CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KÝ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG S ẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
2.3. Tình hình ký qu ỹ CTPH môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn
2.3.3. M ột số kết quả đạt được trong công tác ký quỹ CTPH môi trường trong
Đến nay, toàn tỉnh có 45 doanh nghiệp khai thác khoáng sản như đất đá làm vật liệu xây dựng, mỏ đá, titan, vàng... tham gia ký quỹ môi trường với số tiền ký quỹ trên 10,81 tỷ đồng. Trong đó cao nhất là Công ty TNHH NN MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế với số tiền ký quỹ hơn 3 tỷ đồng, còn lại bình quân 100 đến 200 triệu đồng mỗi đơn vị khai thác.
Công ty TNHH NN MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế là đơn vị chuyên khai thác các mỏ quặng titan với diện tích, trữ lượng lớn. Những năm qua, đơn vị chú trọng công tác phục hồi môi trường trong và sau quá trình khai thác. Tại những khu vực đã khai thác xong, công ty đã thực hiện hoàn thổ theo hình thức cuốn chiếu, khai thác đến đâu hoàn trả mặt bằng đến đó. Hằng năm, đơn vị trồng cây lâm nghiệp phục hồi môi trường tại các diện tích đã khai thác xong theo đúng thiết kế, kỹ thuật và được các
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
ngành chức năng, địa phương giám sát, nghiệm thu. Năm 2013, sau khi trồng cây phục hồi môi trường tại điểm mỏ khai thác titan ở xã Điền Hải, Phong Hải (Phong Điền), đơn vị đã được Quỹ hoàn trả 380 triệu đồng khoản tiền đã ký quỹ.
Ông Nguyễn Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, kiêm Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh cho biết, từ khi thực hiện ký quỹ môi trường đã trở thành công cụ kinh tế đắc lực, ràng buộc ý thức và trách nhiệm của các đơn vị khai thác. Nhờ khoản tiền ký quỹ này, nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, mặt khác khuyến khích doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
“Tính đến ngày 07/12/2015, Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh đã theo dõi việc thực hiện ký quỹ CTPH môi trường của 52 tổ chức, cá nhân được phê duyệt phương án CTPH môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản với tổng số tiền ký quỹ CTPH môi trường đã nộp là 19,71 tỷ đồng. Trong khi các doanh nghiệp đều tiến hành nộp đúng thời gian quy định vẫn còn đến 5 doanh nghiệp chậm nộp. Đối với các đơn vị chậm nộp ký quỹ, Quỹ đã gửi thông báo đôn đốc và kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Nhưng trong quá trình đôn đốc, Quỹ cũng gặp không ít khó khăn.” Ông Nguyễn Hữu Quyết – Giám đốc Quỹ BVMT tỉnh cho biết.
Bảng 2.13 Tình hình ký quỹ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015
STT Số tiền ký quỹ
(triệu đồng)
Số lượng doanh nghiệp
Tỷ lệ (%)
1 <50 13 25
2 50-100 15 28,85
3 100-300 11 21,14
4 300-500 9 17,31
5 500-1000 2 3,85
6 >1000 2 3,85
Tổng 52 100
(Nguồn: Quỹ BVMT Thừa Thiên Huế)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nhằm tiến hành thu thập ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền về tình hình thực hiện ký quỹ CTPH môi trường, vào tháng 3 năm 2016 em đã tiến hành điều tra, khảo sát các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.
Tổng số phiếu phát ra là 14 phiếu bằng hình thức là phỏng vấn trực tiếp và gửi email, tỷ lệ phản hồi là 100%.
Trong tổng số 14 doanh nghiệp ký quỹ có 01 doanh nghiệp có thời hạn khai thác dưới 5 năm chiếm 7,14% tổng số tổ chức, cá nhân đang khai thác; 03 doanh nghiệp có thời hạn khai thác từ 5 đến 10 năm chiếm 21,43% tổng số tổ chức, cá nhân đang khai thác 03 doanh nghiệp có thời hạn khai thác từ 10 đến 15 năm chiếm 21,43%
tổng số tổ chức, cá nhân đang khai thác; 03 doanh nghiệp có thời hạn khai thác từ 15 đến 20 năm chiếm 21,43% tổng số tổ chức, cá nhân đang khai thác; 01 doanh nghiệp có thời hạn khai thác từ 20 năm đến 25 năm chiếm 7,14% tổng số tổ chức, cá nhân đang khai thác; 03 doanh nghiệp có thời hạn khai thác từ 25 năm trở lên chiếm 21,43%
tổng số tổ chức, cá nhân đang khai thác.
