiệm như sẽ gặp phải hạn chế như thông tin, thời gian,..nên việc áp dụng được hệ thống này là rất hiệu quả. NH có thể tham khảo hệ thống xếp hạng tín dụng của các NH khác để có thể rút ra ưu nhược điểm để xây dựng cho mình hệ thống đạt hiệu quả và hợp lý.
- Ngân hàng cần mở thêm nhiều lớp đào tạo cho các nhân viên mới để họ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn, có tầm hiểu biết nhiều hơn. Thường xuyên có kế hoạch cho nhân viên được đào tạo và đào tạo lại. Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Trang bị thêm kiến thức về pháp luật, thị trường, kinh tế, ngoại ngữ, tin học tạo điều kiện kiện cho họ tự nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Đặt ra những yêu cầu chuyên môn bắt buộc đòi hỏi họ phải đáp ứng. Thường xuyên mở ra các cuộc thi để đánh giá lại năng lực của nhân viên nhằm loại bỏ những nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc. Ngân hàng cần có những chính sách thu hút và ưu đãi những chuyên gia giỏi để đội ngũ này về làm việc cho Ngân hàng hoặc mời làm cố vấn, cộng tác viên trong hoạt động thẩm định.
- Lựa chọn được cán bộ đã khó, tuy nhiên bố trí công việc cho họ một cách khoa học còn quan trọng hơn, NH cần chú ý: Trong quá trình công tác làm việc, cán bộ quản lý cần chú ý đến năng lực và sở trường của từng nhân viên để linh hoạt phân công công việc phù hợp cho họ, tránh sắp xếp một cách máy móc, cúng nhắc.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Ngân hàng nên thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. Do đặc thù công việc phức tạp, CV QHKH và CBTĐ phải đi lại nhiều nên NH cần có chính sách hỗ trợ về mặt phương tiện và chi phí để tạo điều kiện cho họ.
- Tìm hiểu, khai thác những phần mềm, công nghệ mới: phần mềm quản lý thông tin, phần mềm hỗ trợ thẩm định,…trong lĩnh vực ngân hàng nhằm giảm bớt các công đoạn trong quá trình thực hiện đánh giá doanh nghiệp.
- Về thẩm định phương án vay vốn, CBTĐ cần chú trọng phân tích thêm các chỉ tiêu NPV, IRR, PI,.. đối với những phương án có giá trị lớn và những con số hiệu quả chỉ mang tính ước tính thì việc tính các chỉ tiêu này thực sự cần thiết nhằm tính đến giá trị theo thời gian của tiền, khả năng sinh lời và thời gian hoàn trả nợ nhanh nhất.
- Đưa ra phương án trả nợ như thế nào cần tính lịch trả nợ chi tiết cho phương án đó nhằm giúp khách hàng thấy rõ hơn nghĩa vụ củ mình và có sự chuẩn bị để thực hiện nghĩa vụ tốt.
- Thành lập một tổ chuyên gia chuyên nghiên cứu những đối với ngành mà khách hàng hay đến vay nhất để theo dõi biến chuyển của thị trường, thường xuyên lập báo cáo ngành và dự báo tương lai, nghiên cứu thống kê để có những kết quả nhanh chóng, kịp thời và chính xác mỗi khi có đối tượng khách hàng có ngành tương tự xin vay.
- Trong quá trình thẩm định, sẽ có rất nhiều phương pháp có hiệu quả để thẩm định cho vay. Do đó, CBTĐ cần vận dụng linh hoạt kết hợp các biện pháp thẩm định nhằm đưa ra kết quả chính xác và cụ thể nhất. CBTĐ nên theo dõi, tìm hiểu thêm nhiều phương pháp thẩm định mới, hiệu quả, hiện đại để sử dụng nhằm đổi mới cách thẩm định, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
- Về thẩm định tài sản bảo đảm, đối với tài sản thế chấp thì nên kiểm tra lại tất cả các món vay của khách hàng với các TCTD khác kèm theo các tài sản bảo đảm là gì tránh trường hợp rủi ro một tài sản nhưng thế chấp nhiều món vay.
- CV QHKH và CBTĐ cần có sự thảo luận về phương án đề xuất của mình nhằm đưa ra kết luận cuối cùng trước khi trình Giám đốc ký duyệt.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát công việc của nhân viên. Các nhân viên nên có lịch làm việc cụ thể từng ngày để kịp đối chiếu và đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả công việc.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
PH ẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