PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
UBND xã đã tăng cường công tác chỉ đạo trong sản xuất nông, lâm nghiệp, ban hành các Quyết định Phê duyệt phương an sản xuất vụ xuân, vụ mùa, Tập trung chỉ đạo các thôn triển khai thực hiện gieo trồng theo khung thời vụ, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giống cây trồng. Chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng giống cây trồng theo bộ giống thu gọn của huyện quy định.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác PCTT-TKCN, phòng chống bênh, dịch, đói rết cho cây trồng, vật nuôi. Chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt công tác trồng rừng năm 2018, thực hiện nghiêm theo quy định về công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp nhìn chung ổn định và thu được nhiều kết quả:
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2016 - 2018)
STT Loại cây trồng
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018
1 Lúa Vụ xuân 51,6 48,8
696,1
52,2 52,5
2910,9
268,0 256,2
108 Vụ mùa 166,7 188,2 48,7 43,0 811,8 809,3
2 Ngô Ngô
ruộng 3,4 6,1 38,0 17,9 1,3
Ngô đồi 368,8 460,4 368,8 98,3 1,4 1,8
3
Cây hoa màu khác
Cây đỗ
tương 28,6 24,0 0,0 16,0 18,0 0,0 45,7 4,3 0,0 Cây lạc 3,7 2,9 0,0 13,0 13,0 0,0 4,8 0,4 0,0
(Nguồn: Báo tổng kết của 3 năm 2016-2018)
Nhận xét: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt giảm 9,64 tấn so với cùng kỳ năm 2016 (Năm 2016 tổng sản lượng lương thực có hạt: 2.945.5 tấn).
Nguyên nhân sản lượng giảm so với năm 2016 là do tổng diện tích gieo trồng giảm; một số diện tích được bà con thay đổi cơ cấu giống khác nên sản lượng giảm đáng kể. Cụ thể như vụ mùa nhân dân thay thế giống Bao Thai bằng giống lúa Thiên ưu 8, diện tích trồng giống lúa này xuất hiện bệnh lùn sọc đen gây hại nặng.
- Các loại cây trồng khác: Cây đậu tương: Diện tích thực hiện 24,0 ha/28 ha, đạt 85,7% KH. Năng suất đạt 18 tạ/ha, sản lượng đạt 4,3 tấn; Cây lạc: Diện tích gieo trồng 2,9 ha/2 ha, đạt 144% KH, năng suất đạt 13 tạ/ha, sản lượng đạt 0,4 tấn.
Qua bảng 4.2 ta thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của xã bằng thành đạt hiệu quả kinh tế chưa cao chưa tạo ra thu nhập cho người dân do người dân thếu vốn trong sản xuất và tiếp cận nguồn vốn còn kém nguồn vốn tín dụng nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
*Nghành chăn nuôi Trong lĩnh vực chăn nuôi, được sự quan tâm chỉ đạo của các cán bộ thú y nhân dân thực hiện tốt công tác chăn nuôi, chăn sóc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc gia cầm qua thống 3 năm như sau:
Bảng 4.3: Bảng thống kê vật nuôi của xã qua 3 năm (2016-2018)
Chỉ tiêu
Năm
2016 2017 2018
Số lượng % so với
KH Số lượng % so
với KH Số lượng % so vời KH Trâu, Bò 2.49/ 2.52 98,90 2.52 / 2.05 123,00 2.093 76,40
Lợn 3.33 / 3.30 100,80 3.50 / 3.30 106,00 2.16/3.60 58,80 Gia cầm 17.40 /17.40 100,10 19.25 /17.40 110,00 17.72/ 17.00 104,20
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của UBND xã Bằng Thành qua 3 năm 2016 - 2018) Nhận xét: Qua bảng 4.3 ta thấy, số vật nuôi qua các năm có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như sau: Tổng số đàn trâu từ năm 2016 đến năm 2017 tăng 24 con đến năm 2018 có xu hướng giảm 426 con. Tổng đàn lợn năm 2016 đến năm 2017 có xu hướng tăng 137 con đến năm 2018 có xu hướng giảm 1383 con. Tổng đàn gia cầm năm 2016 đến năm 2017 có xu hướng tăng 1847 con đến năm 2018 có xu hướng giảm 1527 con.
Vì với số lượng đạt ra của xã năm 2016 là 2521 con mà năm 2016 trâu chỉ đạt được 2495 con nên so với kế hoạch chiếm 98,9%.
