Quy trình th ẩm định cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP Quân đội – Chi nhánh

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP quân đội – chi nhánh huế (Trang 50 - 78)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NHTM CP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ

2.2. Th ực trạng quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP Quân đội –

2.2.3. Quy trình th ẩm định cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP Quân đội – Chi nhánh

Quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại MB Huế sẽ được tóm tắt bằng sơ đồ:

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Phòng QHKH doanh nghiệp- CV QHKH Phòng Quản lý tín dụng- CBTĐ

Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại MB Huế

Phê duyệt Tiếp nhận hồ sơ vay

vốn Yêu cầu hồ sơ vay

vốn

Hồ sơ vay vốn hợp lệ

Thẩm định hồ Khách hàng sơ

Khách hàng

Lập Báo cáo đề xuất

Báo cáo đề xuất

Báo cáo đề xuất Hồ sơ vay vốn hợp lệ

Hồ sơ vay vốn hợp lệ

N

Thẩm định lại và lập báo cáo

thẩm định Hồ sơ bổ sung

Báo cáo thẩm định

N

Lập Báo cáo đề xuất

Hồ sơ vay vốn hợp lệ

N

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Từ sơ đồ ta có thể thấy, công việc thẩm định tại MB Huế được thực hiện qua 2 phòng ban ở 2 thời điểm khác nhau. Lần thẩm định đầu được thực hiện tại phòng QHKH do CV QHKH mang bản chất bán hàng nắm nhu cầu khách hàng, thu thập đủ các tài liệu, hồ sơ và thẩm định khá cẩn thận và kỹ lưỡng rồi đưa Báo cáo đề xuất, sau đó chuyển Báo cáo đề xuất và toàn bộ hồ sơ tài liệu sang phòng quản lý tín dụng để CBTĐ thực hiện tái thẩm định để đưa ra Báo cáo thẩm định trình Giám đốc phê duyệt.

Tuy nhiên, cần chú ý mặc dù thực hiện nối tiếp công việc của nhau nhưng 2 bộ phận này không phủ nhận kết quả thẩm định mà vẫn giữ nguyên ý kiến từng bộ phận để Giám đốc nhận định và phê duyệt. Trường hợp 2 bộ phận đưa ra 2 ý kiến khác nhau, bộ phận này có thể bảo vệ ý kiến của mình với bộ phận kia hoặc lên Ban Giám đốc. Vì vậy, không phải khi nào ý kiến của CBTĐ tại bộ phận quản lý tín dụng sẽ luôn luôn được chấp nhận. Việc MB Huế thực hiện thẩm định ở 2 giai đoạn khác nhau nhằm ngăn chặn rủi ro CV QHKH có những đánh giá không khách quan để cho những khách hàng không được phép vay hoặc không đủ khả năng vay được vay do CV QHKH có trách nhiệm bán hàng, chịu áp lực chỉ tiêu công việc. CBTĐ là bộ phận không chịu áp lực chỉ tiêu mà chỉ chịu trách nhiệm trong chất lượng thẩm định cho vay do đó mà có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về khách hàng vay vốn.

A. Tại phòng QHKH doanh nghiệp CV QHKH sẽ thực hiện các công việc:

Khi khách hàng đến vay vốn, CV QHKH hướng dẫn khách hàng và thu thập đủ bộ hồ sơ vay vốn gồm: Hồ sơ về khách hàng vay vốn, hồ sơ về tài chính, hồ sơ vay vốn kinh doanh, hồ sơ TSBĐ. Tại NH, sẽ có checklist yêu cầu cụ thể về danh mục các hồ sơ nhu cầu vốn vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn. Căn cứ vào đó mà CV QHKH yêu cầu tất cả các hồ sơ, tài liệu và khách hàng phải cung cấp đầy đủ.