Bảng 2.14 Tổng hợp về thời hạn khai thác của các tổ chức, cá nhân trong huyện Phong Điền, giai đoạn 2013-2015
Thời gian khai thác Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Dưới 5 năm 1 7,14
Từ 5 đến 10 năm 3 21,43
Từ 10 đến 15 năm 3 21,43
Từ 15 đến 20 năm 3 21,43
Từ 20 đến 25 năm 1 7,14
Trên 25 năm 3 21,43
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) 01 doanh nghiệp có giấy xác nhận cơ sở đã đầu tư hoàn thành công trình xử lý môi trường đủ điều kiện đóng cửa mỏ, tức chiếm 7,14% số lượng doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên toàn huyện, điều đó cho thấy, các doanh nghiệp đã có ý thức hoàn thành các giấy tờ cần thiết để đảm bảo cho việc được cấp phép khai thác.
Trên địa bàn huyện hiện nay có 14 doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản. Theo số liệu điều tra thì 100% các doanh nghiệp đều đã tham gia
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
ký quỹ CTPH môi trường tại Quỹ BVMT Thừa Thiên Huế nhưng tình hình nộp tiền theo đúng ký hạn thì vẫn còn một số vấn đề nan giải.
Thống kê cho thấy, đại đa số các doanh nghiệp ký quỹ lần đầu là đúng kỳ hạn nhưng những lần tiếp theo thì luôn chậm nộp, điển hình là các doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ. Nói chung không có sự phân hóa về loại khoáng sản khai thác của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tình hình ký quỹ. Nguyên nhân chủ yếu từ phía doanh nghiệp cho biết là do tình hình kinh tế khó khăn cộng với quy mô khai thác nhỏ do đó lợi nhuận không đảm bảo làm cho việc nộp quỹ không đúng như thời hạn quy định.
Điều này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần sau.
Hiện nay, có 14 doanh nghiệp tham gia ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Trong đó, không có doanh nghiệp phải đóng tổng số tiền ký quỹ dưới 50 triệu và từ 50-100 triệu; 3 doanh nghiệp (chiếm 21,43%) phải đóng tổng số tiền ký quỹ là 100- 300 triệu; 4 doanh nghiệp (chiếm 28,57%) phải đóng tổng số tiền ký quỹ là 300-500 triệu; 6 doanh nghiệp (chiếm 42,86%) phải đóng tổng số tiền ký quỹ là 500-1.000 triệu; 1 doanh nghiệp (chiếm 7,14%) phải đóng tổng số tiền ký quỹ trên 1.000 triệu.
Kết quả trên cho thấy số tiền ký quỹ mà doanh nghiệp phải nộp không quá lớn so với kết quả doanh thu mà doanh nghiệp có thể thu được cũng như không đủ cho việc phục hồi môi trường. Điều này khiến cho việc ký quỹ không tạo được động lực, áp lực khiến doanh nghiệp phải thực hiện cải tạo, phục hồi sau khi khai thác. Số liệu được tổng hợp ở bảng sau.
Bảng 2.15 Kết quả ký quỹ phân theo số tiền ký quỹ BVMT tại huyện Phong Điền, giai đoạn 2013-2015
STT Số tiền ký quỹ (triệu đồng) Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
1 <50 0 0
2 50-100 0 0
3 100-300 3 21,43
4 300-500 4 28,57
5 500-1000 6 42,86
6 >1000 1 7,14
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Hầu hết các dự án CTPH môi trường do UBND cấp huyện thẩm định, phê duyệt; tổng số tiền ký quỹ thấp, thiếu nhiều khoản chi phí, không đủ CTPH môi trường sau khi dự án kết thúc. Bản cam kết bảo vệ môi trường và dự án CTPH môi trường không được thẩm định, phê duyệt cùng một thời điểm làm phát sinh nhiều rủi ro trong việc thực hiện công tác CTPH môi trường đồng thời ngay trong quá trình khai thác của doanh nghiệp.
