Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Việc làm cho thanh niên ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Hương Trà là một thị xã đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trên trục quốc lộ 1A, cách thành phố Huế 17 km về phía Bắc, là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Huế, cùng với thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang tạo thành 3 cực của tam giác vệ tinh đô thị quan trọng của tỉnh. Doở vị trí trung độ của cả tỉnh nên Hương Trà tiếp giáp với nhiều đơn vị hành chính cùng cấp trong tỉnh:

Phía Đông giáp với thành phố Huế và huyện Phú Vang, Thị xã Hương Thủy.

Phía Tây giáp với huyện Phong Điền, huyện A Lưới.

Phía Nam giáp với thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới.

Phía Bắc giáp với huyện Quảng Điền và Biển Đông.

Hương Trà có tọa độ địa lý: Từ 107036’30’’ đến 107004’45’’ kinh độ Đông và từ 106016’30’’ đến 106036’30’’ vĩ độ Bắc.

Tổng diện tích tự nhiên của Hương Trà là 518,534 km2, 112.518 người (theo thống kê năm 2011). Thị xã Hương Trà nằm giữa sông Hương và sông Bồ, có miền núi, đồng bằng và vùng duyên hải. Trên địa bàn thị xã có bờ biển dài 7 km, có quốc lộ 1A chạy ngang dài 12 km song song với tuyến đường sắt Bắc Nam, có các tuyến Quốc lộ 49A dài 25km nối thành phố Huế với huyện miền núi A Lưới, Quốc lộ 49B dài 7km nối các xã vùng biển; có các tuyến đường Tỉnh lộ 8A, 8B, Tỉnh lộ 4, đường kinh tế quốc phòng, có ga Văn Xá (km 678) thuộc phường Hương Văn thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá, có 2 con sông lớn của tỉnh chảy qua: Sông Bồ dài 25 km, sông Hương dài 20 km, có Phá Tam Giang rộng 700 ha.

Toàn thị xã có 16 đơn vị hành chính, theo địa hình chia làm 3 vùng:

+ Vùng miền núi và gò đồi có 5 xã: Hồng Tiến, Bình Điền, Bình Thành, Hương Bình và Hương Thọ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Vùng đồng bằng và bán sơn địa gồm các phường: Hương Hồ, Hương Chữ, Hương An, Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vân, Tứ Hạ và các xã Hương Toàn, Hương Vinh.

+ Vùng đầm phá và ven biển có 2 xã: Hương Phong và Hải Dương.

Nhìn chung thị xã Hương Trà có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu văn hóa, chuyển giao khoa học –kỹ thuật.

Với vị trí địa lý, địa hình như vậy Hương Trà rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu văn hoá cũng như phát triển kinh tế tuyến hành lang Huế- Tứ Hạ-Đông Hà.

Bản đồ hành chính thị xã Hương Trà

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Khí hậu là tổng hợp các yếu tố thời tiết mang tính quy luật, bị chi phối bởi điều kiện địa hình và địa lý. Khí hậu có mối liên quan chặt chẽ với các hoạt động sống của con người cũng như động, thực vật trên trái đất.

Đối với sản xuất nông nghiệp, khí hậu, thời tiết không những là một yêu cầu không thể thiếu được mà còn quyết định năng suất và kết quả thu hoạch. Vì vậy, hiểu biết và nghiên cứu các quy luật của khí hậu, thời tiết có ý nghĩa kinh tế to lớn và rất thiết thực cho việc quy hoạch vùng trồng trọt và lựa chọn loại cây trồng thích hợp.

Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, khí hậu hàng năm phân hóa thành hai mùa tương đối rõ rệt: Mùa nóng hạn bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa ẩm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

Khí hậu, thời tiết của thị xã Hương Trà mang tính chất chung thời tiết, khí hậu của tỉnh, nhưng bên cạnh đó cũng mang những đặc điểm riêng có của khí hậu tiểu vùng.

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,30C, nhiệt độ tối đa là 41,80C, nhiệt độ tối thiểu là 10,50C. Tổng tích nhiệt hằng năm là 9.1500C, số giờ nắng trung bình hằng năm là 1.952 giờ.

Chế độ nhiệt mùa Đông do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, không khí lạnh và gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ giảm, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông 23,40C, giữa các vùng trong huyện nhiệt độ chênh nhau không đáng kể.

