CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KÝ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG S ẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
2.2. Tình hình khai thác khoáng s ản trên địa bàn huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên
2.2.1. Khoáng sản trên địa bàn huyện
Phong Điền có trữ lượng đá vôi, cát sét thuộc loại lớn nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo điều kiện cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển.
Theo ông Nguyễn Đình Đấu, Giám đốc Sở TNMT cho biết: “Phong Điền là một vùng đất có trữ lượng các loại khoáng sản dồi dào. Mỏ đá vôi Phong Xuân có trữ lượng 240 triệu mét khối; mỏ than bùn Phong Chương trữ lượng trên 5 triệu mét khối.
Đây là địa phương có nhiều loại đá pha lẫn quặng sắt và phụ gia hoạt tính, thuận lợi cho việc sản xuất xi măng. Phong Điền còn rất phong phú với nhiều vật liệu xây dựng như cát, sỏi... với trữ lượng khai thác hàng năm hơn 10 nghìn mét khối”.
Hiện nay đã có 24 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. Sản phẩm của ngành này chủ yếu là gạch bờ lô, gạch nung và đồ gốm. Sản xuất vật liệu tập trung chủ yếu ở Phong An (11 cơ sở) và Phong Bình (9 cơ sở).
Trên địa bàn huyện cũng đã xây dựng xí nghiệp gạch tuynel với công suất khá lớn ở Phong Thu do tỉnh quản lí. Sản phẩm của xí nghiệp có chất lượng cao và cung cấp một phần cho nhu cầu xây dựng trên toàn tỉnh.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.10 Tổng hợp trữ lượng các loại khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2015
Loại khoáng
sản Trữ lượng Phân bố
Than bùn >3 triệu m³ Phong Điền
Sắt 3 - 4 triệu m³
Hòa Mỹ, Phong Xuân, Hương Văn, Đá Đen, Phúc Gia, Tuần Lương, Thượng Long, A Xiêm, Vĩ Dạ Thượng
Ti tan 4 triệu tấn Phú Vang, Vinh Mỹ, Phú Diên, Vinh Xuân
Vàng 1,95 tấn A Lưới, Nam Đông
Quặng gốc thiếc 28,02 tấn Khe Thượng, Khe Ly (Hương Trà) Pyrit >2 triệu tấn Nam Đông
Kao lin 13 triệu tấn Bốt Đỏ (A Lưới) Cát thủy tinh >50 triệu tấn Phong Điền, Phú Vang Sét gốm sứ >6 triệu tấn Phú Bài, Hương Hồ, Hòa Mỹ
Granit >29 tỷ tấn Đại Lộc, Bến Giằng – Quế Sơn, Hải Vân Quarzit 5 triệu m³ Hương Phong
Sét gạch ngói 6,986 triệu
tấn A Sầu, Hòa Mỹ, Lộc An, Lộc Điền
Đá vôi 1 tỷ tấn Phong Sơn, Thượng Quảng, Khe Đe, Văn Xá
(Nguồn: Địa chí Thừa Thiên Huế, 2015 - Phần Tự nhiên) 2.2.2. Tình hình khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Cùng với tiềm năng và giá trị kinh tế lớn từ nguồn sa khoáng titan, các khoáng sản nguyên liệu xi măng, vật liệu xây dựng và một số khoáng chất công nghiệp khác mang lại, cát trắng cũng đang được xem là nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của địa phương, tiềm năng trữ lượng cát trắng chiếm khoảng 3.800 ha.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Hiện, có 2 đơn vị đang khai thác, 8 đơn vị đang thăm dò, khảo sát và đang xin cấp giấy phép khai thác. Trong đó đáng chú ý là hoạt động chế biến sâu cát trắng để làm ra sản phẩm men frit của Công ty cổ phần Prime Phong Điền. Hiện nay, Công ty cổ phần Prime Phong Điền đang tận dụng nguồn cát trắng ở tầng mặt để sản xuất ra các sản phẩm men frit như: frit trong, frit đục, frit max, frit đặc biệt với sản lượng 18.000 tấn/năm. Trong tổng sản lượng men frit làm ra, hàm lượng cát trắng chỉ chiếm 40% và 60% còn lại từ các hóa chất khác. Nên theo lãnh đạo công ty, với trữ lượng cát trắng trên địa bàn khá dồi dào sẽ là nguồn nguyên liệu phục vụ lâu dài cho sản xuất và mang lại giá trị kinh tế cao. Riêng năm 2011, doanh thu của công ty đạt 144,5 tỷ đồng, thu hút 106 lao động với mức lương bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Một số nhà máy chế biến khoáng sản đang tích cực được đầu tư xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới đây, như: Công ty Bản Toàn A sản xuất sợi thủy tinh, sản xuất pin mặt trời; Công ty TNHH khoáng sản Khánh Hòa - Huế với Nhà máy sản xuất thủy tinh lỏng; Công ty NaNo silica sản xuất sợi thủy tinh...
Ngoài các nhà máy đã có như nhà máy tinh bột sắn, nhà máy gạch tuynel 1- 5,... một số nhà máy sản xuất công nghiệp mới đang được hình thành trên địa bàn huyện Phong Điền như nhà máy xi măng Đồng Lâm với công suất 4.000 tấn Clinker/ngày, tương đương 1.260.000 tấn/năm.
KCN Phong Điền - Viglacera là KCN thành phần thứ ba thuộc quy hoạch KCN Phong Điền được khởi công xây dựng, với tổng mức đầu tư xây dựng trên 681 tỷ đồng, có tổng diện tích là 284,32 ha, nằm trên địa bàn các xã: Phong Hòa, Phong Hiền, thị trấn Phong Điền.
