Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Việc làm cho thanh niên ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 44)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về dân số:

Bảng 2.1. Tình hình dân số thị xã Hương Trà giai đoạn 2007-2011

2007 2008 2009 2010 2011

Tổng dân số (người) 116.359 116.226 113.849 112.327 112.518 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,22 1,20 1,17 1,00 1,12

Phân theo thành thị - Nông thôn

(người)

Thành thị 8.038 8.080 7.802 7.616 8.085

Nông thôn 108.321 108.146 106.046 104.712 104.433

[Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2011]

Tính đến năm 2011, dân số toàn thị xã là 112.518 người, trong đó dân số thành thị là 8.085 người, dân số ở vùng nông thôn là 104.433 người, có thể thấy rằng phần đông dân cư sinh sống ở vùng nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,12%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm so với năm 2007 (tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2007 là 1,22%), tuy nhiên mức giảm là không đáng kể. Mật độ dân số trung bình trên toàn thị xã là 216,99 người/km2.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.3.2.Lao động và việc làm

Năm 2011, tổng số lao động có việc làm trên địa bàn thị xã là 59.200 người.

Cơ cấu lao động của nền kinh tế có bước chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2006, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 20,46%;

dịch vụ chiếm 23,75%; lao động nông nghiệp chiếm 54,92%. Đến năm 2011 tỷ lệ tương ứng là: công nghiệp - xây dựng chiếm 25,98%; Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 45%; Dịch vụ chiếm 29,72%.

2.1.3.3. Tốc độ phát triển kinh tế

Kinh tế tăng trưởng liên liên tục với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá trình phát triển đã hình thành những nhân tố mới trên một số ngành, lĩnh vực nhất là trong công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2007 – 2011 đạt 18,62%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 (giá so sánh 1994) tăng gấp 2,04 lần so với năm 2007; thu nhập bình quânđầu người đạt 1.300 USD/người/năm cao hơn bình quân chung toàn tỉnh. Năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế tăng mạnh, nhiều công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội quan trọng mang tính động lực đãđược triển khai thực hiện và phát huy tác dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hương Trà trong giai đoạn 2008 - 2011

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

I Về kinh tế

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 15,9 18,9 22,1 21,4

Ngành Dịch vụ % 19,08 19,30 20,12 19,8

Ngành công nghiệp-xây dựng % 26,82 30,0 35,0 30,7

Ngành nông–lâm–thủy sản % -0,26 2,95 2,68 3,1

2 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100

Ngành Dịch vụ % 39,4 39,5 38,9 38,5

Ngành Công nghiệp-xây dựng % 35,3 38,6 42,7 45,9

Ngành Nông-lâm-thủy sản % 25,3 21,9 18,4 15,6

3 Tổng giá tri sản xuất (giá 1994, chưa tính doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài) Tỷ đồng 790.993 940.806 1.148.200 1.393.638

4 Thu nhập bình quân đầu người USD 1.000 1.170 1.250 1.300

5 Tổng thu ngân sách Tỷ đồng 173,3 273,7 330,3 383,5

6 Tổng chi ngân sách Tỷ đồng 124,1 197,7 197,6 206,3

II Về xã hội

1 Tỷ lệ hộ nghèo % 8,5 8,2 6,5 6,3

2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện % 99,5 99,7 99,9 100

3 Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng % 16,8 16,4 16,0 15,6

4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,20 1,17 1,00 1,12

5 Tỷ lệ làng, TDP đạt chuẩn văn hóa % 90 91,5 96,9 97,5

6 Số người được giải quyết việc làm Người 1000 950 1200 2200

7 Số trường học đạt chuẩn quốc gia Trường 12 14 15 21

III Về môi trường

1 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh % 92 95,1 96,2 97,6

2 Độ che phủ rừng % 50 55 56 61

3 Tỷ lệ CTR đô thị được thu gom xử lý % 78 80 90 93

[Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2011]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dựa vào bảng 2.2, ta thấy cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể, ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 35,3% năm 2008 lên 45,9%

năm 2011; ngành dịch vụ giảm không đáng kể từ 39,4% năm 2008 xuống còn 38,5% năm 2011; còn ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp thì giảm từ 25,3%

xuống còn 15,6% năm 2011. Như vậy, có thể nói cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch đúng hướng theo cơ chế thị trường.

