PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính trị trên địa bàn xã
4.3.3. Những thuận lợi và khó khăn của các hộ được ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hôi và các tổ chức chính tri-xã hội trên địa bàn xã
4.3.3.1. Những thuận lợi của các hộ được ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã
- Thị trường TDNT tại xã đã có một mạng lưới tổ chức rộng lớn nên tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo, nguồn vốn khá mạnh và tập trung, sẵn sàng cung ứng vốn tín dụng cho các hộ vay vốn sản xuất.
- Nhờ nguồn vốn được ủy thác cho vay hộ nghèo đã làm tăng kết quả và hiệu quả sản xuất cả về mặt số lượng và chất lượng giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập và tạo ra đời sống ổn định cho người dân.
- Chất lượng dịch vụ và uy tín của các tổ chức TDNT từng bước được nâng lên rõ rệt. Cán bộ tín dụng thôn xã rất nhiệt tình và gần gũi với người dân nên tạo điều kiện thuân lợi trong việc phổ biến, tuyên truyền kiến thức về tín dụng cho các hộ giúp họ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn trên địa bàn.
- Vốn vay từ các TCTD chính thức đã giúp các hộ giải quyết được vấn đề thiếu vốn trong cuộc sống và các mục đích cần thiết khác
4.3.3.2. Những khó khăn của các hộ được ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã
Tuy có mạng lưới tổ chức rộng lớn nhưng các TCTD ở nông thôn vẫn có những quy định vay vốn khắt khe không thể đáp ứng được nhu cầu vay của các hộ. Như vay ở NHCSXH và các hội thì không thể vay số tiền quá lớn, nên khi cần vốn lớn bắt buộc các hộ phải tìm đến những nguồn vay khác với lãi
suất cao hơn như vay ở tư nhân và vay ở NHNo&PTNT. Mà muốn vay ở NHNo&PTNT thì cần phải có tài sản thế chấp nên nếu không có tài sản thế chấp thì các hộ chỉ còn biết tìm đến vay tư nhân với lãi suất rất cao.
- Chất lượng dịch vụ ủy thác của Hội, đoàn thể đặc biệt là việc trực tiếp thực hiện của Hội, đoàn thể cấp xã thiếu sâu sát, chưa thực sự chủ động thực hiện đầy đủ các nội dung công việc được ủy thác như chất lượng kiểm tra giám sát thấp, kiểm tra sau cho vay hình thức, không kiểm tra hoạt động của tổ TK&VV, lưu giữ hồ sơ chưa đầy đủ, chưa thường xuyên tham gia hướng dẫn khách hàng đến giao dịch tại Điểm giao dịch xã, chưa cụ thể hóa bằng văn bản việc thống nhất quy chế sử dụng phí ủy thác, chứng từ thanh quyết toán chi từ phí phí ủy thác còn thiếu.
- Một số tổ thiết lập hồ sơ còn sai sót, có trường hợp hướng dẫn các hộ làm hồ sơ không đúng mục đích sử dụng vốn thực tế; Hầu hết các tổ vay vốn chưa duy trì sinh hoạt theo quy định, chủ yếu tập trung thu lãi, tiết kiệm của hộ gia đình. Biên bản họp ghi sơ sài, thiếu nội dung, một số tổ chưa kịp thời tuyên truyền để các hộ gia đình vay vốn hiểu rõ chủ trương, mục đích việc huy động tiết kiệm tại Tổ vay vốn, do vậy tỷ lệ hộ gia đình vay vốn tham gia gửi tiết kiệm thấp, thậm chí không tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng.
- Đa số các hộ trong nhóm hộ nghèo chỉ được tiếp cận với lượng vốn ưu đãi nhỏ. Nguyên nhân một phần là do trình độ văn hóa của nhóm hộ này, khi vay vốn làm ăn thua lỗ sợ không trả được nợ.
- Đối tượng vay của NHCSXH và các hội rất hạn hẹp.
