Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã bằng thành huyện pắc nặm tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 37)

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 3.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

- Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn.

- Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập từ các nguồn thông tin đá công bố chính thức của cơ quan nhà nước, các công trình nghiên cứu tập thể cá nhân, tổ chức về tác động của nguồn vốn tìn dụng đến sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các tài liệu khác, các báo cáo, tổng kết về thực hiên chủ trương và chính sách tài chình tín dụng của địa phương, Những thông tin thống kê về phát triển kinh tế của địa phương, tình hình hoặt động tín dụng của địa phương. Những tài liệu này chủ yếu được lấy ở ủy Ban nhân dân xã…, các tài liệu nghiên cứu liên quan khác.

3.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Là những thông tin không có sắn mà người nghiên cứu trực tiếp thu thập trong quá trình nghiên cứu, là dữ liệu được thu thập lần đầu, trong thực tế khi thông tin thứ cấp không đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, hoặc không tìm được thông tin thứ cấp phù hợp thì nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn.

Từ nhìn nhận bằng trực quan ban đầu và quá trình tiếp xúc phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý và các hộ được vay (những người chụi ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tín dụng) về tác dụng của tín dụng đến pháp triển đến kinh tế hộ của địa phương.

+ Phương pháp điều tra hộ.

Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cần thu thập.

Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cở bản khái quát về hộ điều tra, những thông tin về tình hình cho vay, lãi xuất, mục đích sử dụng vay vốn, thông tin về nhu cầu vay vốn, kết quả sản xuất và sử dụng vốn vay.

+ Phương pháp chọn mẫu - Qua tham khảo những thông tin từ cán bộ xã, cán bộ thôn và người dân, thấy rằng các hộ dân vay vốn ở các thôn trong xã Bằng Thành tương đối đồng nhất. Vì vậy việc lựa chọn mẫu cho phỏng vấn hộ sẽ được bàn bạc cùng với các tổ trưởng tổ vay vốn ở các thôn dựa trên danh sách vay.

- Chọn địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên Xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn, vì Bằng Thành vấn là một xã nông nghiệp, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người nông dân vấn còn chưa cao, diên tích đất canh tác, vốn, khoa học ký thuật còn yếu. Hoạt động kinh tế của hộ nông dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi bao gồm: trồng cây keo, ngô, lúa, nuôi lợn, trâu, bò, gà, vịt… Đánh giá về đều

kiện tự nhiên, kinh tế-xá hội cũng như tìm hiểu tình hình thực trạng về cơ hội và thách thức của người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn qua hội phụ nữ trên địa bàn xã, nơi đây sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân xã Bằng Thành nói riêng và cũng như người dân trong địa bàn huyện pắc nặm nói chung, làm tiền đề cho các can thiệt của các dự án phát triên nông thôn, các chương trình xóa đối giảm nghèo, cải thiện sinh kế…để nâng cao đời sống cho người dân với mục đích như vậy nên tôi đã tiến hành nghiêm cứu đề tài.

- Chọn mẫu nghiên cứu.

Số lượng mẫu lựa chọn nghiên cứu được xãc định theo công thức của Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%:

𝑛 = 𝑁

(1+𝑁.𝑒2)

Trong đó: n là cỡ mẫu

e là sai số cho phép N là tổng thể

Trên địa bàn xã có 709 hộ gia đình vay vốn vậy số mẫu tiến hành điều tra sẽ được tính như sau:

Theo công thức trên ta có 𝑛 = 709

(1+709.(0,01)2)=88 hộ Vậy số mẫu tiến hành điều tra là 88 trong 3 thôn sau.

Thôn Pắc Nặm là thôn đầu tiên của xã có đường giao thông đi lại thuận tiên thuận lợi cho phát triên kinh tế, chủ yếu là người dao sinh sống.

Thôn khuổi khí là thôn trung tâm của xã có nền kinh tế phát triển nhất và chủ yếu là người tày sinh sống.

Thôn khuổi mạn là thôn cuối cùng của xã có vị trí không thuận lợi và giao thông đi lại khó khăn và chủ yếu là người mông sinh sống do vậy tác giả đã chon 3 thôn này để nghiên cứu.

Tại 3 thôn đã chọn, lựa chọn số mẫu tại mỗi thôn cụ thể như sau:

Thôn Pắc Nặn 29 hộ Thôn Khuổi Khí 30 hộ Thôn Khuổi Mạn 29 hộ

Sau khi xãc định được kích cỡ mẫu điều tra, sẽ tiến hành xây dựng bảng hổi.

Bộ câu hỏi phỏng vấn nông hộ được thiết kế trước, sau khi điều tra thử tại thực địa đã được chỉnh sửa và bổ sung hoàn thiện.

+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân với phiếu câu hỏi điều tra.

 Phương pháp quan sát trực tiếp.

Đây là một phương pháp quan trọng cần thiết trong tất cả các cuộc PRA và PPA

3.3.2. Phương pháp phân tích

Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu đề tài được thực hiện như sau:

+ Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiến, các chuyên gia như chủ hộ gia đình, người được vay, cán bộ nông nghiệp.

+ Phương pháp minh họa bằng hình ảnh: Phương pháp biểu đồ, đồ thị được ứng dụng để thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu.

3.3.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Số liệu điều tra các hộ gia đình sau khi thu thập đầy đủ, sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xãc, sai lệch trông đều tra và chuẩn hóa lại các thông tin.

Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp phân tổ, đồng thời được xử lý qua chương trình Excle. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích.

+ Phương pháp phân tích.

-Phương pháp thống kê so sánh.

Các số liệu được so sánh với nhau qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng.

- Số hộ được ủy thác cho vay hộ nghèo - Lãi suất và thời hạn cho vay.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh nhu cầu vay vốn.

- Nhu cầu về mức vay vốn, thời hạn vay, lãi suất vay.

- Mục đích muốn vay.

- Tỷ lệ được cho vay nhu cầu vay.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn cho vay.

- Số lượng và tỷ lệ cho vay hộ nghèo trên địa bán xã.

- Tỷ lệ hoàn vốn trên tổng vốn đã cho vay, tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích.

+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình của hộ cho vay hộ nghèo.

- Thay đổi thu nhập của hộ trước và sau được cho vay hộ nghèo.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã bằng thành huyện pắc nặm tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)