CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
2.2. Tình hình việc làm của thanh niên ở thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Quy mô và trình độ của thanh niên
Thị xã Hương Trà có dân số đông ( 112.518 người). Trong đó lực lượng thanh niên tính đến 2011 là 31.781 người chiếm 28,24% dân số toàn thị xã và 40,48% lực lượng lao động xã hội. Hầu hết lực lượng thanh niên trên địa bàn thị xã đều chăm chỉ trong lao động, ham học hỏi tìm tòi để nâng cao dân trí, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.7. Tình hình dân số, thanh niên của thị xã Hương Trà giai đoạn 2007 – 2011
Năm Thanhniên(người)
Dân số phân theo giới tính (người)
Dân số phân theo thành thị nông
thôn
Nam Nữ Thành
thị
Nông thôn
Năm 2007 29.985 58.695 57.664 8.038 108.321
Năm 2008 30.169 59.112 57.114 8.080 108.146
Năm 2009 30.254 56.878 56.971 7.802 106.047
Năm 2010 31.485 56.559 55.768 7.616 104.712
Năm 2011 31.781 56.342 56.176 8.085 104.433
[Nguồn:Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2011]
Quá trình về khảo sát đề tài nghiên cứu, tôi đã chọn ngẫu nhiên 110 hộ gia đình có nhân khẩu thuộc 3 xã Hương Xuân, Hương Phong và Hương Thọ tương ứng với 3 xã đồng bằng, vùng biển và vùng núi ở thị xã Hương Trà. Đề tài tiến hành khảo sát cơ cấu thanh niên xét theo ngành nghề về các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, công nhân viên chức và các lĩnh vực khác. Sau đây là kết quảkhảo sát 110 thanh niên nam nữtại thịxãHương Trà:
- Xét theo ngành nghề:
Bảng 2.8. Cơ cấu thanh niên xét theo ngành nghề ở thị xã Hương Trà Ngành
nghề
Công nghiệp
Nông nghiệp
Thương mại, dịch vụ
Công nhân viên chức
Các lĩnh vực khác
Không có việc
làm
Tổng
Số người 37 13 18 23 13 6 110
% 33,63 11,81 16,36 20,91 11,81 5,21 100
Nguồn: [Số liệu điều tra]
Trường Đại học Kinh tế Huế
33.63
11.81 16.36
20.91
11.81 5.21
Công nghiệp Nông nghiệp
Thương mại, dịch vụ Công nhân viên chức Lĩnh vực khác thất nghiệp
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thanh niên xét theo ngành nghề ở thị xã Hương Trà Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.6, tỷ lệ thanh niên làm việc trong các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và công chân viên chức chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu ngành (70,9%), trong ngành nông nghiệp chỉ còn 11,81%. Như vậy, cơ cấu thanh niên xét theo ngành nghề ở thị xã Hương Trà đã chuyển dịch theo xu hướng phù hợp với xu thế chung của tỉnh Thừa Thiên Huế và cả nước. Trên thực tế, trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thị xã Hương Trà nói riêng đã chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, điều này được cụ thể hóa bằng việc khôi phục các làng nghề truyền thống và khu công nghiệp Tứ Hạ đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong đó chủ yếu là lực lượng thanh niên. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề của thanh niên ở thị xã Hương Trà cũng được chuyển dịch nhờ đó.
-Xét theo độ tuổi:
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Tất Dong thì độ tuổi thanh niên nằm trong độ tuổi từ 16 - 30 tuổi, tuy vậy mỗi nhóm tuổi trong độ tuổi đó lại có nhu cầu việc làm khác nhau, do vậy, đề tài tiến hành khảo sát cơ cấu thanh niên xét theo độ tuổi ở thị xã Hương Trà với các nhóm tuổi: 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, từ 18 tuổi đến 24 tuổi, từ 25 tuổi đến 30 tuổi. Sau đây là kết quả khảo sát 110 thanh niên nam nữ trên địa bàn nghiên cứu.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.9. Cơ cấu thanh niên xét theo độ tuổi ở thị xã Hương Trà Độ tuổi 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi
Từ 18 tuổi đến 24 tuổi
Từ 25 tuổi
đến 30 tuổi Tổng
Số Người 12 57 41 110
% 10,92 51,81 37,27 100
10.92
51.81 37.22
Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Từ 18 tuổi đến 24 tuổi Từ 25 tuổi đến 30 tuổi
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thanh niên xét theo độ tuổi ở thị xã Hương Trà
Từ bảng số liệu trên cho thấy lực lượng thanh niên thị xã Hương Trà tập trung cao nhất ở nhóm tuổi từ 18 - 24 tuổi có 57 người chiếm 51,81 %, tiếp đó là nhóm tuổi từ 25 - 30 tuổi có 41 người chiếm 37,22%, nhóm tuổi 16 - 18 có 12 người chiếm 10,92 %.
Tùy theo từng nhóm tuổi mà mức độ tham gia lao động hay khả năng lao động cao hay thấp, như nhóm tuổi từ 16- 18 tuổi thìđây là nhóm tuổi tham gia lao động chưa cao, do phần lớn còn đang đi học hoặc đang được đào tạo nghề, nhưng đây là nhóm tuổi cần được quan tâm nhất vìđó là nguồn lao động trẻ tương lai của thị xã, nhóm tuổi từ 18 - 24 phần lớn đã tham gia laođộng, lực lượng này có ưu thế hơn về sức khỏe và kinh nghiệm và đặt biệt là nhóm tuổi từ 24 -30, đây là lực lượng có trình độ nên có khả năng tiếp nhận cái mới, nắm bắt kiến thức về công nghệ, sản xuất kinh doanh là khá cao. Nhóm tuổi này đa số là đã lập gia đình và có công ăn việc làmổn định.
