Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh niên thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Việc làm cho thanh niên ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 68)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

3.2. Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh niên thị xã Hương Trà

3.2.1. Nâng cao nhận thức về việc làm cho thanh niên

Theo như khảo sát, hiện nay, thị xã Hương Trà đang dần dần có những bước chuyển mình lớn, đặc biệt là vấn đề đào tạo lao động. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển biến này, một điều dễ nhận thấy là mặc dù nguồn lao động của thị xã khá dồi dào, nhưng phần lớn lại là lao động phổ thông nhưng có tay nghề không cao. Mặt khác, một bộ phận thanh niên có xu hướng đi các thành phố lớn tìm việc làm trong khi đó ở địa phương lại thiếu lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp. Do đó để giải quyết tình trạng này các cấp lãnhđạo và các ban ngành liên quan cần phải:

Trong quá trình tuyên truyền, nhất thiết phải định hướng ngay từ đầu cho thanh niên của thị xã,đâu là những lĩnh vực ngành nghề then chốt của thị xã,đâu là những khu vực kinh tế đang cần người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chỉ rõ cho tầng lớp thanh niên, sinh viên, người học nghề thấy rõ họ cần phải có những phẩm chất gì, những kỹ năng gì cần thiết cho những công việc ngành nghề đó.

 Hơn thế nữa, bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, thông qua đài truyền thanh, áp phích, tờ rơi, các buổi tổ chức giao lưu, gặp mặt giữa các ban ngành, giữa các cấp lãnh đạo với với tầng lớp thanh niên, cần phải chỉ cho họ thấy rõ, thị xã đang cần người lao động có tay nghề vững vàng như thế nào, khuyến khích họ tham gia vào các chương trình đào tạo nghề tổ chức trong thị xã, khuyến khích họ hăng say học tập, lao động góp phần làm giàu cho quê hương.

Bên cạnh đó chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành cần phải liên kết với các công ty, xí nghiệp mở các ngày hội việc làm để giúp thanh niên có cơ hội tiếp xúc cới các doanh nghiệp và tìm việc một cách dễ hơn.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên thị xã Hương Trà

Về cơ chế:

Hoàn thiện các cơ chế sử dụng nguồn vốn như việc phân vốn vay theo khả năng tạo việc làm mới thông qua các dự án vay vốn, ưu tiên các xã – phường, các tổ chức đoàn đạt hiệu quả cao trong hoạt động vayvốn, đặc biệt là vùng nông thôn nơi có diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước của thị xã trong việc thực hiện các chương trình, dự án với các tổ chức Đoàn thể và chính quyền các xã, phường trong việc thực hiện để hiệu quả các chương trình và dự án giải quyết việc làm cho thanh niên đạt hiệu quả cao.

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá: Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà, đặc biệt là phòng laođộng thương binh xã hội cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình giải quyết việc làm.

Về chính sách:

Thị xã Hương Trà cần phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách về lao động – việc làm và xây dựng các chương trình, dự án về bảo hiểm thất nghiệp, dạy nghề, xuất khẩu lao động.... Đồng thời có những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

thuộc các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi đầu tư vào các ngành nghề tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao trìnhđộ chuyên môn cho người lao động và đặc biệt là lực lượng thanh niên.

3.2.3. Phát triển các ngành nghề dịch vụ tạo ra nhiều việc làm và thu hút lao động

Phát triển các ngành nghề có nhiều lợi thế có tác dụng to lớn đối với việc sử dụng hợp lý nguồn lao động tại địa phương, tận dụng tối đa thời gian nhàn rỗi, tạo điều kiện cho người lao động phát triển nhiều ngành nghề, mở rộng thị trường tạo cơ hội hấp dẫn đầu tư. Để làm tốt được điều đó đòi hỏi chính quyền thị xã Hương Trà cần phải:

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải, xây dựng đường nhựa vào đến các khu du lịch sinh thái… tạo thuận lợi hơn cho việc đi lại và du lịch của du khách.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, gắn thị trường nông thôn với thị trường trong nước và quốc tế.

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành nghề dịch vụ nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho một số lao động dư thừa.

Gắn phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn với phát triển nông nghiệp và công nghiệp trên địa bàn thị xã.

Xây dựng chính sách đào tạo hợp lý, khuyến khích chuyển giao công nghệ, tư vấn và môi giới trong việc phát triển các ngành nghề có nhiều lợi thế cho khu vực.

Tạo cơ chế thông thoáng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và các lĩnh vực nổi bật của địa phương, phát huy thế mạnh sẵn có, bảo tồn nghề truyền thống…

Quy hoạch cụ thể đất đai, tạo nền tảng, thu hút các doanh nghiệp đặt nhà máy tại đây, góp phần xây dựng nên các cụm công nghiệp, khu công nghiệp…

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.4. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên

Để đạt được kế hoạch đã đặt ra thị xã Hương Trà cần phải thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

Nâng cao chất lượng nguồn lao động toàn diện cho thanh niên.