2.1.3.4. Cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, huyện Hương Trà đã cố gắng huy động một nguồn lực khá lớn cho đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cho các công trình và lĩnh vực trọng tâm nên đã có tác dụng thiết thực thúc đẩy KT – XH phát triển đúng hướng, bước đầu thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Tuy còn nhiều nhu cầu bức xúc trong đầu tư cho sản xuất và đời sống nhưng nhìn chung bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét.

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đầu tư các công trình trọng điểm mang tính chiều sâu, các công trình xung yếu. Công tác thu hoạch được chú trọng, đã hoàn thành và đưa vào tổ chức thực hiện nhiều quy hoạch như quy hoạch chung gồm: xây dựng đô thị, xây dựng trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn, xây dựng nông thôn mới; quy hoạch chi tiết gồm: xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, xây dựng khu dịch vụ, du lịch, 4 khu đô thị dân cư mới và 4 quy hoạch xây dựng các khu tái định cư cho nhân dân.

Danh mục các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH theo định hướng của đại hội Đảng bộ huyện Hương Trà lần thứ XI đã được triển khai thực hiện. Nhiều hạng mục đã được đưa vào sử dụng như cầu tứ phú, đường và cầu Ca Cút, đường Thanh Phước, Cồn Tè, đường Nguyễn Chí Thanh qua địa bàn, đường liên xã ven sông Bồ Tứ Hạ-Hương Văn – Hương Xuân – Hương Toàn, nâng cấp mở rộng các đoạn quốc lộ 49A, 49B, hoàn thành các tuyến đường nguồn vốn WB3… Triển khai nâng cấp mở rộng đường tỉnh lộ 12B từ chùa Thiên Mụ giáp với đường phía tây thành phố

Trường Đại học Kinh tế Huế

Huế, xây dựng lại cầu Bao Vinh. Đặc biệt đã tập trung nân cấp và mở rộng hệ thống giao thông nội thủy Tứ Hạ; đã xây dựng nâng cấp một số tuyến đường khu trung tâm xã BìnhĐiền, đường tỉnh lộ 4 tránh phố cổ Bao Vinh, bê tông hóa 140km giao thông nông thôn.

Về mạng lưới điện, nước: Hệ thống lưới điện cao hạ thế các xãđược nâng cấp cải tạo. Hoàn thành công trình chiếu sáng công cộng đoạn quốc lộ 1A từ trung tâm thị trấn đến An Lỗ, chiếu sáng các tuyến đường nội thị. Lưới điện quốc gia đã về đến 100% số xã, thị trấn trong huyện, tỷ lệ số hộ dùng điện đạt 99,9%.

Bảng 2.3. Tình hình đưa điện đến các xã, phường

2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số xã, phường 16 16 16 16 16

Số xã phường có điện + Điện lưới quốc gia + Nguồn điện khác

16 16 16 16 16

16 16 16 16 16

- - - - -

Số phường xã chưa có điện 0 0 0 0 0

[Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2011]

Mạng lưới cấp nước sạch của nhân dân được đưa đến các khu dân cư vùng đồng bằng, cấp nước khu tái định cư vùng Lim xã Hương Hồ, xây dựng tăng cường hệ thống cấp nước tập trung xã Bình Điền; triển khai dự án cấp nước xã Hải Dương.

Đầu tư hoàn thành hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1, hạ tầng thiết yếu cụm làm nghề Xước Dũ.

Về giao thông - thủy lợi: Tu bổ hệ thống đê bao nội đồng, kiên cố hóa được 80km kênh mương thủy lợi, xây dựng mới 7 trạm bơm điện, hoàn thành 14 công trình thủy lợi vùng cao, triển khai tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn của thị xã Hương Trà năm 2011

Chỉ tiêu Số lượng

(Xã)

Tỷ lệ (%)

Tổng số xã 16 100,0

1. Số xã cóđường ô tô đến trung tâm 16 100,0

2. Số xãđã cóđiện 16 100,0

3. Số xã có trường Tiểu học 16 100,0

4. Số xãđã có trạm và cán bộ y tế 16 100,0

5. Số trung tâm xã có máyđiện thoại 16 100,0

6. Số xã có hệ thống loa truyền thanh 16 100,0

7. Số xãđược công nhận xóa mù chữ và phổ cập

giáo dục tiểu học 16 100,0

[Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2011]

Quan sát bảng 2.4 cho ta thấy rằng, hệ thống giao thông, cụ thể là đường ô tô khá hoàn thiện.

