Nh ững hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP quân đội – chi nhánh huế (Trang 82 - 86)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY

3.1. Nh ận xét quy trình thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MB Huế

3.1.2. Nh ững hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đã xây dựng một quy trình chuẩn giúp CV QHKH và CBTĐ thực hiện thẩm định nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, biểu hiện:

 Tiếp xúc, thu thập thông tin khách hàng

- Quy trình thẩm định được tiến hành dựa trên các thông tin thu thập được.

Như vậy, kết quả thẩm định dựa trên chất lượng thông tin. Thông tin này có thể thu thập từ nhiều nguồn: khách hàng và các nguồn khác. Khách hàng xin vay vốn có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng. Đó là phương án xin vay vốn, báo cáo tài chính và những tài liệu khác, nguồn thông tin này quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi khách hàng vay vốn cố tình đưa ra các mặt tốt của mình và thường mang tính một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực sự của mình. CV QHKH và CBTĐ khó xác định được mức độ tin cậy của số liệu cung cấp.

- Các thông tin thu thập từ báo chí, internet và khách hàng của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, thông tin thực tế vẫn rất ít.

- Một số nhân viên không đáp ứng được yêu cầu về năng lực về chuyên môn nghiệp vụ hoặc không chịu được áp lực trong công việc thẩm định của ngân hàng nên phải nghỉ việc. Ngân hàng gặp khó khăn về việc thiếu nguồn nhân lực dẫn đến khối lượng công việc cho CV QHKH lớn. CV QHKH phải tốn rất nhiều thời gian để thu thập thông tin và tiếp xúc thực tế với khách hàng nên có thể kéo dài thời gian thẩm định ảnh hưởng tới tiến độ công việc của khách hàng cũng như tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù, Ngân hàng đã có chỉ tiêu quy định về các mốc thời gian để thẩm định một hồ sơ cho vay từ lúc nhận hồ sơ khách hàng tới lúc kết thúc để ra quyết định.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

 Thẩm định các nội dung

- Trên thực tế, tại ngân hàng có xây dựng quy trình thẩm định với những món vay ngắn hạn tách biệt với món vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, thực tế CV QHKH và CBTĐ thực hiện tất cả các quy trình dựa trên quy trình thẩm định của món vay trung và dài hạn. Như vậy, có thể gây lãng phí thời gian để thẩm định và sử dụng các chỉ tiêu không phù hợp và nội dung đánh giá không sát thực tế.

- Mặc dù, quy trình thẩm định với những nội dung thẩm định đã quy định rõ các bước, các giai đoạn trong quá trình thẩm định song trên thực tế vẫn có khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào và lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với từng phương án vay vốn là tùy thuộc vào trình độ và cách nhìn nhận của CV QHKH và CBTĐ. Do đó gặp nhiều hạn chế và đưa ra các đề xuất phương án cho vay khác xa nhau và gây ra việc khó quyết định để cho vay của Ban Giám đốc.

- Về thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định này chủ yếu được CV QHKH thực hiện kỹ càng, hơn nữa do CV QHKH chịu về áp lực chỉ tiêu công việc do đó có thể nới lỏng các điều kiện để giúp khách hàng được đề xuất vay vốn. Tuy sẽ được CBTĐ thẩm định lại nhưng ngay từ đầu khách hàng đã không đủ điều kiện mà vẫn được đề xuất thì công việc thẩm định lại sẽ gây tốn thời gian và chi phí cho NH và cả khách hàng.

- Khách hàng có thể lợi dụng làm giả giấy tờ, con dấu, chữ ký để có hồ sơ hợp lệ. Điều này cần kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của CV QHKH. Có một số trường hợp CV QHKH mới vào làm việc, chưa có kỹ năng nghề nghiệp nên không phán đoán và nhận biết được các tình huống khách hàng làm giả như vậy dẫn đến có những thông tin đánh giá không chính xác.

- Về thẩm định tài chính, việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán ít nhiều còn mang tính chủ quan và theo chuẩn mực. Dù có phân tích các chỉ tiêu trong bảng BCĐKT, bảng BCKQKD nhưng CBTĐ chỉ tập trung nói lên sự biến động, chưa giải thích được nguyên nhân tăng, giảm. Trong quá trình phân tích, CBTĐ không so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp xin vay với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, so với số liệu ngành. Mặc dù tình hình tài chính của doanh nghiệp đang tốt dần theo thời gian nhưng so với xu hướng ngành thì còn thua kém nhiều, tốc độ tăng trưởng chậm hơn, lúc này không thể kết luận tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt được.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Ở MB tuy mới xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đại, phù hợp với đặc thù hoạt động tín dụng và chiến lược phát triển của mình trên nguyên tắc thận trọng, khách quan và thống nhất. Hệ thống được xây dựng trên một phần mềm chuyên dụng, có tính bảo mật cao, có thể tích hợp với hệ thống NH core banking T24 của NH. Ngoài chức năng xếp hạng và phân loại nợ, hệ thống còn bổ sung chức năng hỗ trợ và ra quyết định cho vay, cho phép trích lập dự phòng trực tiếp và chiết xuất ra theo các báo cáo theo yêu cầu quản trị. Tuy nhiên, tại MB Huế hệ thống này chưa được sử dụng hiệu quả và sử dụng không thường xuyên.

