PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính trị trên địa bàn xã
4.2.1. Tình hình tiếp cận nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo trên địa bàn xã
Các thành phần tham gia vào cung cấp vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở xã Bằng Thành bao gồm các tổ chức, chương trình chủ yếu sau:
1. Khu vực chính thức gồm có: NHNo&PTNT huyện Pắc Nặm, NHCSXH huyện Pắc Nặm Đây là lĩnh vực cung cấp vốn chủ yếu trên địa bàn thị xã.
* NHNo&PTNN là định chế cho vay khu vực nông thôn lớn nhất và ngày càng chiếm thị phần lớn trong khối ngân hàng có vốn nhà nước. Vì thế NHNo&PTNT huyện Pắc Nặm là đơn vị cung cấp vốn lớn nhất trên địa bàn thị xã. NHNo&PTNT huyện Pắc Nặm có nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn nhàn rỗi của mọi tổ chức kinh tế và dân cư để đầu tư trực tiếp đến những bộ phận cần vốn cho sản xuất và đời sống đối với nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn thị xã. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân các xã tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn, cũng như thuận tiện trong việc nắm địa bàn, thẩm định, kiểm tra các khoản vay của các cán bộ tín dụng.
* NHCSXH huyện Pắc Nặm là tổ chức phi lợi nhuận với mục đích chủ yếu là cung cấp tín dụng cho người nghèo, nhưng lại không có tiêu chí riêng xãc định khách hàng mà dựa vào quy định của chính phủ. Phương thức cho vay là ủy thác từng phần cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội. Nguồn vốn chủ yếu là vay từ ngân hàng nhà nước. Tỷ lệ nguồn vốn huy động thấp vì lãi suất tiền gửi thấp chỉ bằng nửa của ngân hàng thương mại.
Lãi suất cho vay luôn thấp hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại nên chính phủ luôn phải bù đắp và ngân hàng cũng khó bền vững về tài chính, sản phẩm thu hút tiết kiệm còn yếu. Trong những năm qua, NHCSXH huyện Pắc
Nặm đã thực hiện các nghiệp vụ như: Cho vay, huy động vốn, thanh toán, nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức phi chính phủ, chính quyền địa phương đầu tư cho các công trình, các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Bên cạnh đó, NHCSXH huyện Pắc Nặm luôn bám sát các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm triển khai kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi, chủ động xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn đến các xã. Như vậy, NHCSXH huyện Pắc Nặm đã có vai trò rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
2. Khu vực bán chính thức: Gồm các tổ chức quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động tiết kiệm và tín dụng như: Hội Phụ Nữ và Hội Nông Dân.
Các tổ chức này đóng vai trò trung gian quan trọng giữa NHCSXH trong việc đưa các công cụ tài chính đến với người dân. Với vai trò trung gian, các tổ chức này có nhiệm vụ thu lãi và gốc theo tháng từ các hộ đã vay vốn từ ngân hàng.
3. Khu vực phi chính thức: Gồm các tổ chức tín dụng nằm ngoài các đối tượng trên. Các TCTD này tuy hoạt động tự do nhưng vẫn có những nguyên tắc nhất định giữa người đi vay và người cho vay để tránh các rủi ro về tín dụng. Khu vực này trên địa bàn xã hoạt động đa dạng từ vay mượn bà con, bạn bè, hàng xóm…với lãi suất rất thấp hay không phải trả lãi cho đến việc phải vay vốn tư nhân với lãi suất cao hơn cả ngân hàng, mua chịu hàng hóa, vật tư và các yếu tố đầu vào khác, các tổ chức phường, hụi, họ…Vì khu vực này thủ tục cho vay đơn giản, thời gian nhận vốn nhanh nên khi có nhu cầu cần vốn gấp các hộ sản xuất thường tìm đến các TCTD này để vay vốn.
Khu vực cho vay vốn này đã cung cấp một lượng vốn không ít hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của các hộ sản xuất.
4.2.1.2. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống TDN NHNo&PTNT
Hình 4.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống TDNT Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với hộ dân như sau:
- NHNo&PTNT giao dịch với các hộ dưới hình thức trực tiếp không thông qua tổ chức xã hội nào. Người dân tự đi vay vốn theo khả năng thế chấp tài sản vốn có của mình, sau đó ngân hàng giải ngân trực tiếp, việc trả vốn và lãi người dân cũng giao dịch thẳng với cán bộ tín dụng của ngân hàng. UBND xã chỉ là nơi xác nhận đơn xin vay vốn của hộ sản xuất.
- NHCSXH giao dịch với hộ thông qua tổ chức hội, đoàn thể: Hội Phụ Nữ. Vì đối tượng phục vụ của ngân hàng chủ yếu là hộ nghèo, không có tài sản thế chấp mà phải dựa vào tín chấp của các tổ chức đoàn hội của thôn, xã.
Chính các tổ chức đoàn hội này sẽ là người trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn, tiến hành thu lãi hàng tháng cho ngân hàng.