Chế độ nhiệt mùa Hạ từ tháng 4 trở đi nhiệt độ tăng lên rõ rệt, nhất là từ thời kỳ gió Tây-Nam hoạt động mạnh. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hạ là 28,50C.

Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa thường tập trung vào khoảng từ tháng 8 đến cuối tháng 12 hằng năm, lượng mưa tập trung cao vào tháng 9 đến tháng 11 và thường gây ra những cơn lũ, giai đoạn này lượng mưa thường chiếm từ 70-75% tổng lượng mưa hằng năm. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2.995,5 mm. Lượng mưa cao nhất là 4.937 mm, lượng mưa thấp nhất là 1.882 mm. Số ngày mưa bình quân là 153 ngày.

Chế độ gió:Chế độ gió diễn biến theo mùa và phân thành 2 mùa rõ rệt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Gió Tây - Nam: Khô nóng, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm, vận tốc gió trung bình là 3-4m/s, cực đại có lúc lên đến 9m/s.

Gió Đông- Bắc: Ẩm lạnh và kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau mang theo không khí lạnh và mưa, tốc độ gió trung bình 3,5-4m/s, tháng Giêng là thời kỳ gió Đông- Bắc hoạt động mạnh nhất.

Bão thường xuất hiện từ tháng 8, tập trung và thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10, tần suất bão trung bình là 0,4 trận.

Độ ẩm: Độ ẩm tương đối bình quân hằng năm là 84,5%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 15%. Tính chất của các dòng không khí khác nhau trong các mùađã tạo nên hai thời kỳ khô vàẩm khác nhau. Mùa Đông độ ẩm lớn hơn và thường mưa nhiều.

Thời tiết khí hậu có nhiều thuận lợi đồng thời cũng gây không ít những khó khăn tác động tới quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Trà.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản

* Tài nguyên nước và tài nguyên biển: Thị xã Hương Trà có nguồn tài nguyên nước phong phú và phân bố đều khắp các vùng. Với 837ha diện tích mặt nước đầm phá, 7km bờ biển, 250 ha đầm phá nên Hương Trà có lợi thế lớn về thủy sản. Trên địa bàn có hai con sông chính: Sông Bồ và sông Hương, hầu hết các sông suối đều đổ vào hai con sông lớn này. Các sông này có lưu vực lớn từ 20 đến 25.000 km2. Sông Bồ đi theo ranh giới phía Bắc qua thị xã với chiều dài 25km, lưu lượng dòng chảy là 4.000m3/s. Sông Hương đi qua ranh giới phía Tây Nam của thị xã với chiều dài 20km, có lưu lượng dòng chảy trung bình là 6.000m3/s. Các khe suối ở vùng núi, đồi: Có rào Bình Điền dài 3km đỗ vào nhánh Hữu Trạch, Khe Điên đỗ vào rào Bình Điền dài 8km, Khe Cù Mông dài 12km, Khe Đầy, khe Vượng, Khe Rưng, Khe Máu…và 13 hồ chứa nước khác cùng với vùng đầm Phá Tam Giang. Với diện tích mặt nước lớn và nhiều loại hải sản quý như: mực, tôm hùm… là một lợi thế lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

*Tài nguyên Đất: Năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Hương Trà là 51.853,04 ha chiếm 10,3% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (503.320,52 ha). Gồm đất sản xuất nông nghiệp 8.959,01 ha chiếm 16,41%

Trường Đại học Kinh tế Huế

tổng diện tích đất tự nhiên, Trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 5.566,84 ha ; đất trồng cây lâu năm 2.942,33 ha. Đất lâm nghiệp là 29.996,73 ha chiếm 57,85% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nuôi trồng thủy sản là 433,05 ha chiếm 0,84% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 12.381,19 ha chiếm 23,88% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng là 516,2 ha chiếm 1,0%.

*Tài nguyên rừng: Trong những năm qua, nhờ có nhiều dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, ngành lâm nghiệp đang có những bước tiến nhảy vọt. Đến năm 2011, diện tích rừng tập trung toàn thị xã đạt 1.812,6 ha và 180 nghìn cây phân tán.

Đầu tư nâng cao độ che phủ của rừng góp phần cải tạo môi trường sinh thái và giảm bớt thiệt hại do hạn hán và lũ lụt, bão gây ra hàng năm như hiện nay.

Một phần của tài liệu Việc làm cho thanh niên ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)