Những thuận lợi và khó khăn của hội phụ nữ trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã bằng thành huyện pắc nặm tỉnh bắc kạn (Trang 58 - 63)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính trị trên địa bàn xã

4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của hội phụ nữ trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

4.3.2.1. Những thuận lợi của hội phụ nữ trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

- Được NHCSXH tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay.

- Được NHCSXH trả phí dịch vụ ủy thác.

Hiện nay mức phí dịch vụ uỷ thác NHCSXH trả cho các tổ chức hội, đoàn thể là 0,04% tính trên số dư nợ có thu được lãi. Số phí đó được coi là 100% và được thống nhất phân bổ cho:

+ Hội, đoàn thể cấp tỉnh là 4,5%

+ Hội, đoàn thể cấp huyện là 9%.

+ Hội, đoàn thể cấp xã là 84%.

Công thức tính như sau:

Tiền phí uỷ thác =

Mức phí uỷ thác

x

Số tiền lãi thực

thu (2) x

Tỷ lệ phí uỷ thác theo chất lượng

dư nợ (3) Lãi suất

cho vay (1)

Ví dụ: Gia đình anh Nguyễn quang long vay 100 triệu từ NHCSXH thông qua hội phụ nữ với lãi suất 0,55 mỗi tháng gia đình anh long đều trả tiền lãi đầy đủ vậy tiền phí ủy thác sễ được tính như sau:

Tiền phí ủy thác= 0,04%*550000*100%=220 đồng.

Trong đó:

(1) Lãi suất cho vay theo thông báo của NHCSXH từng thời kỳ và từng chương trình cho vay;

(2) Số tiền lãi thực thu là số tiền lãi NHCSXH nhận được tương ứng với từng mức lãi suất cho vay;

(3) Tỷ lệ phí uỷ thác được hưởng theo chất lượng dư nợ, cụ thể:

Trường hợp 1: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% dư nợ thì hưởng 100% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 2: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% đến dưới 3% dư nợ thì hưởng 80% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 3: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 3% đến dưới 4% dư nợ thì hưởng 50% mức phí dịch vụ uỷ thác;

Trường hợp 4: Tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác có tỷ lệ nợ quá hạn từ 4% dư nợ trở lên thì không được hưởng phí dịch vụ uỷ thác.

- Nhằm có cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động cho vay một cách thống nhất, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của 2 bên, NHCSXH huyện Pắc Nặm và Hội LHPN xã Bằng Thành đã ký kết Hợp đồng uỷ thác về việc uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong thời gian qua, Hội LHPN xã Bằng Thành đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú như: họp chi, tổ phụ nữ; qua hệ thống Đài Truyền thanh xã…

- Hội đã tuyên truyền, vận động các Chi, tổ phụ nữ thành lập Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH; vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn hội viên Tổ TK&VV giao dịch với NHCSXH; vận động hội viên chấp hành quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng,..

Qua đó, đã có gần 100% hội viên biết về nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi của Chính phủ.

- Để việc thành lập Tổ TK&VV đạt chất lượng cao, công tác lựa chọn đội ngũ cán bộ tổ được Hội coi trọng hàng đầu. Hội LHPN xã đã lựa chọn, giới thiệu những chị em có uy tín, có kinh nghiệm hoạt động tín dụng tiết kiệm... để bầu vào các vị trí chủ chốt của Tổ. Hội đã phối hợp với Ngân hàng

CSXH huyện tập huấn nghiệp vụ quản lý cho 100% cán bộ Hội và Tổ trưởng các Tổ TK&VV.

Việc bình xét cho vay luôn đảm bảo dân chủ công khai, đúng quy trình, đúng đối tượng, tập trung ưu tiên cho vay những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ.

Từ năm 2015 đến nay, Hội đã giúp cho 295 phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.

- Bên cạnh đó, Hội LHPN xã cũng luôn chú trọng chỉ đạo các tổ, nhóm duy trì sinh hoạt theo Điều lệ hội và quy chế của Tổ TK&VV. Cùng với việc thực hiện hoạt động tín dụng, tiết kiệm, thông tin về tình hình sử dụng vốn của các thành viên, hội còn lồng ghép các hoạt động như: Hướng dẫn kiến thức về sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hóa gia đình... qua đó giúp cho phụ nữ nghèo nâng cao hiểu biết và tự tin áp dụng các kiến thức, kỹ năng mới vào trong thực tế cuộc sống và lao động sản xuất.

- Việc quản lý tốt và phát huy hiệu quả của nguồn vốn uỷ thác của NHCSXH huyện Pắc Nặm, Hội LHPN xã Bằng Thành đã phát huy một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an toàn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Thông qua hoạt động uỷ thác của NHCSXH, Hội LHPN xã có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện được các nhiệm vụ chính trị khác. Và quan trọng nhất, thông qua hoạt động uỷ thác, Hội LHPN xã Bằng Thành đã giúp cho hội viên phụ nữ tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn, giúp hội viên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương.

- Với phương thức ủy thác, sự phối hợp chặt chẽ, đồng thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Hội LHPN các cấp trên địa bàn, các hộ nghèo và

các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn nhanh chóng để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ. Từ số vốn được vay của Ngân hàng thông qua ủy thác và hỗ trợ của Hội, phụ nữ được vay vốn đã tích cực cùng các thành viên trong gia đình lao động sản xuất, học tập và ứng dụng kiến thức mới, giảm nghèo có hiệu quả. Qua đó, đã giúp được hơn 2.269 hộ phụ nữ thoát nghèo, tạo cơ sở cho nhiều chị em phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng.

- Thông qua hoạt động ủy thác, các cấp Hội đã phát huy vai trò trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho phụ nữ, nhất là hộ gia đình phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận trực tiếp với các nguồn vốn vay thuận lợi, giúp chị em nâng cao tính tự chủ trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, gắn hội viên với Hội, với chính quyền. Đồng thời, đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chỉ tiêu thoát nghèo của địa phương.

4.3.2.2. Những khó khăn của hội phụ nữ trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã

- Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn của hộ vay chưa được thường xuyên, nên chưa nắm bắt và xử lý kịp thời những hộ vay vốn đầu tư sản xuất gặp rủi ro; một số hộ chuyển mục đích sử dụng hoặc sử dụng vào sinh hoạt trong gia đình nên dần mất vốn, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn còn cao... Trong công tác vận động, đôn đốc xử lý thu nợ, nhất là nợ quá hạn, đối với các tổ tiết kiệm và vay vốn chưa thường xuyên; một số đơn vị chưa xử lý đúng quy trình đối với các hộ nợ quá hạn, từ đó dẫn đến một số hộ nghèo vẫn còn chây ỳ; chế độ sinh hoạt của các tổ tiết kiệm và vay vốn chưa được thường xuyên; công tác kiện toàn nhân sự của các tổ do Hội quản lý còn chậm thực hiện.

- Tăng cường vai trò trách nhiệm của tổ chức Hội trong công tác thu hồi nợ, nhất là nợ quá hạn, nợ đến hạn đối với các hộ gia đình đã vượt nghèo để tiếp tục cho vay mới và giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã bằng thành huyện pắc nặm tỉnh bắc kạn (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)