Nâng cao cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề; thực hiện liên thông giữa các cấp trìnhđộ; giáo dục – đào tạo theo hướng gắn với cầu lao động, đồng thời nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công ngiệp và nâng cao thể lực đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động có chất lượng cả về thể lực và trí lực, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp.

Thực hiện phân luồng học sinh ngay sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở để hướng học sinh vào các trường đào tạo nghề và mở rộng khả năng cho họ phát triển tương lai.

Thực hiện thống nhất giữa học đi đôi với hành trong đào tạo hướng con người phát triển đầy đủ về năng lực, trình độ, năng động sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của xã hội thời đại CNH-HĐH đất nước.

Coi trọng công tác đào tạo nghề, trìnhđộ chuyên môn cho người lao động Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về dạy nghề, từ đó huy động tốt các nguồn lực XH tham gia phát triển sự nghiệp dạy nghề.

Đào tạo hệ cao đẳng và trung cấp nghề : các đơn vị đào tạo như trường Trung cấp nghề Thừa Thiên Huế, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm ở xã Hương Lương.

Đào tạo nghề như may mặc, cơ khí, luyện kim, khai thác mỏ, điện công nghiệp, xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin có uy tín trong toàn quốc.

Đào tạo các ngành nghề truyền thống, các nghề thủ công nghiệp như mây tre đan, chổi đót, chế biến nông sản...

Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh doanh, chuyển giao công nghệ, tiếp cận hệ thống tín dụng để lao động thanh niên thất nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.5. Hoàn thiện các trung tâm giới thiệu việc làm và cung ứng lao động, cung cấp thông tin thị trường lao động cho thanh niên

Nhằm giải quyết việc làm cho tầng lớp thanh niên trong địa bàn, nhất thiết các cấp chính quyền và ban ngành liên quan phải tổ chức các lớp đào tạo nghề, các hội chợ việc làm, các ngày hội tuyển dụng lao động nhằm giúp cho thanh niên trong vùng có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và hiệu quả nguồn cầu lao động trên địa bàn và vùng lân cận.

Ngoài ra, các trung tâm giới thiệu việc làm nên tích cực tìm hiểu về các doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn địa phương nhằm nắm bắt rõ nhu cầu về tuyển dụng người lao động tại đây.

Đồng thời phải thông tin cho những người lao động trên địa bàn hiểu rõ những yêu cầu, tiêu chuẩn nào là cần thiết để đáp ứng được điều kiện công việc trong các nhà máy xí nghiệp. Có như vậy mới có thể giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm trên địa bàn.

3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động

Một trong những giải pháp quan trọng mà thị xã Hương Trà đã tiến hành để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dồi dào và đầy sức trẻ là xuất khẩu lao động. Trong nhiều năm qua chính quyền thị xã và Thị đoàn đã phối hợp với các doanh nghiệp, các trung tâm có chức năng xuất khẩu lao động đã tổ chức tư vấn việc làm cho đoàn viên thanh niên, nhất là những đối tượng thanh niên chưa có việc làm trên địa bàn đăng ký việc làm và xuất khẩu lao động tại nhiều quốc gia như Malaysia, Hàn Quốc…Nhìn chung tỷ lệ thanh niên đi xuất khẩu lao động ở thị xã vẫn còn quá ít so với tổng số thanh niên có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động.

Vì vậy, để làm tốt công tác xuất khẩu lao động cho thanh niên đòi hỏi Thị xã cần phải:

Định hướng cho thanh niên về những nước đang cần lao động, yêu cầu ngành nghề gì, mức lương tối thiểu. Tăng cường đào tạo lao động đi xuất khẩu có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, lao động có tay nghề giỏi để họ có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động của các nước phát triển.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cung cấp đầy đủ về chế độ làm việc, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, học tiếng nước ngoài và nói rõ các chi phí khác vớimức lãi suất bao nhiêu, kỳ hạn như thế nào và thủ tục vay ra sao để thanh niên yên tâm đăng ký xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó thị xã cần quan tâm hơn nữa chất lượng hoạt động xuất khẩu lao động và quản lý chặt chẽ lực lượng xuất khẩu lao động. Tránh tình trạng người lao động đi xuất khẩu tự do, giảm thiểu những rủi ro về tính mạng cũng như tài sản của người lao động.

Tóm lại qua quá trình khảo sát, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên. Tôi đã khái quát được mặt tích cực và hạn chế trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên thị xã Hương Trà và trên cơ sở đó đưa ra những nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện hơn chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn thị xã.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Việc làm cho thanh niên ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)