Cởsở vật chất trường học:

Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tiếp tục được tăng cường. Tính đến năm 2011 thì số trường học đóng trên địa bàn thị xã là 49 trường với 593 phòng học.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được triển khai thực hiện tốt. Đến nay đã có thêm 6 trường mới được công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia là: Trường mầm non Sơn Ca; Trường Tiểu học số 1 Hương Hồ; Trường Trung học cơ sở Hương An, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Khánh Toàn; Trường Trung học cơ sở Nguyễn Hương Toàn và Trường Trung học cơ sở Hương Chữ và một trường công nhận mức độ 2 là Trường Tiểu học số 2 Tứ Hạ, nâng số trường đạt chuẩn lên 31 trường, chiếm tỷ lệ 32% tổng số trường học trên địa bàn.

Bảng 2.5. Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông trên địa bàn Số

trường

Số phòng học

Số lớp học

Số giáo viên

Số học sinh

Năm 2011 49 593 731 1.289 23.156

[Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2011]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về y tế và dân số:Các chương trình y tế được triển khai có hiệu quả từ thị xã đến cơ sở đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng chính sách XH. Tổ chức phối hợp đưa các đoàn của các tổ chức phi chính phủ về khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân các xã Hồng Tiến, Bình Điền, Hương Văn. Công tác y tế dự phòngđược tăng cường, ngay từ đầu năm đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch, ký cam kết phòng chống dịch giữa các huyện và các xã, thị trấn. Tiến hành khoanh vùng triển khai đẩy lùi các loại bệnh dịch xảy ra như sốt phát ban, sởi, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, tay chânmiệng. công tác thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên và tập trung cao vào tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm, trong năm đã thành lập liên ngành kiểm tra các cơ sở thuộc các lĩnh vực chế biến thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở kinh doanh số lượng lớn mặt hàng thực phẩm trong các dịp lễ, tết... Tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch truyền thông dân số và thực hiện đồng bộ các giải pháp. thực hiện giảm sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 20%, giảm 1,30% so với năm 2010, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,13% giảm 0,015 so với năm 2010.

Trên địa bàn thị xã hiện nay có 18 cơ sở y tế trong đó có 2 bệnh viện tuyến thị xã và 16 trạm y tế xã, phường với tổng số giường bệnh là 199 giường. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được tăng cường; các chương trình y tế Quốc gia và chương trình y tế địa phương phát huy được hiệu quả; giám sát phòng chống dịch được chỉ đạo thực hiện kịp thời nên đã góp phần tích cực ngăn chặn xảy ra các dịch bệnh; công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em được quan tâm hơn, nên tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 16,4% nhưng nay chỉ còn 16 %. Chất lượng khám, chữa bệnh tại Trung tâm y tế phường, xã được tăng cường, phục vụ khá tốt cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.6. Cơ sở, giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn

2008 2009 2010 2011

SỐ CƠ SỞ Y TẾ 19 19 19 18

Bệnh viện 1 1 1 2

Phòng khámđa khoa khu vực 2 2 2 -

Trạm điều dưỡng - - - -

Trạm y tế xã 16 16 16 16

SỐ GIƯỜNG BỆNH 169 169 169 199

Bệnh viện 80 80 80 130

Phòng khámđa khoa khu vực 20 20 20 -

Trạm điều dưỡng - - - -

Trạm y tế xã 69 69 69 69

SỐ CÁN BỘ Y TẾ 214 204 203 208

Ngành y 203 189 189 191

Bác sĩ và trình độ cao hơn 48 43 41 42

Y Sĩ, kỹ thuật viên 65 61 65 62

Y tá, nữ hộ sinh 90 85 83 87

Ngành dược 11 15 14 17

Dược sĩ cao cấp 2 2 2 2

Dược sĩ trung cấp 9 12 9 14

Dược tá 2 1 3 1

Cán bộ khác 20 18 20 25

[Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2011]

Về hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp: Các loại hình dịch vụ nông nghiệp như vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giống cây trồng, vật nuôi...ở thị xã Hương Trà đã có những bước phát triển nhưng phân bố chưa đều, mới cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất của nông hộ.

Các dịch vụ này phần lớn tập trung ở vùng đồng bằng còn vùng gò đồi, miền núi còn nhiều hạn chế, bà con nông dân thường gặp nhiều khó khăn về giá cả vật tư, đặc biệt là giá phân bón ngày càng cao hơn so với vùng đồng bằng. Nhìn chung, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người nông dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tóm lại, tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Hương Trà đã có những tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế riêng có của nó như: tiến độ thi công một số công trình còn chậm... làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển KT-XH của địa phương.

Một phần của tài liệu Việc làm cho thanh niên ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)