Đánh giá chung về thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Việc làm cho thanh niên ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.3. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1. Mặt tích cực

Hằng năm nguồn lao động của thị xã tiếp tục gia tăng, số thanh niên bước vào tuổi lao động cũng không ngừng được tăng lên. Thanh niên là một lực lượng lao động chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của thị xã. Trong thời gian qua, Đảng bộ và Thị Đoàn thị xãđã có nhiều giải pháp và chính sách nhằm phát triển công tác hướng nghiệp, tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên.

Thị xã cũng đã khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư, phát triển kinh tế và tạo việc làm và đạt được những thành tựu cụ thể như:

Trong nhiệm kỳ vừa qua, BTV Thị Đoàn chỉ đạo các cơ sở trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền trong ĐVTN về thông tin việc làm, học nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên. BTV Thị Đoàn đã phát động phong trào “ 5 xung kích phát triển KT – XH và bảo vệ tôt quốc” và “ 4 đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp” đã đạt nhiều kết quả tốt và có bước phát triển cả về quy mô và số lượng. Bên cạnh đó, các cấp bộ đoàn tiếp tục làm tốt việc chăm lo hỗ trợ thanh niên, chú trọng xây dựng các mô hình điểm, chính sách giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp, cung cấp thông tin về nghề nghiệp, việc làm, định hướng chọn nghề cho ĐVTN. Đoàn khối trường học cũng đã thường xuyên tổ chức các buổi định hướng chọn nghề cho Đoàn viên học sinh, thu hút hàng ngàn lượt Đoàn viên học sinh tham gia [14].

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh đó, BTV Thị Đoàn đã chỉ đạo BTV các Đoàn xã -phường tích cực cung cấp thông tin về tham gia các lớp tư vấn, định hướng nghề, các lớp nghề miễn phí đến đông đảo ĐVTN.

2.3.2. Mặt khó khăn và hạn chế

− Hầu hết thanh niên trên địa bàn đều thiếu vốn để kinh doanh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nhìn chung cao song chất lượng lao động thực tế chưa cao khiến cho giải quyết việc làm cho thanh niên gặp nhiều khó khăn.

− Ngân sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm còn quá ít so với nhu cầu, nguồn vốn bổ sung hằng năm chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn tạo việc làm và xuất khẩu lao động của thanh niên.

− Tuy thị xã cũng đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên nhưng nhiều chủ trương chính sách chưa được cụ thể hóa nên đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm và khuyến khích thanh niên lập thân, lập nghiệp.

− Bên cạnh đó ý thức của một số bộ phận thanh niên với việc làm phổ thông chưa cao, việc mở lớp dạy nghề miễn phí cho thanh niên có ít thanh niên tham gia nên khó triển khai; tổ chức Đoàn chưa đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về việc làm đến ĐVTN; một bộ phận thanh niên chưa chủ động tìm kiếm việc làm, thông tin về việclàm, còn mang tư tưởng trông chờ, ỷ lại

Tóm lại: Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thị xã vẫn còn hạn chế. Để khắc phục nhũng hạn chế đó đòi hỏi cần phải có sự phối hợp giữa các ban ngành, ý thức tự giác của thanh niên trong việc nâng cao trình độ và tìm việc làm phù hợp với năng lực để dem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và XH.

2.3.3. Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra

Nguyên nhân của kết quả đạt được:

+ Trước hết là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của thường vụ thị ủy, UBND thị xã và sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước.

+ Sự năng động, sáng tạo và nhiệt tình của thanh niên. Đặc biệt là tinh thần biết học hỏi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Bên cạnh đó nhờ những chính sách tạo việc làm của chính quyền địa phương đã góp phần vào công cuộc xây dựng thị xã Hương Trà ngày càng phát triển .

Nguyên nhân của hạn chế:

+ Do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cấp các ngành trong việc giải quyết việc làm. Địa phương chưa tạo được nhiều việc làm cho thanh niên vì vậy thanh niên phải đi làm ăn xa.

+ Các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình” nhằm tranh giành và lôi kéo lực lượng thanh niên; đồng thời mặt trái của cơ chế thị trường cũng phần nào tác động đến tâm tư tình cảm, niềm tin lý tưởng và nhiệt tình cách mạng trong một bộ phận thanh niên,

+ Trìnhđộ của thanh niên thực tế chưa cao vì vậy khó đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Những vấn đề đặt ra:

Qua việc khảo sát tình hình việc làm của thanh niên thịxã Hương Trà tôi đã tìm ra những vấn đề như sau:

+ Cơ cấu kinh tế thị xã từ năm 2006 đến nay đã có những bước chuyển biến lớn. Từ năm 2006 về trước, lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm hơn 73% trong tổng đóng góp GDP của thị xã, nhưng từ năm 2006 đến nay đã có một sự thay đổi nhanh chóng khi mà lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 86,5% trong tổng đóng góp GDP. Đó là điều đáng mừng nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi về trình độ kỹ thuật cao từ những nhà hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng- dịch vụ đến lực lượng thanh niên.

+ Qua khảo sát tôi thấy trình độ văn hóa của thanh niên cũng đạt được mức khá cao nhưng vẫn chưa tương xứng với quá trình phát triển của thị xã. Hương Trà đã lênđược thị xã điều này đặt ra những vấn đề về kinh tế như khả năng đầu tư từ các tỉnh lân cận, nhà nước hay các tổ chức quốc tế là tương đối cao. Và các nhà đầu tư yên tâm hơn nếu địa phương có sự đầu tư cho lực lượng thanh niên để họ có học vấn cao hơn, có trìnhđộ chuyên môn và đặt biệt là có ý thức lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Trong thời gian qua thị xã có phối hợp với trung tâm dạy nghề Thừa Thiên Huế, hay mở ra nhiều trung tâm dạy nghề ở thị xã là điều đáng được phát huy. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận ra một điều là có nhiều người đi học nghề rồi nhưng vẫn không xin được việc mặc dù xin vào những ngành nghề đúng với chuyên môn. Điều đó thị xã cần phải xem xét lại công tác giải quyết việc làm của thị xã mình. Hay do bản thân những người đi xin việc chưa đủ năng lực.

+ Công tác xuất khẩu lao động của thị xã trong nhiều năm qua đãđược chính quyền địa phương quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Số lương lao động đi xuất khẩu chưa nhiều, đại đa số lao động được đi xuất khẩu qua nước malayxia nên thu nhập của lao động không cao lắm.

+ Việc tạo điều kiện cho vay vốn để giải quyết việc làm trong năm 2013 còn quá ít trong khi đó vốn vay là tiền đề để phát triển kinh doanh, nhất là đối với tầng lớp thanh niên khi họ có ý thức lao động tốt và đầy nhiệt huyết sáng tạo. Vì thế chính quyền thị xã cần có những chính sách hỗ trợ về vốn để giúp thanh niên phát huy vai trò là người chủ tương lai của đất nước.

Tóm lại, chương 2 đã tiến hành phân tích tình hình giải quyết việc làm cho thanh niên tại thị xã Hương Trà.Thông qua việc đánh giá cho thấy việc làm của thanh niên trên địa bàn thị xã có chiều hướng tăng theo từng năm, nhưng khả năng tạo việc làm và phân phối thu nhập ở mức thấp do tiềm lực tài chính và các chính sách liên quan. Bên cạnh đó là vấn đề tạo việc làm của các cơ sở, doanh nghiệp chưa nhiều, hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp không thường xuyên tuyển dụng lao động. Đó chính là nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm tại địa phương của thanh niên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Việc làm cho thanh niên ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)