Đây là KCN hỗn hợp đa ngành, công nghệ cao, hướng tới các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm như công nghiệp điện, điện tử công nghệ thông tin, chế biến nông - lâm, thủy sản, thực phẩm và đồ uống, dệt may, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác và chế biến cát....
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bảng 2.11 Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2013-2015
STT Tên doanh nghiệp Loại khoáng sản Trữ lượng 1 Công ty Cổ phần 1-5 Đất sét làm nguyên liệu
sản xuất gạch Tuynel 127.586 m3 2 Công ty TNHH Trường Thịnh Đất san lấp 350.000 m3 3 Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái Đất san lấp 437.353 m3
4 HTX SX TM&DV Sông Bồ Cát sỏi 10.000 tấn
5
Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm
Đá sét đen 4.435.664 m3 Quặng sắt Laterit 340.750m3
Đá vôi 38.228.120 tấn Đá sét 16.079.580 tấn 6
Công ty Cổ phần TVXD & TM
Nhật Thu Đất san lấp 473.658 m3
7
Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp
Thừa Thiên Huế Than bùn 304.608 m3
8 Công ty TNHH TMV VICO SILICA Cát thạch anh 450.000 tấn 9
Công ty TNHH MTV Quế Lâm
Miền Trung Than bùn 41.694,18 tấn
10 Công ty Cổ Phần Primer Phong Điền Cát thạch anh 400.000 tấn 11 Công ty Cổ phần FRIT Huế Cát thạch anh 888.000 tấn 12
Công ty TNHH NN MTV khoáng
sản Việt Phương Huế Cát thạch anh 80.000 tấn 13
Công ty TNHH NN MTV khoáng
sản Thừa Thiên Huế Quặng titan 650.000 tấn
14 Công ty Cổ phần Thanh Tân Nước khoáng 49 m3/ngày (Nguồn: Tự tổng hợp)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
2.2.3. Kết quả khai thác khoáng sản
Những đóng góp của hoạt động khai thác khoáng sản với kinh tế xã hội huyện Phong Điền
Đối với kinh tế xã hội của huyện Phong Điền
Từ khi các mỏ được đi vào hoạt động đã đóng gớp một phần ngân sách lớn cho huyện Phong Điền. Thông qua hoạt động ký quỹ CTPH môi trường, các doanh nghiệp đã xây dựng hạ tầng, phục hồi môi trường theo đề án đầu tư khai thác.
Các doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa, hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi cho địa phương cũng như góp phần vào việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân nơi có đất bị thu hồi.
Ngoài ra khai thác khoáng sản còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản của địa phương.
Khai thác khoáng sản là một trong những thế mạnh của huyện Phong Điền, tuy nhiên, hiện tại mới chỉ dừng lại ở khâu chế biến thô là chính, do vậy trữ lượng lớn nhưng doanh thu thấp, đóng góp vào ngân sách của huyện còn hạn hẹp, trong khi nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt. Do vậy cần cải tiến đầu tư vào khâu chế biến để nâng cao giá trị thành phẩm cũng như mang lại giá trị kinh tế cao hơn tránh lãng phí nguồn tài nguyên quý giá của địa phương đồng thời hướng đến khai thác tài nguyên bền vững.
Đối với doanh nghiệp
Sự phát triển của hoạt động khai thác khoáng sản kéo theo các ngành công nghiệp chế biến phát triển nhờ sử dụng đầu ra của hoạt động khai thác làm đầu vào cho quá trình sản xuất của mình. Đồng thời cũng thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ phát triển.
Nguồn lợi thu được từ khai thác khoáng sản không những làm giàu cho các doanh nghiệp mà còn đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng GDP của địa phương, tạo công ăn việc làm cho lao động huyện nhà.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường trên địa bàn huyện Phong Điền
Trong suốt quá trình khai thác từ khi chuẩn bị mặt bằng đến lúc đóng cửa mỏ, hoạt động này luôn tác động đến môi trường cũng như đời sống của các hộ dân xung quanh.
Các đơn vị khai thác khoáng sản chủ yếu sử dụng hình thức khai thác lộ thiên nên thường gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và cả không khí… ảnh hưởng đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học…
Để giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình phụ trợ thì người dân có đất trong khu vực dự kiến khai thác mỏ sẽ bị chiếm đất (bao gồm đất rừng, đất chưa sử dụng và cả đất canh tác… ). Hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp trong khu vực thực hiện dự án cũng bị ảnh hưởng, nhất là bụi và các chất thải từ động cơ tác động rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng dân cư tại khu vực mỏ.
Khi phải dùng mìn trong quá trình khai thác sẽ phát sinh một lượng đá thải lớn, gây thay đổi kết cấu đất, ảnh hưởng đến nguồn nước. Tiếng ồn phát sinh trong quá trình nổ mìn, vận chuyển đất đá, khoáng sản, máy móc,… độ ồn phát sinh liên tục trong ca sản xuất gây tác động trực tiếp đến sức khỏe của công nhân và dân cư sống xung quanh khu vực mỏ.
Quá trình vận chuyển quặng cũng có thể gây ra tai nạn lao động, sự cố trượt lở đất đá, nổ mìn, tai nạn giao thông…
Đời sống của người dân cũng bị ảnh hưởng khi hoạt động khai thác diễn ra như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tái định cư, giải quyết việc làm khi đất canh tác bị thu hồi hay vấn đề sức khỏe, an toàn lao động và cả những bất ổn định khi có lao động ngoại tỉnh đến làm việc, xung đột văn hóa có thể xảy ra...