Tổ chức hội
Tổ trưởng tổ vay vốn Ngân hàng chính sách xã
hội
Các hộ dân
NHNo&PTNT Vay tư nhân, bạn bè
- Cho vay tư nhân, bạn bè: hình thức cho vay này rất đơn giản, cho vay trực tiếp, không thông qua tổ chức nào và thường thì họ là những người quen biết nhau.
4.2.1.3. Quy trình tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách xã hội trên địa bàn xã a. Các kênh tiếp cận từ khu vực chính thức
* NHNo&PTNT xã Bằng Thành + Quy trình vay vốn:
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình vay vốn của NHNo&PTNT xã Bằng Thành
4+ Thủ tục vay vốn: Thủ tục vay bao gồm: Đơn vay vốn, sổ vay vốn (đối với trường hợp vay trên 20 triệu đồng) hoặc giấy vay vốn (trường hợp vay dưới 20 triệu đồng), giấy nhận nợ, tài sản thế chấp (sổ đỏ…). Nếu đủ điều kiện vay thì sau khi được cán bộ tín dụng huyện xét duyệt sẽ được nhận tiền ngay.
Hồ sơ do Ngân hàng cấp
Người dân làm đơn vay vốn
UBND xã xãc nhận đơn vay
Người dân mang hồ sơ lên gặp cán bộ tín dụng huyện
Cán bộ tín dụng huyện thẩm định đơn vay
Giải ngân vốn cho vay hoặc từ chối cho vay
- Mức vốn vay: Tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn và tài sản thế chấp.
- Phương thức thu lãi, gốc:
+ Lãi: Được thu theo quý, đến cuối tháng người dân phải đến đóng lãi.
+ Gốc: Tiền gốc các hộ nộp trực tiếp cho cán bộ tín dụng huyện về thu ở xã. Sau đó cán bộ tín dụng nộp lại cho ngân hàng.
* NHCSXH xã Bằng Thành - Quy trình vay
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình vay của NHCSXH trên địa bàn xã Bằng Thành - Thủ tục vay vốn: Khá đơn giản vì không cần tài sản thế chấp.
- Mức vốn vay: Đối với hộ nghèo hay với các hộ trung bình vay theo chương trình hộ nghèo thì mức vay tối đa là 100 triệu đồng/hộ. Đối với các hộ vay theo chương trình nước sạch môi trường thì mức vay tối đa là 4 triệu đồng/hộ. Đối với các hộ vay theo chương trình học sinh - sinh viên thì mức
Tổ chức hội
Tổ trưởng tổ vay vốn
Người dân
Ngân hàng chính sách xã hội
Giải ngân sau 30 ngày
Họp tổ bình xét cho vay
vay tối đa trên một năm là 8,6 triệu đồng. Cho vay giải quyết việc làm tối đa là 100 triệu đồng tùy theo mô hình sản xuất của hộ vay vốn.
- Phương thức thu lãi, gốc: Tiền lãi và gốc được ủy thác cho các hội ở xã Bằng Thành thu sau đó nộp lại cho Ngân hàng.
b. Các kênh tiếp cận từ khu vực bán chính thức
- Quy trình vay vốn: Tham gia vào lĩnh vực này có tổ chức xã hội gồm Hội Phụ Nữ. Thủ tục cho vay ở các hội này khá đơn giản, các hộ muốn vay vốn gặp trực tiếp cán bộ các hội tín dụng ở các thôn trình bày mục đích muốn vay vốn. Nếu thấy thỏa đáng cán bộ các hội ở các thôn sẽ trình bày lên cán bộ các hội ở xã. Sau khi xem xét cán bộ các hội ở xã sẽ họp bàn để xem hộ nào thực sự khó khăn và cần vốn hơn thì sẽ giải ngân trực tiếp vốn vay cho các hộ đó.
- Thủ tục vay vốn: Vay ở lĩnh vực này cũng khá đơn giản, nhưng điều quan trọng là nếu muốn được vay vốn ở các hội này thì các hộ muốn vay vốn phải là thành viên của hội. Các hộ muốn vay vốn chỉ cần làm đơn xin vay vốn nộp cho cán bộ các hội. Sau khi xem xét nếu thấy hợp lý cán bộ các hội sẽ giải ngân vốn vay cho các hộ.
- Mức vốn vay: Do nguồn vốn của các hội này không lớn nên mỗi thành viên của hội chỉ được vay tối đa 100 triệu đồng/hộ.
- Phương thức thu lãi, gốc: Lãi và gốc các hộ nộp trực tiếp cho cán bộ các hội ở các thôn. Sau đó cán bộ các hội ở các thôn nộp lên cho cán bộ các hội ở xã. Lãi được thu theo tháng.
c. Các kênh tiếp cận từ khu vực phi chính thức
- Quy trình vay của khu vực này khá đơn giản, bên cần vay sau khi tìm hiểu qua bạn bè, bà con, người thân… sẽ tới gặp bên có vốn hỏi vay, sau khi thỏa thuận xong nếu được sẽ cho vay trực tiếp, còn không thì thôi.
- Thủ tục vay vốn: Phần lớn là giao dịch bằng miệng, chỉ có một vài trường hợp nếu mức vốn vay lớn họ ghi giấy nợ và bắt buộc bên đi vay kí vào để đề phòng rủi ro.