Yêu cầu về hồ sơ, tài liệu:

- Các tài liệu gửi đến Ngân hàng phải là bản chính trừ trường hợp khách hàng chỉ có một bản chính duy nhất thì ngân hàng nhận bản sao có xác nhận của công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

- Riêng đối với những tài liệu, văn bản thuộc hồ sơ về phương án SXKD thì ngân hàng có thể nhận bản sao có đóng dấu sao y của chính khách hàng.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

CV QHKH căn cứ từng phương án SXKD cụ thể hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, tùy từng trường hợp cụ thể có thể cho phép khách hàng được bổ sung hồ sơ sau. Đối với những khách hàng mới: NH sẽ yêu cầu đầy đủ tất cả các bộ hồ sơ theo checklist của từng nội dung cụ thể. Đối với khách hàng đã có quan hệ lâu năm: NH đã có thông tin và đã thẩm định trong những lần trước rồi, những thông tin của khách hàng này sẽ được lưu trong hệ thống của NH, do đó thời điểm khách hàng đi vay sẽ cung cấp đủ hồ sơ liên quan từ thời điểm ngừng giao dịch của lần giao dịch gần nhất với NH. CV QHKH hướng dẫn khách hàng điền vào Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của MB. Có 2 mẫu giấy vay vốn: Ngắn hạn hoặc trung và dài hạn. Tùy vào nhu cầu về thời gian vay vốn của khách hàng mà sử dụng mẫu phù hợp.

Tại ngày 03/05/2015, Công ty A đề nghị vay vốn MB Huế để thanh toán tiền mua: Hệ thống thiết bị đầu khoan thuỷ lực gầu xoay hiệu R15G cho Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lâm Tuấn Nghĩa, 02 xe trộn bê tông chuyên dùng DongFeng cho Công ty CP ô tô Vũ Linh, 01 máy xúc lật LiuGong cho Công ty TNHH Máy xây dựng Hải Âu với thời hạn là 48 tháng ( món vay trung hạn).

CV QHKH đã yêu cầu công ty A cung cấp đủ toàn bộ hồ sơ theo quy định trên, bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý: Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty A; Biên bản họp hội đồng quản trị CTĐS về việc thành lập Công ty A; Quyết định thành lập Công ty A;

Quyết định bổ nhiệm chủ tịch Công ty A; Quyết định ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty A.

+ Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính các năm 2012, 2013 và 2014 và các chứng từ khác kèm theo: Tờ khai thuế GTGT các tháng năm 2013 và tháng 1, 2 năm 2014;

Thống kê vật tư, công cụ dụng cụ tồn kho tại 31/12/2014; Bảng tính chi tiết giá vốn các vụ việc, hạng mục công trình quý 4/2014; Bảng cân đối phát sinh tài khoản năm 2014; Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh từng vụ việc, hạng mục công trình quý 4/2014; Chi phí sản xuất giá thành xây lắp và sản xuất công nghiệp quý 4/2014;

Sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng; Biên bản kiểm kê khối lượng dở dang 31/12/2014; Bảng cân đối phát sinh công nợ tài khoản 3388, 3311, 141 năm 2014; Sổ chi tiết tài khoản 3411; Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2014; Bảng phân bổ

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

1421, 2421 quý 4/ 2014; Các biên bản đối chiếu công nợ; Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 2014; Bảng tính chi phí thuế TNDN quý 4/2014.

Do Công ty đã là khách hàng lâu năm nên CV QHKH chỉ yêu cầu những tài liệu từ khoảng thời gian gần nhất khách hàng không vay vốn tại ngân hàng.

+ Hồ sơ phương án SXKD: Giấy đề nghị vay vốn trung, dài hạn.

+ Hồ sơ tài sản bảo đảm: Do tại thời điểm xin vay, công ty A với các nhà cung cấp mới chỉ ký hợp đồng chưa nhận tài sản nên chưa có hóa đơn. Công ty cung cấp hóa đơn đầy đủ khi có quyết định giải ngân.

