CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CSHT
1.2. Cơ sở thực tiễn về tình hình về đầu tư và xây dựng CSHT
Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo CSHT luôn là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện công tác này không hề nhỏ và nguồn lực từ NSNN không thể đáp ứng đủ. Tại các quốc gia, có 3 nguồn vốn chủ yếu được huy động để thực hiện việc đầu tư phát triển CSHT: (1) Đầu tư công từ NSNN, (2) Vốn huy động trong nước qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp, phát hành trái phiếu,…, (3) Vốn huy động nước ngoài từ các khoản vay quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế, đầu tư trực tiếp của nước ngoài… Do quy mô NSNN nhà và phải chi tiêu, đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác nên phần lớn nguồn VĐT phát triển CSHT ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á, được huy động
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên 17
từ nước ngoài (chủ yếu vay vốn ODA) và các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.
Nhà nước chỉ đóng vai trò ban hành các cơ chế, chính sách để duy trì môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện và khuyến khích nhiều thành phần trong xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là thành phần kinh tế tư nhân.
Tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan,… Chính phủ xác định NSNN không phải là nguồn cung cấp vốn chính cho phát triển CSHT.
Các nước này đã chủ động kêu gọi sự tham gia của thành phần tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Trong hầu hết các dự án phát triển CSHT, vai trò chủ chính quyền hầu như chỉ là duy trì môi trường đầu tư ổn định với hệ thống luật pháp thống nhất, ổn định và mức thuế thấp. Các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh có được. Hình thức đối tác công – tư (PPP) được áp dụng với nhiều công cụ hỗ trợ đa dạng như: trợ giá xây dựng, bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh doanh thu tói thiểu, trợ giá vận hành, thời hạn chuyển giao dài,… Với Trung Quốc, chính quyền địa phương được chính quyền Trung ương phân cách mạnh và giao nhiệm vụ phải tìm nguồn tài chính để đầu tư phát triển CSHT. Tại các địa phương, phát hành trái phiếu trong nước và vay vốn nước ngoài được xem là cá nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho các dự án phát triển CSHT. Để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các dự án đầu tư CSHT, Trung Quốc cũng đẩy mạnh áp dụng hình thức PPP và hình thức này dần phát huy hiệu quả, trở thành phuong thức phổ biến được áp dụng trong các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung Quốc hiện nay. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đa dạng hóa hình thức huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệp trong nước. Chính phủ Ấn Độ cũng đã xác định, vốn từ NSNN không thể đủ để xây dựng phát triển CSHT. Trên cơ sở đó, nước này đã xây dựng hệ thống chính sách và môi trường thuận lợi cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP, từ đó khuyến khích các thành phần tư nhân tham gia mạnh mẽ vào các dự án đầu tư xây dựng CSHT.
Như vậy, tại các nước trong khu vực, xu hướng chung là tìm kiếm sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân để bổ sung VĐT CSHT, Nhà nước chỉ thể hiện vai trò là
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên 18
chủ thể tạo môi trường đầu tư thuận lợi để giải phóng nguồn lực và thu hút sự tham gia của các thành phần, lực lượng khác trong xã hội.
Cùng với việc thu hút VĐT, việc tập trung phát triển xây dựng lĩnh vực nào để phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng là mối quan tâm hàng đầu và song hành, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Trên thực tế, tất cả các nước có nền kinh tế phát triển nhanh đều đề ra chủ trương phát triển hệ thống CSHT đi trước một bước, đặc biệt là chú trọng đầu tư phát triển hệ thống CSHT giao thông nông thôn. Có thể thấy rõ điều này qua tình hình thực hiện đầu tư và chiến lược phát triển CSHT giao thông nông thôn của một số nước như Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan,… (Đỗ Xuân Nghĩa, 2010) [5].
1.2.2. Việt Nam
Kinh nghiệm đầu tư xây dựng CSHT của thành phố Đà Nẵng:
Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCSHT nói chung và đầu tư xây dựng CSHT giao thông nói riêng. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể:
Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Đà nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng như: xin chủ trương đầu tư, chọn địa điểm đầu tư, lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng, lập dự án đầu tư,… Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết các công việc của Nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước.
Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng. Trong thực tế có rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên 19
vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:
Thứ nhất, UBND thành phố đã ban hành được các Quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chế định này được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết riêng.
Thứ hai, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng có ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng.
Thứ ba, trong công tác cải các hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính quyết định đối với các trường hợp xung yếu (Trần Hoàng Hoàng, 2013) [6].
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên 20