- Các hộ muốn vay vốn nhiều để mở rộng đầu tư sản xuất với quy mô lớn nhưng lại không được cho vay vì các kế hoạch này chỉ phát huy hiệu quả trong tương lai mà cán bộ tín dụng lại không thể dự đoán được hiệu quả món vay mang lại nên không thể bất chấp rủi ro xảy ra với vốn của họ là các hộ
vay vốn không thu được lợi nhuận thì không trả được nợ nên các TCTD sẽ không mạo hiểm cho vay.
4.4. Đề suất giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được vay vào sản xuất kinh tế hộ và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn
4.4.1. Đế suất giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn ủy thác cho vay nhàm xóa đói giảm nghèo nói riêng và sản xuất kinh tế hộ nói chung trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn
4.4.1.1. Chính quyền xã Bằng Thành
- Chính quyên xã Bằng Thành trong công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, quy định của NHCSXH phải kịp thời để các bộ phận hộ nghèo và đối tượng chính sách khác biết hoặc nhận thức đúng về chính sách tín dụng ưu đãi, dẫn đến việc tham gia và thực hiện nghĩa vụ về vay vốn đầy đủ hơn.
- Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ Tổ TK&VV cần có sự chủ động, không trông chờ NHCSXH và Hội cấp trên.
- Chính quyền xã cần phối hợp với NHCSXH và tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư TW để nâng cao hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.
- Chính quyền địa phương giúp đỡ các hộ được ủy thác c trong việc xãc nhận hồ sơ và hỗ trợ kỹ thuật sản xuất giúp nông hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cải thiện đời sống của nông hộ cũng như phát triển kinh tế địa phương.
4.4.1.2. Đối với hội phụ nữ
- Hội phụ nữ cần kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn của hộ vay phải thường xuyên, nắm bắt và xử lý kịp thời những hộ vay vốn đầu tư sản xuất; một số hộ chuyển mục đích sử dụng hoặc sử dụng vào các hoạt động mất vốn, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn.
- Hội phụ nữ tăng cường vai trò trách nhiệm của tổ chức Hội trong công tác thu hồi nợ, nợ đến hạn đối với các hộ được uỷ thác cho vay.
- Hội phụ nữ phải thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng của các hộ vây, rà soát các khoản nợ đến hạn để kịp thời chỉ đạo đôn đốc, thu hồi nợ nhằm nâng cao chất lượng dư nợ, hạn chế sử dụng biện pháp xử lý nghiệp vụ gia hạn nợ và giảm thiểu tình trạng phát sinh nợ xấu, tuyên truyền nâng cao ý thức của người vay trong sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng
-Hôi phụ nữ nâng cao vai trò, trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ tại Điểm giao dịch xã, kịp thời nắm bắt và xử lý các vấn đề phát sinh của các tổ TK&VV thuộc Hội quản lý.
-Hội phụ nữ cần Phối hợp với NHCSXH tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, đảm bảo 100% cán bộ tham gia vào hoạt động tín dụng chính sách xã hội được tập huấn nghiệp vụ.
- Cùng với việc cho vay vốn, các cấp Hội làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau thoát nghèo và vươn lên làm giàu để đồng vốn mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ :
Ông Hoàng Văn Ngôn - Chủ tịch UBND xã Bằng Thành cho biết: Qua các năm tuyên truyền thực hiện công tác trồng rừng theo dự án 147 thì mấy năm trở lại đây xã Bằng Thành luôn là xã đi đầu trong trông rừng ở Pác Nặm.
Đến nay bà con trong xã đã có sản phẩm rừng trồng để bán, tạo được công ăn việc làm, bà con ý thức được con đường xóa đói giảm nghèo nhờ trồng rừng để có sản phẩm và thu nhập ổn định cho gia đình.
Người dân đầu tư tiền vay để trồng rừng trên các diện tích đã khai thác.