Khi có đầy đủ các bộ hồ sơ theo yêu cầu, CV QHKH tiến hành thẩm định và đánh giá các nội dung:

Thẩm định về năng lực pháp lý và năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Vì mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm kinh doanh, ngành nghề, quy mô và tính chất khác nhau. Nên khi các DN có nhu cầu đến vay vốn, lượng thông tin về khách hàng luôn khiến CV QHKH tốn nhiều thời gian tìm hiểu nhất để có những căn cứ xác đáng, thông tin tin cậy tạo điều kiện cho những đánh giá của mình trong Báo cáo đề xuất.

 Năng lực pháp lý của khách hàng

Đối với công ty A, CV QHKH thực hiện việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ hồ sơ khách hàng bằng cách thực hiện đối chiếu, kiểm tra tính chân thực đối với toàn bộ hồ sơ, đảm bảo bản sao trùng khớp với bản chính mà khách hàng cung cấp. Tiếp xúc thực tế, phỏng vấn ban quản lý để xem xét mức độ tin cậy của các hồ sơ tài liệu của công ty. Xem xét điều lệ công ty, trong trường hợp còn nhiều nghi vấn CV QHKH tới cơ quan quan chức năng nhờ xác thực nhằm chứng minh khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công ty A tiền thân là Xí nghiệp A (thành lập từ năm 1974) thuộc Công ty Cổ phần CT ĐS. Ngày 21/04/2011 Công ty Cổ phần TCT CT ĐS đã nhận quyết định số 313/QĐ-CTĐS-HĐQT về việc chuyển đổi mô hình hoạt động và thành lập Công ty A.

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 3301341129 do Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cấp

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

ngày 18/07/2011. Như vậy, công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành tại Việt Nam.

 Năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh:

CV QHKH dựa trên Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty để nắm được ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Dựa vào điều lệ, sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty để điều ra nguồn nhân sự. Tìm hiểu các thông tin thị trường, các đối tác và lý lịch của đội ngũ quản lý công ty để đánh giá được trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc của họ góp phần tạo sự tin tưởng về phương án SXKD được đề xuất thực hiện.

Việc tìm hiểu về lý lịch của cán bộ quản lý CV QHKH phải có kinh nghiệm và sự tế nhị. Sử dụng thông tin từ CIC để thống kê tình hình hoạt động tín dụng của công ty tại MB và các tổ chức tín dụng nhằm đánh giá tổng quan được khả năng, lợi thế kinh doanh và uy tín của công ty. Sử dụng sổ chi tiết tiền gửi NH do công ty gửi đến rồi lấy xác nhận của các NH có liên quan đảm bảo thông tin chính xác. Dựa vào Bảng kết quả kinh doanh từng vụ việc mà công ty cung cấp kết hợp điều tra thông tin trên mạng, CV QHKH thống kê kết quả kinh doanh về những vụ việc mà công ty đã và đang thực hiện nhằm đánh giá được năng lực hoạt động kinh doanh của công ty tốt hay xấu và có niềm năng phát triển hay không.

Hoạt động kinh doanh chính của Công ty A trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông đường bộ, đường sắt, trong đó tập trung thi công các công trình cầu vượt sông, vượt đường sắt.

Tổng số lao động của Công ty theo thống kê đến 31/12/2014 là : 133 người trong đó có 06 cán bộ quản lý, 06 cán bộ quản lý kỹ thuật và 121 công nhân các lĩnh vực (thợ điện, thợ tán sắt, thợ đúc bê tông, lái máy, thợ nguội…). Ban lãnh đạo có trình độ, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành:

+ Ông Lê Hữu Tiến – Giám đốc (Kỹ sư cơ khí) đã có trên 29 năm kinh nghiệm;

+ Bà Nguyễn Thị Ngọc – Trưởng phòng TCKT (Cử nhân Kinh tế) đã có trên 19 năm kinh nghiệm.

Quan hệ tại các tổ chức tín dụng:

+ Theo thông tin CIC ngày 06/05/2014, hiện Công ty có quan hệ duy nhất với MB Huế.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

+ Tổng dư nợ hiện tại 943 triệu đồng, toàn bộ là dư nợ trung hạn đủ tiêu chuẩn.