- Về thẩm định phương án xin vay, việc kết hợp các phương pháp và sử dụng các chỉ tiêu trong quá trình thẩm định còn nhiều hạn chế. Các phương pháp sử dụng chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ, phương pháp so sánh: các chỉ tiêu về đầu vào đầu ra, mức tiêu hao, chi phí hợp lý chưa có sự so sánh kỹ lưỡng với số liệu ngành để có thể đánh giá chính xác. Phương pháp dự báo: Do sử dụng số liệu ước tính mức tăng trưởng dựa trên kinh nghiệm của CV QHKH nên các con số chỉ mang tính chủ quan của riêng CV QHKH, có thể không chính xác. Có thể do trình độ chuyên môn, ý thức chấp hành hoặc do điều kiện khách quan mà khi tham gia thẩm định phương án SXKD, CV QHKH, CBTĐ chỉ chú trọng vào tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong khi các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi trả hiệu quả hơn như phân tích dòng tiền, giá trị hiện tại ròng NPV, thời gian hoàn vốn lại không được đề cập đến. Điều này có thể xảy ra rủi ro và dẫn đến quyết định sai lầm cho Ban Giám đốc. Hơn nữa, trong phần thực trạng, CV QHKH và CBTĐ đưa ra phương án cho vay trả gốc lãi hàng tháng nhưng các cán bộ này chỉ mới tính toán phương án trả nợ theo năm. Do đó, tính chi tiết về việc trả nợ chưa được tính toán kỹ.

- Thẩm định tài chính NH đã có những biện pháp để theo dõi, kiểm soát tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng trong tương lai nhưng đối với phương án SXKD sau khi đánh giá được tất cả các nội dung và đảm bảo rằng khách hàng được vay vốn thì NH không không dành thời gian đi thực tế xem liệu khách hàng có thực hiện đúng hướng của mục đích vay vốn không, mức độ quản lý và sản xuất của khách hàng có đạt yêu cầu không mà các thông tin chỉ mới từ khách hàng cung cấp do đó mức độ thông tin chỉ mang tính chủ quan.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Về thẩm định tài sản bảo đảm, chi nhánh vẫn chưa có được biện pháp hiệu quả để quản lý tài sản thế chấp trường hợp khách hàng có thể đi vay nhiều nơi và thế chấp cùng một loại tài sản.

Từ những nhận xét về quy trình thẩm định cho vay tại MB Huế, có bảng tổng hợp diễn biến nợ xấu trong giai đoạn 2012 – 2014.

Bảng 15: Tình hình nợ xấu tại MB Huế giai đoạn 2012- 2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Nợ xấu

0 - 3 3

14.001 - - 14.011

0 - 153

153 14.008 466.93 (13.858) 98,91 Tổng dư nợ 427.562 452.113 637.303 24.551 5,74 185.190 40,96 Nợ xấu/ Tổng dư

nợ (%) 0.0007 3.01 0.024 3,0093 429.900 (2.986) (99,20) (Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp MB Huế) Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Nợ xấu ảnh hướng rất lớn đến chất lượng tín dụng của mỗi ngân hàng. Nợ xấu được coi là chi phí khác của ngân hàng nên làm giảm thu nhập ròng.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu của ngân hàng cũng có sự biến động mạnh, tăng lên rất cao trong năm 2013, tăng 466.933% so với năm 2012 và lại giảm mạnh vào năm 2014, mức giảm lên đến 98,91%. Điều này cho thấy ngân hàng cần có biện pháp trích lập dự phòng rủi ro phù hợp để bù đắp nợ xấu, đồng thời có biện pháp khắc phục tình trạng nợ xấu tăng giảm bất thường, khó có thể dự đoán và quản lý như giai đoạn này, trong số đó, phải kể đến MB Huế nên hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay để cẩn trọng hơn trong việc đề xuất cho vay những khách hàng không tiềm năng.

Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ

Đây là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Dựa vào bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ nợ xấu tại MB Huế biến động rất phức

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

tạp. Năm 2013 và 2014, tỷ lệ này rất thấp, thấp hơn nhiều so với mức chấp nhận được là 3%. Điều này cho thấy MB Huế hoàn toàn kiểm soát được rủi ro, thẩm định để cho vay đảm bảo chất lượng cao. Tuy nhiên, trong năm 2013, do tình hình kinh tế chung, doanh số cho vay cao nhưng doanh số thu nợ lại thấp dễn đến dư nợ cao, dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu tăng đột ngột lên 3.01%, cao hơn so với mức chấp nhận được là 3%. trong lý thuyết các chỉ số này càng thấp càng tốt nhưng trong thực tế tại MB Huế, các chỉ số này quá nhỏ so với mức cho phép, vậy có phải Ngân hàng đã quá thận trọng trong việc cho vay nên có thể làm mất đi những cơ hội đầu tư tốt? Để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, Ngân hàng cần có biện pháp để làm giảm nợ quá hạn và nợ xấu nhưng tổng dư nợ vẫn tăng - đây chính là thách thức đặt ra cho MB Huế trong thời gian tới. Hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay cũng là một trong những giải pháp nhằm giảm nợ xấu.

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP quân đội – chi nhánh huế (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)