CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO XÂY
2.1. T ổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.3 Hi ện trạng CSHT xã hội
Trong những năm qua, thị xã Hương Trà đã tập trung đầu tư xây mới và nâng cấp nhiều CSHT, công trình cấp điện, nước, thủy lợi, giao thông, bưu chính viễn thông, trường học, trạm y tế,… nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao nên nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do đó trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống CSHT một cách đồng bộ.
2.1.2.3.1. Hạ tầng kỹ thuật
Hiện trạng giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã Hương Trà đến nay phát triển khá đồng bộ và toàn diện, bao gồm các tuyến: quốc lộ, đường sắt, tỉnh lộ, huyện lộ đã tương đối đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải của toàn thị xã. Các tuyến giao thông đường bộ đã được kết nối thành mạng lưới giao thông liên hoàn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tổng chiều dài đường quốc lộ đi qua thị xã là 59km. Đường quốc phòng có hai tuyến với tổng chiều dài 39,4km trong đó tuyến Hương Văn – Hương Bình dài 25,4km đã được nâng cấp thành tỉnh lộ. Đường tỉnh lộ dài 25km bao gồm:
đường tỉnh lộ 8A, tỉnh lộ 8B, tỉnh lộ 12B, tỉnh lộ 4. Hiện tại, các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn đều được bê tông hóa, nhựa hóa và có năng lực thông hành cao.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên 27
Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã Hương trà hiện đang được xây dựng và đang tuân thủ QHXD đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong năm 2015, thị xã đã tập trung phối hợp triển khai thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng thúc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án do các đơn vị khác quản lý trên địa bàn như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ qua địa bàn. Tập trung chỉ đạo thi công các công trình giao thông chuyển tiếp của năm 2014 như dự án vỉa hè, điện chiếu sang đường Lê Thái Tổ, nâng cấp mở rộng đường vào trung tâm xã Bình Điền, đường cụm di tích lăng Minh Mạng – lăng Gia Long, đường vào Điện Hòn Chén,… và tiếp tục hoàn thành các công trình giao thông thuộc nguồn vốn kiến thiết thị chính.
Cùng với sự phát triển đồng bộ hệ thống giao thông chính: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ trên địa bàn, hệ thống giao thông nông thôn đã được nhân dân và các cấp chính quyền rất quan tâm. Giao thông nông thôn ở các xã đồng bằng khá phát triển nhờ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu trên địa bàn thị xã; một số vùng núi, vùng biển giao thông còn khó khăn. Hệ thống giao thông chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu sử dụng, chất lượng đường không đồng đều, lộ giới và các mặt cắt kỹ thuật chưa đáp ứng tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành. Trong năm vừa qua, chính quyền thị xã đã tập trung cải tạo, xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn các xã như: đường quy hoạch số 4; đường trung tâm xã Hương Toàn, đường nối đường WB – Khe Trái phường Hương Xuân; nâng cấp, mở rộng đường nội thị 13,14 phường Hương Hồ; đường liên thôn Cổ Lão – Dương Sơn, đường giao thông nội đồng Bàu Hồ (Hương Vinh); đường trục chính thôn Thọ Bình xã Bình Thành….
Thị xã Hương Trà có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 12km, có ga Văn Xá nằm ở phía Nam phường Tứ Hạ.
Giao thông đường thủy tương đối phát triển, bao gồm:
- Đường sông: các tuyến đường sông chủ yếu phục vụ vận tải nhỏ, chuyên chở hàng hóa tới các chợ quê. Chất lượng luồng lạch còn rất kém, cần phải nạo vét, khơi thông dòng chảy mới đảm bảo chuyên chở hàng hóa.
- Đường biển: với 7km đường bờ biển tạo thành ngư trường biển rộng khoảng 2.592,8km2 đất có mặt nước biển và trên 700ha mặt nước đầm phá tạo điều kiện thuận
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên 28
lợi để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đồng thời xây dựng các bãi tắm, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái phục vụ du khách trong và ngoài nước.
- Đầm phá: Ngoài việc cung cấp nguồn lợi thủy sản, đầm phá còn là tuyến giao thông đường thủy rất thuận tiện, nối liền các huyện trong khu vực, giúp các huyện giao lưu, trao đổi các loại sản phẩm hàng hóa như: lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, hàng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, phân bón, hóa chất, vật liệu xây dựng,… Với lợi thế đầm phá lơn, đây còn là cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế với tuyến du lịch trên đầm phá mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang đầu tư và khai thác phục vụ du khách.
Hiện trạng thủy lợi
Trong những năm vừa qua, thị xã Hương Trà đã xây dựng nhiều trạm bơm, nâng cấp hệ thống kênh mương và công trình ngăn mặn ở phá Tam Giang; xây dựng kênh mương bê tông, nâng cấp một số hồ thủy lợi (hồ Thọ Sơn, hồ Khe Nước, 2 cầu máng Hương Chữ - Hương Văn); xây kè chống xói lở ở các vùng Hải Cát – lăng Minh Mạng, xây kè các đoạn bờ song ở Hương Vân, Tứ Hạ, Hương Vinh, Hương Hồ và củng cố các tuyến để ngăn mặn ở Hải Dương – Hương Phong.
Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các công trình thủy lợi đã bị xuống cấp, cộng với việc quản lý công trình chưa được tốt và ý thức bảo vệ công trình này chưa cao, vì vậy công trình thủy lợi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất.
Trong năm 2015 vừa qua, chính quyền thị xã tiếp tục khắc phục sạt lở bờ biển xã Hải Dương, chống sạt lở bờ sông Bồ, sông Hương qua địa bàn; nâng cấp kiến cố hóa đê bờ tây phá Tam Giang, tu bổ hệ thống đê bao nội đồng; kiên cố hóa 80km kênh mương thủy lợi, xây dựng sửa chữa 7 trạm bơm điện, 14 công trình thủy lợi vùng cao.
Hiện trạng cấp điện
Thị xã Hương Trà đã hoàn thành sớm chương trình phủ điện nông thôn. Mạng lưới điện quốc gia đã phủ tất cả các xã, phường. Đến nay đã có 100% số xã, phường có điện, đạt 99.8% số hộ dân nông thôn có điện. Ngoài mục tiêu phục vụ sinh hoạt, lượng cung cấp điện điện cũng đã đáp ứng đủ cho nhiều cơ sở sản xuất, các cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã. Nguồn cung cấp điện hiện tại của thị xã chủ yếu là qua đường dây 35KV.
Mạng lưới thông tin liên lạc
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên 29
Hệ thống thông tin liên lạc của thị xã từng bước được mở rộng và hiện đại hóa.
Hiện nay 100% số xã, phường có mạng điện thoại. Thông tin liên lạc ngày càng thuận lợi với các dịch vụ mạng điện thoại, bưu điện, như: mạng Vinaphone, Viettel, Mobiphone…
2.1.2.3.2. Hạ tầng xã hội
Nhà ở
Các công trình xây dựng nhà ở trên địa bàn thị xã phát triển khá nhanh, nhiều nhà được xây dựng kiên cố. nhà ở chủ yếu phát triển mạnh ở khu vực trung tâm thị xã và được dàn trải trên địa bàn thị xã. Các công trình nhà ở của các đối tượng chính sách hàng năm đều được đầu tư xây dựng theo quyết định của UBND thị xã và các phường trực thuộc.
Công trình trụ sở cơ quan, công trình công cộng
Các khu cơ quan hành chính chủ yếu được xây dựng theo dọc đường quốc lộ 1A.
Hiện tại, các công trình trụ sở Ủy ban Thị xã, trụ sở làm việc của HĐND – UBND đã hoành thành và đưa vào sử dụng, góp phần tạo nên bộ mặt mới cho thị xã Hương Trà.
Trong năm 2015 vừa qua, một vài trụ sở cơ quan hành chính cũng được xây dựng, sửa chữa như: trụ sở HĐND – UBND xã Bình Thành, phường Hương Xuân.
Công trình văn hóa, giáo dục, y tế
- Giáo dục và Đào tạo: Các điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường học không ngừng được tăng cường, bổ sung hằng năm. Đến nay cơ bản đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo 100% xã, phường có trường học cao tầng. Tính đến hết năm 2015, có 33 trường/64 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt 89,2% kế hoạch và chiếm 51,6% số trường học trên địa bàn.
- Y tế: Toàn thị xã hiện có 1 Bệnh viện Đa khoa và 16 trạm y tế xã – phường.
Trong đó có 100% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 15 trạm có bác sỹ, chiếm tỷ lệ 93,75%. Số giường bệnh/1 vạn dân là 17,55 giường, số bác sĩ /1 vạn dân là 4,48. Hoàn chỉnh mạng lưới y tế từ thị xã đến cơ sở, đầu tư mở rộng bệnh viện, xây dựng mới Trung tâm y tế dự phòng, phòng y tế, dự án triển khai phát triển công ty dược ở cụm công nghiệp Tứ Hạ, các công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực y tế được quan tâm.
SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên 30
- Văn hóa – xã hội: Hệ thống công trình văn hóa được quy hoạch theo từng bậc từ thị xã tới xã – phường, thôn. Thị xã có nhà văn hóa trung tâm phục vụ cho công tác văn hóa-văn nghệ. Tất cả các xã – phường, thôn đều có nhà văn hóa xã – phường, thôn. Các công trình phục vụ giải trí đang được đầu tư và đua vào sử dụng. Nhờ đầu tư vào cơ sở vật chất cho đài phát thanh địa phương, công tác phát thanh truyền hình tiếp tục có chuyển biến tích cực.
- Vệ sinh môi trường: 100% hộ trên địa bàn thị xã có công trình vệ sinh, công tác môi trường được chú trọng, tổ chức đầu tư xây dựng bãi rác đạt tiêu chuẩn. Độ che phủ rừng đạt 60%.
Công trình thương mại, du lịch:
Trên địa bàn chưa có trung tâm thương mại, chỉ có hệ thống chợ là đầu mối giao lưu buôn bán ở các phường, xã khá phát triển. Hệ thống chợ đã và đang được đầu tư về diện tích và cơ sở vật chất phù hợp với việc trao đổi hàng hóa của địa phương. Ngoài ra, thị xã đang tập trung khắc phục hậu quả, xây dựng và phát triển lại chợ Tứ Hạ sau đợt cháy chợ vào tháng 9/2015.