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Xét theo thành phần kinhtế
Lao động nói chung và thanh niên nói riêng tham gia vào nhiều thành phần kinh tế, mặc khác Đảng và nhà nước ta có chính sách khác nhau đối với mỗi thành phần kinh tế, do đó đề tài tiến hành khảo sát cơ cấu thanh niên xét theo thành phần kinh tế gồm cácthành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài, từ kết quả khảo sát được để đề ra các giải pháp khả thi nhất giải quyết việc làm cho thanh niên.
Bảng 2.10. Cơ cấu thanh niên xét theo thành phần kinh tế ở thị xã Hương Trà
Thành phần kinh tế
Nhà Nước
Tập thể
Tư nhân
Có vốn đầu tư nước ngoài
Không có
việc làm Tổng
Người 23 13 30 38 6 110
% 20,91 11,81 27,27 34,54 5,47 100
Nguồn: [Số liệu điều tra ]
20.91
11.81
27.27 34.54
5.47
Nhà nước Tập thể Tư nhân
Có vốn đầu tư nước ngoài Không có việc làm
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thanh niên xét theo thành phần kinh tế ở thị xã Hương Trà
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.8, tỷ lệ thanh niên làm việc trong các thành phần kinh tế tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài và thành phần kinh tế Nhà nước chiếm tỷ lệ cao (82,72%), làm việc trong thành phần kinh tế tập thể chỉ chiếm (11,81%) còn tỷ lệ thanh niên không có việc làm chỉ chiếm 5,47%. Như đã phân
Trường Đại học Kinh tế Huế
tích ở trên, các làng nghề truyền thống đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho thanh niên, chính quá trình này cũng đã làm gia tăng tỷ lệ thanh niên trong thành phần kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.1.2. Trìnhđộ
Trìnhđộ lao động là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Trìnhđộ văn hóa và chuyên môn càng cao thì người lao động càng có điều kiện tiếp cận thông tin để bố trí việc làm, sản xuất có hiệu quả cao. Để thấy rõ thực trạng trìnhđộ lao động thanh niên trên địa bàn thị xã ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.11. Trình độ lao động của thanh niên thị xã Hương Trà Trình
độ
Cao đẳng, Đại học, trên Đại học
Trung cấp chuyên
nghiệp
Trung học phổ
thông
Trung học cơ sở
Tiểu
học Tổng
Người 19 30 28 27 6 110
% 17,27 27,27 25,45 24,54 5,47 100
Nguồn: [Số liệu điều tra ]
17.27
27.27
25.45 24.54
5.47 Cao đẳng, Đại học, trên Đại học
Trung cấp chuyên nghiệp Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học
Biểu đồ 2.4. Trình độ lao động của thanh niên thị xã Hương Trà
Theo kết quả khảo sát 110 thanh niên nam, nữ tại thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế 2013 của tôi cho thấy: lao động chuyên môn nghiệp vụ chiếm 52,72% còn lạị 47,28% lao động chưa qua đào tạo nghề.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kết hợp bảng 2.9 và biểu đồ 2.2 ở trên ta thấy số lao động có trìnhđộ trung cấp chuyên nghiệp, trình độ phổ thông và trung học cơ sở chiếm khá cao. Trong đó lao động với trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 27,27% với 30 trong tổng số 110 người. Tiếp theo đó là trình độ trung học phổ thông chiếm 25,45%. Số lượng lao động ở trìnhđộ tiểu học khá thấp với 5,47%. Như vậy, có thể nói trình độ dân trí ở địa bàn thị xã Hương Trà khá cao phù hợp với tiến trình đào tạo nguồn lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tóm lại, Hiện nay xu hướng chung của nước ta là giảm lao động giản đơn và tăng lao động phức tạp trong quá trình hội nhập khi khoa học kỹ thuật dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
2.2.1.3. Thu nhập
Bảng 2.12. Thu nhập của thanh niên thị xã Hương Trà Thu nhập Dưới
1 triệu
Từ 1 triệu đến dưới
2 triệu
Từ 2 triệu đến dưới
3 triệu
Từ 3 triệu đến dưới
4 triệu
Trên 4
triệu Tổng
Số Người 7 18 48 27 10 110
% 6,38 16,36 43,63 24,54 9,09 100
Nguồn: [Số liệu điều tra ]
6.38
16.36
43.63 24.54
9.09
Dưới 1 triệu
Từ 1 triệu đến dưới 2 triệu Từ 2 triệu đến dưới 3 triệu Từ 3 triệu đến dưới 4 triệu Trên 4 triệu
Biểu đồ 2.5. Thu nhập của thanh niên thị xã Hương Trà
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy số lao động có thu nhập từ 2 đến 3 triệu triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất (43,63%) và số lao động có thu nhập dưới 1triệu chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,38%). Điều này cho thấy thu nhập của thanh niên tại thị xã Hương Trà cũng khá là cao, đó là do số thanh niên đã quađào tạo cũng khá cao còn số lao động thất nghiệp và không qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp.
Trường Đại học Kinh tế Huế