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một xã hội có nguồn lực dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với khoa học kỹ thuật công nghệ sẽ có nền sản xuất phát triển và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70% tổng số lao động trong cả nước, nhưng thiếu năng lực trình độ chuyên môn. Vấn đề sử dụng lao động đang được xã hội hóa hết sức quan tâm vì sự phát triển ồ ạt về nhân lực sẽ dẫn đến mất cân bằng với điều kiện KT- XH. Khi đó không có đủ việc làm để đáp ứng được nhu cầu về số lượng lao động. Vấn đề này sẽ dẫn tới hàng loạt các vấn đề về xã hội như: Nạn thất nghiệp, mất an ninh trật tự, thiếu lương thực thực phẩm, rồi các tệ nạn xã hội khác....
Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Bằng Thành năm 2018
STT Chỉ số Đơn vị Tổng số
1 Tổng số hộ Hộ 745
2 Tổng số khẩu Người 3965
3 Tổng số lao động chính Người 2041
Lao động nông nghiệp Người 1983
Lao động phi nông nghiệp Người 58
4 Một số chỉ tiêu bình quân
Bình quân khẩu/ hộ Khẩu/hộ 6
Bình quân lao đông/hộ Lđ/hộ 3
(Nguồn: Báo cáo UBND xã Bằng Thành năm 2018) Nhận xét: Đánh giá sơ bộ về đặc điểm lao động, những thuận lợi, khó khăn đối với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai.
Thuận lợi: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực HU, HĐND, UBND huyện, sự tạo điều kiện giúp đỡ của các ngành, đoàn thể của huyện. Dân số trong xã đang ở quy mô với một lực lượng lao động khá đông, đủ đáp ứng nhu cầu lao động, trong tương lai nền kinh tế của xã dự kiến tiếp tục có bước phát triển.
Khó khăn: Bằng Thành là một xã có 02 tiểu vùng do vậy việc bố trí dân cư gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH – HĐH rất khó thực hiện. Lực lượng lao động của xã hầu hết đều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, người dân chủ yếu đều làm nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, quy mô sản xuất tạo thành hàng hoá còn nhỏ lẻ, đời sống nhân dân từng thôn không đồng đều. Cơ sở hạ tầng của xã trong thời gian tới chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
4.1.2.3. Về văn hóa xã hội
- Về văn hoá- xã hội: Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đẩy mạnh phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao trong toàn xã, phấn đấu đạt tiêu chuẩn xã văn hoá. Giáo dục huy động 100%
trẻ 5 tuổi vào học mẫu giáo, huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, duy trì sỹ số học sinh, duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, và phổ cập Trung học cơ sở. An ninh - quốc phòng duy trì an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
- Sự nghiệp giáo dục: Năm 2017 tỷ lệ trong độ tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo đạt 401 cháu cao hơn 1,2% so với năm 2016. Số học tiểu học đạt 560 học sinh tăng 1,32 % so với năm 2015. Số học sinh trung học cơ sở đạt 350 tăng 1,2 % so với năm 2015.
- Dân số KHHGĐ và CSSKSS được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên.
Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 đã giảm.
- VH – TDTT: Tổ chức lễ hội gắn với hoạt động văn hoá văn nghệ - TDTT, đảm bảo không khí vui chơi lành mạnh góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, truyền thống bài trừ mê tín, dị đoan, đấu tranh với các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... phong trào VH – văn nghệ TDTT tiếp tục duy trì và phát triển sâu rộng trong địa bàn xã.
- Các chính sách xã hội: Thực hiện tốt các chính sách xã hội chăm sóc các đối tượng chính sách, người có công với nước “thương binh, bệnh binh”
của xã. Tết nguyên đán năm 2018 được sự quan tâm của Đảng và nhà nước 709 hộ nghèo được nhận tiền ăn tết với tổng giá trị trên 500 triệu đồng nhân dân vui mừng và phấn khởi.
Tóm lại, thông qua đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ta thấy địa phương có những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Diện tích đất tự nhiên khá lớn, tương đối màu mỡ.
+ Thu nhập bình quân đầu người tuy chưa cao nhưng đã đảm bảo cuộc sống hàng ngày.
+ Có nguồn nhân lực dồi dào.
+ Được Đảng và Nhà nước quan tâm.
- Khó khăn:
+ Địa hình phức tạp, bị chia cắt, đi lại khó khăn.
+ Thời tiết, khí hậu, thủy văn thất thường, không ổn định và mưa lũ kéo dài.
+ Thiếu nước sản xuất và sinh hoạt diễn ra gay gắt.
+ Trình độ dân trí còn thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn trong sản xuất.
+ Khả năng tiếp cận, tiếp thu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
+ Khả năng tiếp cận thông tin thị trường còn hạn chế.