Tính đến tháng 4 năm 2016, trên địa bàn huyện Phong Điền đã có 14 cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Tất cả các cá nhân, tổ chức này đều đã tham gia ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ BVMT Thừa Thiên Huế.
Bảng 2.16 Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền về ký quỹ CTPH môi trường
Ý kiến Số lượng
doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Về thời gian ký quỹ CTPH môi trường
Hợp lý 9 64,29
Không hợp lý 5 35,71
Về cách tính tiền ký quỹ CTPH môi trường
Hợp lý 10 71,43
Không hợp lý 4 28,57
Về tính phù hợp của phương án CTPH môi trường
Phù hợp 14 100
Chưa phù hợp 0 0
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Qua tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp có 35,71% cho là thời gian ký quỹ không hợp lý vì thời gian ký quỹ theo tuổi thọ của mỏ và sau 5 năm mới được hoàn trả là quá dài không phù hợp với thực tế nên khi các cơ quan chức năng kiểm tra công tác cải tạo, phục hồi môi trường đạt yêu cầu thì hoàn trả cho đơn vị. Do vậy, các doanh nghiệp đề xuất ý kiến nên đổi 5 năm thành 2 năm, bởi theo thời gian, tỷ lệ
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
lạm phát tăng hàng năm, 5 năm sau khoản tiền ký quỹ đã bị trượt giá so với thời điểm gửi vào nhiều.
Tại Thừa Thiên Huế các mỏ đất san lấp chỉ cấp thời hạn có 2 năm, chình vì vậy khi khai thác hết khoáng sản các doanh nghiệp chủ động tổ chức cải tạo, phục hồi môi trường nếu chờ thêm 3 năm sau mới được hoàn lại tiền thì quá chậm hoặc nhiều doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản (tuyển mangan, silic, chi ...) nhưng khi đi vào khai thác thì trữ lượng không như thăm dò nên buộc phải đóng cửa mỏ.
28,57% các doanh nghiệp cho là với lãi xuất không kỳ hạn doanh nghiệp ký quỹ được hưởng là không hợp ký vì thời gian kỹ quỹ đã biết trước, doanh nghiệp phải đi vay để ký quỹ; doanh nghiệp nên được hưởng lãi suất có kỳ hạn và tiền ký quỹ nên cho các doanh nghiệp vay để đâu tư các hệ thống xử lý môi trường.
Một số kiến nghị của các doanh nghiệp về ký quỹ CTPH môi trường như sau:
Thứ nhất, cần giảm thời hạn rút tiền sau khi tiến hành ký quỹ CTPH môi trường, thời gian 5 năm là quá dài.
Thứ hai, vấn đề thời hạn nộp tiền ký quỹ. Trong thời buổi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đề xuất các cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn thời gian đóng tiền ký quỹ (theo quy định thời hạn 30 ngày sau khi cấp phép khai thác lần đầu và 30/1 hàng năm đối với các lần ký quỹ tiếp theo). Đề nghị thêm hình thức bảo lãnh của các Ngân hàng.
Tình hình kinh tế khó khăn trong nhiều năm qua đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện ký quỹ của các doanh nghiệp, có những đơn vị ký quỹ không đầy đủ trong nhiều năm với số tiền chậm ký quỹ lớn.
Năm 2015 có một sự kiện nổi bật là vụ việc của công ty Khamihuco khai thác cát trái phép. Chưa hoàn thiện các thủ tục thuê đất, đóng phí tài nguyên ở mỏ cát trắng trầm Bàu Bàng… nhưng công ty TNHH MTV Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa tại TT-Huế (Khamihuco) đã tổ chức khai thác cát trái phép và chở cát thô ra khỏi địa bàn đi nơi khác tiêu thụ.
Ông Lê Viết Phước – Chủ tịch UBND xã Phong Chương cho biết, đầu tháng 9/2015 công ty về triển khai cắm mốc ranh giới và cắm biển thông tin dự án, UBND xã cứ tưởng công ty đã hoàn thành các thủ tục nên có quyền khai thác, vận chuyển ra ờ họ chưa đầy đủ thủ tục mà đã tự ý khai thác cát trái phép.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Chúng tôi sẽ chỉ đạo Địa chính xã, Trưởng thôn sẽ kiểm tra chặt, nếu công ty còn tiếp tục khai thác, xã sẽ phối hợp với cơ quan chức năng của huyện để xử lý nghiêm.