Thực trạng sử dụng vốn của nông dân nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã bằng thành huyện pắc nặm tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 29)

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn của nông dân nước ta hiện nay

Trong 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100%

xã, phường, thị trấn trên cả nước; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới...

Cụ thể, đến nay đã có trên 31,8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH, với doanh số cho vay đạt 433.245 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 272.336 tỷ đồng; Góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ

vượt qua ngưỡng nghèo; Thu hút, tạo việc làm cho gần 3,4 triệu lao động, hơn 3,5 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; Xây dựng trên 9,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; Gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, gần 528 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 11 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung;

trên 112 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài...

Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng; Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001-2005 từ 17% xuống 7%; giai đoạn 2005-2010 từ 22% xuống 9,45%; giai đoạn 2011- 2015 từ 14,2% xuống 4,25% cuối năm 2015.

Hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH cũng đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội tập hợp lực lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng phong trào hoạt động… Hiện nay, có 4 tổ chức chính trị - xã hội đang phối hợp với NHCSXH tham gia quản lý 166.660 tỷ đồng, trong đó: Hội Phụ nữ tham gia quản lý 65.633 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 39,4%); Hội Nông dân tham gia quản lý 53.438 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 32%); Hội Cựu chiến binh tham gia quản lý 26.300 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 15,8%); Đoàn Thanh niên tham gia quản lý 21.289 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 12,8%)…

Cùng với việc tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của toàn hệ thống NHCSXH giảm mạnh từ 13,75% tại thời điểm nhận bàn giao xuống còn 0,81% tại thời điểm 30/9/2017 (trong đó, nợ quá hạn 0,42%, nợ khoanh 0,39%).

Công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã và đang phát huy hiệu lực, hiệu quả. Công tác giám sát từ xa được chú trọng trong, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn hiệu quả.

Việc đổi mới và đa dạng các hình thức truyền thông đã giúp người dân và các cấp, các ngành nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội.

Việc triển khai Chỉ thị số 40 - CT/TW của Ban Bí thư đã có những tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Cụ thể, dù NSNN có thời điểm khó khăn, nhưng các bộ, ngành đã quan tâm, tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực để bổ sung cho NHCSXH; Bố trí vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho NHCSXH; Bổ sung vốn điều lệ; Giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016-2020.

Qua đó, đã đảm bảo nguồn lực, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Để tăng cường hoạt động tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung một số chương trình tín dụng chính sách xã hội mới như:

Cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội; Cho vay bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững theo; Cho vay hộ mới thoát nghèo; Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà; Cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...

Cùng với Trung ương, các tỉnh, thành phố cũng đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác, cân đối nguồn vốn ủy thác để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn.

Theo thống kê, từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW đến nay, nguồn vốn ủy thác địa phương đã tăng thêm 4.593 tỷ đồng (tăng 118% so với trước khi

có Chỉ thị 40-CT/TW), đưa tổng nguồn vốn ủy thác địa phương đến nay đạt 8.485 tỷ đồng.

- Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế - xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hội nghị Trung ương thứ VI đã khẳng định: “Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Sự phát riển của kinh tế nông thôn đóng góp một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, và quá trình phát triển này đã và đang có sự hỗ trợ không nhỏ từ phía các tổ chức tín dụng.

- Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn vẫn còn nghèo về vật chất - kỹ thuật, hạn chế về nhiều mặt trong nền kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Nhiều hoạt động cả trên lý thuyết lẫn thực tiễn đang tập trung vào quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông dân đã phần nào phát huy hiệu quả, nhưng cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn vốn tín dụng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nhu cầu tín dụng của người dân xuất phát từ nhiều hoạt động khác nhau, và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một bước phát triển của các tổ chức tín dụng. Hiện nay, mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắp các vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng này đã và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực nông thôn vẫn ít hoặc chưa thể tiếp cận được các hoạt động của các tổ chức tín dụng này.

Mạng lưới tài chính còn chưa thực sự có hiệu quả ở vùng sâu vùng xa. Đa số

người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Những quy định mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả người nghèo

Một phần của tài liệu Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã bằng thành huyện pắc nặm tỉnh bắc kạn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)