Hiện nay, phong trào bảo vệ và phát triển rừng ở xã Bằng Thành đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào trồng rừng kinh tế. Bởi nhân dân đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng về lợi ích to lớn cả trước mắt cũng
như lâu dài của rừng và kinh tế rừng mang lại. Với những chủ trương kịp thời hợp lý của chính quyền các cấp trong mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc nói chung, trồng phát triển rừng kinh tế nói riêng, do đó nhiều diện tích rừng đã được phủ xanh. Qua sự mạnh dạn đầu tư của người dân trong việc trồng rừng đã tạo được thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Hiện nay, ở địa bàn xã Bằng Thành việc trồng rừng đã trở thành phong trào phát triển kinh tế hộ một cách ổn định vững chắc, nhiều hộ dân như gia đình anh Lục Văn Bạn đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để mở các tuyến đường lâm sinh phục vụ cho việc trồng, chăm sóc và khai thác rừng.
Người dân không còn lo đầu ra cho sản phẩm như trước đây.
Anh Lục Văn Bạn - Thôn Bản Khúa xã Bằng Thành cho biết thêm:
Mong muốn của bản thân anh và bà con trong xã là nhà nước xem xét tạo điều kiện cho bà con được trồng rừng trên những diện tích rừng nghèo kiệt không có giá trị kinh tế. Hỗ trợ bà con về vốn cũng như KHKT để phát triển kinh tế rừng, vì qua thực tế trồng rừng là hướng phát triển phù hợp nhất hiện nay ở xã, nhất là trồng cây keo. Lá cây keo sẽ tự phân hủy tạo thành phân nhờ đó đất luôn màu mỡ. Đặc biệt hiện nay tại xã đã có xưởng sơ chế gỗ nên sản phẩm bà con làm ra đến đâu đều tiêu thụ được đến đó, không còn lo đầu ra cho sản phẩm như trước đây nữa...
Nhờ thực hiện đảm bảo các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với người trồng rừng, nên diện tích rừng ở xã Bằng Thành năm sau luôn cao hơn năm trước. Việc bà con nông dân đã triển khai thực hiện có hiệu quả trồng rừng theo hướng nông - lâm kết hợp nên nghề rừng ngày càng phát trển theo hướng bền vững, rừng được quản lý chặt chẽ hơn. Tạo cho nhiều vùng đất trống đồi núi trọc được phủ xanh, đồng thời tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải tạo được môi trường sinh thái và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.
Tác giả: Nhật Huân (Đài TT-TH Pác Nặm)
- Hội phụ nữ cần khuyến khích và phát huy hơn nữa phương thức cho vay ủy thác thông qua các hội để tạo lập được thị trường vốn đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho người dân, giúp người dân không phải đi lại nhiều mà lại thuận lợi hơn trong việc vay vốn.
4.4.1.3. Đối với các hộ vay vốn
- Các hộ được ủy thác cho vay thiết lập hồ sơ phải chính xác, sử dụng vốn phải đúng mục đích sử dụng vốn thực tế
- Các hộ vay qua ủy thác trong nhóm hộ nghèo cần được tiếp cận với lượng vốn ưu đãi lớn vá cần mở rộng đối tượng vay của NHCSXH.
- Nâng cao năng lực sản xuất của các hộ được ủy thác cho vay vào sản xuất để họ có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, tăng năng lực hoạch toán sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ sản xuất và sự hiểu biết của họ về các TCTD để họ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng hơn.
- Sự hạn chế về trình độ, hạn chế trong hiểu biết về thị trường tín dụng đã làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của các hộ sản xuất cho nên chính bản thân các hộ được vay qua ủy phải chủ động tiếp cận, tìm hiểu về các chương trình tín dụng. Từ đó lựa chọn những chương trình phù hợp với mình, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ủy thác của các hộ.
4.4.2. Đề suất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn được ủy thác cho vay vào xóa đối giảm nghèo nói riêng và sản xuất kinh tế hộ nói chung trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn
4.4.2.1. Về phía chính quyền địa phương
- NHCSXH và các Hội đoàn thể được ủy thác tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách; quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ vay, giải đáp thắc mắc của người dân giúp cho người dân nắm vững chế độ, chính sách, nâng cao ý thức của người vay trong sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng.
- Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa những giống cây, giống con có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương vào sản xuất, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Mở rộng và phát triển các ngành nghề thủ công, ngành nghề phụ, đây chính là điều kiện cho việc sử dụng vốn ủy thác cho vay có hiệu quả của các hộ.
- Tạo điều kiện cho các hộ dân trên địa bàn tiêu thụ hết số lượng nông sản hàng năm được sản xuất ra của các hộ được ủy thác cho vay. Đồng thời giúp nông dân ổn định giá nông sản.
- Cán bộ xã được ủy thác cần Tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường và kịp thời có những định hướng, chiến lược đúng đắn trong phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương.
- Cán bộ được ủy thác cần thực hiện tốt luật đất đai, khẩn trương thực hiện giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo luật định, để thuận tiện trong việc sản xuất thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi cũng như thuận tiện trong vấn đề vay vốn của bà con.
- Cán bộ được ủy thác Cần đào tạo, bồi dưỡng cho ngành nông nghiệp.
Tiếp tục quy hoạch và cải cách đội ngũ cán bộ phục vụ cho nông nghiệp và phát triển nông thôn; đội ngũ này phải đảm bảo cân đối về con người, cân đối về loại hình: Kinh tế, Kỹ thuật, Sinh học, cân đối về tri thức trong từng con người giữa kinh tế và kỹ thuật.
4.4.2.2. Về các tổ tín dụng
- Hội phụ nữ cần xem xét cẩn thận tránh tình trạng có hộ được vay nhiều nguồn, có hộ lại không được vay nguồn nào. Việc cho vay thông qua các Hội phụ nữ cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ về tín dụng, nhanh nhẹn, nhiệt tình trong công tác xã hội, ăn hiểu về kiến thức chuyên môn, sâu xát với hộ được ủy thác cho vay để làm tốt và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn được ủy thác vay của người dân từ ban đầu.
- Các TCTDNT được ủy thác cần có kế hoạch giải ngân vốn kịp thời, tránh rườm rà trong thủ tục để các hộ có nguồn vốn phục vụ vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Trước khi tiến hành cho vay ủy thác cán bộ tín dụng của các tổ chức huyên, xã cần phải thẩm định một cách kỹ lưỡng về các dự án xin vay, khả năng về vốn tự có, tính hiệu quả của dự án xin vay.
- Hội phụ nữ cần đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hộ nông dân thuận lợi, dễ dàng khi vay vốn.
- Hội phụ nữ cần duy trì mối quan hệ lâu dài với các hộ được ủy thác cho vay vốn và các tổ/nhóm vay vốn nhằm hỗ trợ trên các mặt để đôi bên cùng có lợi, qua đó cũng phản ánh nhu cầu nguyện vọng của các hộ sản xuất đối với các TCTDNT và ngược lại
4.4.2.3. Về phía hộ vay vốn
- Khi được ủy thác cho vay cần sử dụng vốn đũng mục đích, phải tiến hành dự án sản xuất ngay
- Hộ được ủy thác cho vay vốn cần nhìn nhận rõ những lợi thế và hạn chế của mình.
- Các hộ được ủy thác cho vay trong sản xuất phải luôn quan tâm theo dõi, nắm bắt thông tin về thị trường, nhận ra được thị trường đang và sẽ có nhu cầu về sản phẩm gì để từ đó lên kế hoạc cụ thể, định vị cây, con cần sản xuất với quy mô lớn hay nhỏ, xãc định năng lực sản xuất tự có của mình rồi định ra số tiền cần vay để thực hiện sản xuất.
- Các hộ được ủy thác cho vay Phải biết tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng vốn và đầu tư vào lĩnh vực nào là hiệu quả nhất và mang lại lợi nhuận cao. Điều này sẽ đảm bảo khả năng thanh toán nợ của hộ.
- Các hộ được ủy thác cho vay phải tích cực tham gia đầy đủ các buổi tổ chức tập huấn ở địa phương nhằm nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất mới và các phương pháp làm ăn hay.