+ Công ty không phát sinh nợ xấu trong 03 năm trở lại đây.

+ Theo thông tin CIC ngày 07/05/2014, hiện Công ty mẹ đang có quan hệ duy nhất với BIDV Đông Đô. Tổng dư nợ hiện tại 184.336 triệu đồng, Công ty không có nợ xấu trong 05 năm trở lại đây.

Năng lực hoạt động kinh doanh:

Là đơn vị kinh doanh chuyên thi công các công trình cầu đường bộ, đường sắt với kinh nghiệm và năng lực thi công đảm bảo. Các công trình công ty nhận thi công hoàn thành đến thời điểm hiện tại đều thông qua Công ty mẹ là Công ty Cổ phần TCT CT ĐS và là những công trình lớn, trọng điểm như:

+ Công trình cầu Bạch Hổ (TP Huế).

+ Công trình cầu đường bộ Đồng Nai (Đồng Nai), trị giá: 40.000 triệu đồng.

+ Hạng mục cầu An Đông, công trình đường ven biển Bình Tiên – Cà Ná, trị giá 37.000 triệu đồng.

+ Công trình cầu Nhật Lệ 2 (Quảng Bình), trị giá 20.000 triệu đồng.

+ Xây dựng các Hạng mục công trình thuộc giai đoạn 2 Kế hoạch 1856 theo lệnh khẩn cấp, trị giá: 32.000 triệu đồng.

Việc thẩm định năng lực pháp lý và năng lực hoạt động của khách hàng là rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc quyết định doanh nghiệp này có thỏa mãn điều kiện cần để tiếp nhận khoản vay từ NH. Một vấn đề mà CV QHKH thường hay gặp phải, đó là tình trạng không hợp lệ của tài liệu, giấy tờ trong bộ hồ sơ vay vốn. Không loại trừ khả năng khách hàng vì muốn nhận khoản vay từ phía NH mà cố tình làm giả, làm sai lệch chứng từ, tài liệu nhằm lách luật, tạo lòng tin từ NH hoặc do CV QHKH thiếu hiểu biết mà không thu thập những tài liệu hợp lệ và đầy đủ. Ví dụ về một trường hợp CV QHKH đã từng gặp, công ty TNHH Đông Anh đến vay vốn gửi bộ hồ sơ xin vay vốn để mua sắm phương tiện vận chuyển là ô tô bao gồm hợp đồng mua bán xe ô tô, tuy nhiên hợp đồng này theo đánh giá của CV QHKH là không hợp pháp vì giá trị ghi trong hợp đồng ghi bằng USD là sai quy chế vì các Hợp đồng kinh tế ở Việt Nam không được dùng đơn vị ngoại tệ cho giá trị hợp đồng ( Điều 29, chương VI “Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam”, Nghị định 160/2006/NĐ- CP ngày 28/12/2006 Quy

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

định chi tiết về thi hành pháp lệnh Ngoại hối). Để xử lý trường hợp trên, do Công ty TNHH Đông Anh có quan hệ lâu năm với Chi nhánh nên CV QHKH đề nghị khách hàng sửa lại Hợp đồng cho đúng pháp luật và tiếp tục xem xét cho vay vốn. Hoặc một số trường hợp hồ sơ các nhiều điểm nghi vấn như: chữ ký giả mạo, con dấu giả,…CV QHKH đã đến tận công ty và kiểm tra, đối chiếu thực sổ sách. Tuy nhiên, những trường hợp hồ sơ vay vốn không hợp lệ tại Ngân hàng xảy ra rất ít.

Sau khi năng lực pháp lý của khách hàng được chứng thực, nếu năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng được đánh giá khá tốt và có tiềm năng, uy tín của khách hàng với các TCTD được đảm bảo. CV QHKH tiến hành điền các thông tin đã tìm hiểu được vào bảng Thông tin khách hàng theo mẫu của MB rồi chuyển sang nội dung thẩm định tiếp theo. Ngược lại, CV QHKH sẽ phản hồi và từ chối hồ sơ khách hàng, tuy nhiên trường hợp này ở MB Huế hầu như không có.

Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của khách hàng.

Đối với công ty A, CV QHKH thẩm định và phân tích tình hình hoạt động của công ty dựa trên cơ sở các số liệu do công ty cung cấp, CV QHKH thẩm tra tính xác thực của các thông tin số liệu bằng cách xem bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn những điểm đáng ngờ trong BCTC, viếng thăm công ty và tận mắt xem lại các tài liệu kế toán để đánh giá về sự trùng khớp, trung thực của các BCTC và các tài liệu liên quan.

CV QHKH không đi sâu phân tích toàn bộ các chỉ tiêu của BCTC công ty mà chỉ tập trung tính toán các chỉ số tài chính quan trọng và hay sử dụng, tính toán mức độ tăng trưởng của các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và xem xét biến động tài sản, nguồn vốn và đưa ra nhận xét giúp có cái nhìn tổng quan về tình hình HĐKD, tài chính công ty. CV QHKH không phân tích hết các chỉ tiêu trong BCTC là để tiết kiệm thời gian thẩm định và do hạn chế về năng lực chuyên môn nên chỉ tính toán các chỉ tiêu theo trọng yếu thể hiện rõ nhất khả năng tài chính của khách hàng nhất. Các chỉ tiêu trong BCTC thường được CV QHKH tính toán: Vốn lưu động ròng, khả năng thanh toán, vòng quay khoản phải thu, phải trả, ROE, ROA, mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Các chỉ tiêu này thể hiện tổng quan nhất khả năng thanh toán của khách hàng, sức sản xuất để sinh lời trong SXKD, khả năng thu hồi các khoản nợ và sự phát triển của khách hàng qua các năm.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu tài chính, chỉ số tăng trưởng để phân tích đánh giá tình hình HĐKD, tài chính của công ty, CV QHKH đã lấy số liệu qua 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014.

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty A trong giai đoạn 2012- 2014 được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 5: Tóm tắt kết quả HĐKD công ty A giai đoạn 2012 – 2014.

ĐVT: Triệu đồng Kết quả hoạt động

kinh doanh 2012

2013 %

Giảm 2012

2014 % Tăng 2013 Trị giá %/DT Trị giá %/DT

Doanh thu (Tr.đồng) 57.209 36.833 100 64 115.437 100 313 Giá vốn (Tr.đồng) 52.713 31.441 85 60 102.379 89 326

Lợi nhuận (Tr.đồng) 2.864 767 2 27 5.023 4 655

 CV QHKH đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng tương đối ổn định và có chiều hướng tăng trưởng.

Các chỉ tiêu tài chính được tính toán và tóm tắt vào bảng:

Bảng 6: Kết quả các nhóm chỉ tiêu tài chính công ty A giai đoạn 2012 -2014.

ĐVT: Triệu đồng Các chỉ tiêu tài chính 2012 2013 % Tăng

Giảm 2014 % Tăng Giảm

Tổng tài sản 36.051 61.469 171 59.653 97

Vốn lưu động ròng 1.368 1.677 123 23.956 994

Vòng quay vốn lưu động 2,01 0,89 44 2,26 253

Khả năng thanh toán 1,05 1,05 0 2,53 241

Tỷ lệ nợ/Tổng TS (%) 75 84 112 34 40

ROE (%) 31,8 8,10 25 20,4 252

ROA (%) 13,2 1,57 12 8,29 527

Kết quả các dòng tiền 2013 2014

Dòng tiền HĐKD 2.272 (24.186)

Dòng tiền HĐĐT (885) (3.050)

Dòng tiền HĐTC 8 25.404

Dòng tiền ròng trong kỳ 1.395 (1.832)

 Các chỉ số tài chính Công ty ngày càng được cải thiện, khả năng thanh toán đảm bảo.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP quân đội – chi nhánh huế (Trang 50 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)