- Mức vốn vay: Tùy thuộc vào nhu cầu của bên vay và khả năng đáp ứng của bên cho vay.
- Phương thức thu lãi, gốc: Phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên mà có cách thu lãi và gốc khác nhau, không theo một quy định nào. Thông thường bên cho vay thu lãi và gốc một lần theo quy định vì trong trường hợp này thường là lãi suất cao nên bên vay chỉ vay trong thời gian ngắn.
d. Điều kiện, thời hạn, lãi xuất cho vay và mức vốn vay của các tổ chức TDNT tới các hộ nghòe được ủy thác cho vay.
Bảng 4.5: Điều kiện, thời hạn và lãi suất cho vay của các tổ chức TDNT tới các hộ nghèo được ủy thác cho vay
Kênh cho vay Điều kiện vay Thời hạn vay (năm)
Lãi suất vay (%/tháng) 1. NHNo&PTNT Thế chấp
Tín chấp
2 5
1,2 0,55
2. NHCSXH Tín chấp 5-10 0,55
3. Hội phụ nữ Tín chấp 5-10 0,55
4. Bà con, bạn bè Tín chấp - 0,00
0,50
5. Cho vay tư nhân Tín chấp -
1,00 1,50 1,20 ...
(Nguồn: Các tổ chức tín dụng cung cấp,2018) Nhận xét: Điều kiện vay: Để được vay vốn ở các tổ chức TDNT các hộ phải có hộ khẩu thường trú tại xã Bằng Thành. Ngoài ra ở mỗi tổ chức tín dụng khác nhau sẽ có đòi hỏi những điều kiện vay khác nhau nữa.
- Các hộ vay vốn ở NHNo&PTNT Pắc Nặm: NHNo&PTNT hiện đang cho vay theo hai hình thức là cho vay có tài sản thế chấp và cho vay tín chấp.
Các tài sản được thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà cửa và các tài sản cố định. Các tài sản này được các cán bộ tín dụng sử dụng khi các hộ vay vốn không thể trả nợ và để giảm nguy cơ từ chối hoàn trả vốn vay.
- Các hộ vay ở NHCSXH Pắc Nặm: Các hộ được vay vốn ở ngân hàng này là các hộ có tên trong danh sách hộ nghèo của xã hoặc có tên trong các chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình nước sạch môi trường nông thôn, chương trình cho vay học sinh – sinh viên. Các hộ này được vay vốn theo hình thức vay tín chấp không cần phải thế chấp tài sản.
- Các hộ vay ở các hội thì phải là thành viên của hội mới được vay vốn theo hình thức vay tín chấp không cần phải thế chấp tài sản.
- Các hộ vay vốn ở khu vực phi chính thức thì chỉ cần dựa vào mối quan hệ quen biết, tin tưởng lẫn nhau để cho vay tín chấp mà không cần phải thế chấp tài sản.
* Thời hạn vay:
- NHNo&PTNT Pắc Nặm: NHNo&PTNT có ba thời hạn cơ bản đó là vay ngắn hạn (các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng), vay trung hạn (các khoản vay từ 12 tháng đến 36 tháng), vay dài hạn (các khoản vay có thời hạn trên 36 tháng).
- NHCSXH Pắc Nặm: cho vay 36 tháng đối với các hộ vay theo chương trình hộ nghèo và các hộ vay theo chương trình nước sạch vệ sinh môi trường. Còn cho học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn, thời hạn vay được xãc định như sau: Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay. Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.
- Các hội cho vay thời hạn tối đa là 36 tháng.
- Các tổ chức phi chính thức: khó xãc định được thời hạn cho vay vì đôi khi đến hạn mà người vay chưa trả được thì người cho vay có thể gia hạn thêm cho người vay cho đến khi người vay có trả hoặc người cho vay đòi nợ mới kết thúc thời hạn vay vốn.
Như vậy, ta thấy nhìn chung thì các tổ chức TDNT cho các hộ vay vốn chủ yếu là cho vay dài hạn và trung hạn.
* Lãi suất cho vay:
- NHNo&PTNT Pắc Nặm: Hiện nay ngân hàng đang áp dụng lãi suất 0,55%/tháng đối với các khoản vay dài hạn và trung hạn.
- NHCSXH Pắc Nặm và các hội hiện đang cho vay với lãi suất 0,65%/tháng đối với các khoản vay trung hạn. Các tổ chức tín dụng này không cho vay ngắn hạn.
- Cho vay tư nhân: Những người cho vay tư nhân hiện đang cho vay với nhiều lãi suất rất đa dạng có khi còn cao hơn lãi suất của ngân hàng. Hiện lãi suất phổ biến là 2%/tháng.
- Bạn bè, hàng xóm: Khi vay ở đây những người đi vay hầu như không phải trả lãi vì thường họ giúp nhau là chính, còn nếu phải trả lãi thì thường rất thấp với những món vay lớn. Nhìn chung lãi suất của các tổ chức TDNT không cao và rất phù hợp với khả năng trả lãi của những hộ sản xuất nông nghiệp.