CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KÝ QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG S ẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN,
2.4. Các nhân t ố ảnh hưởng đến tình hình ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng s ản
Nhận thức của chủ doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường
Nhận thức của chủ doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác BVMT. Tuy nhiên, trong thực tế hấu hết các chủ doanh nghiệp đều tìm cách tối thiểu chi phí cho công tác CTPH môi trường. Đại đa số không tự giác thực hiện mà chỉ khi có quy định ban hành họ mới hoàn thành các thủ tục về ký quỹ CTPH môi trường để được cấp giấy phép khai thác. Chính vì thế việc thực hiện xây dựng đề án CTPH môi trường thường mang tính đối phó dẫn đến hiệu quả mang lại không cao.
Bảng 2.17 Nhận thức của chủ doanh nghiệp trên đại bàn huyện Phong Điền ảnh hưởng đến việc ký quỹ CTPH môi trường
Nội dung Nhận thức của doanh nghiệp về BVMT cao
Nhận thức của doanh nghiệp về BVMT thấp Hoàn thiện hồ sơ ký quỹ
đúng thời gian quy định 78,57 21,43
Ký quỹ lần đầu đúng thời
gian quy định 100 0
Ký quỹ các lần sau đúng thời
gian quy định 85,71 14,29
Tổ chức CTPH theo đề án
đúng thời gian quy định 85,71 14,29
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra) Nhận thức của doanh nghiệp BVMT càng cao thì việc thực hiện CTPH môi trường theo đề án đã được phê duyệt càng đúng theo quy định; nhận thức của doanh nghiệp về BVMT thấp thì việc thực hiện CTPH môi trường theo đề án đã được phê duyệt cũng không đúng theo thời gian quy định.
Quy mô khai thác của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có trữ lượng mỏ lớn thì diện tích thuê đất sẽ lớn dẫn đến số tiền ký quỹ nhiều, vì vậy khi phải đóng lần đầu là 15% ( đối với các mỏ khai thác lớn
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
hơn 20 năm) tổng số tiền ký quỹ là một khoảng tiền khá lớn, là gánh nặng cho các doanh nghiệp.
Mặc khác, với những doanh nghiệp khai thác lâu năm thì việc dự tính số tiền ký quỹ cũng rất khó khăn. Sau hơn 20 năm thì giá cả hàng hóa bị trượt giá, công lao động cũng khác, công nghệ xử lý hay quy định của Nhà nước cũng khác,… đây chính là vấn đề nan giải trong công tác dự tính số tiền ký quỹ CTPH môi trường của các doanh nghiệp.
Lợi nhuận và tình hình tài chính của các doanh nghiệp
Mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận vì vậy họ sẽ chú trọng các hoạt động sinh lời hơn là khoảng tiền ký quỹ, khoảng tiền mà không thu về được đồng lời nào. Vì vậy, khi lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp tương đối hoàn thành công tác ký quỹ cải tại, phục hồi môi trường nhưng khi tình hình tài chính khó khăn thì vấn đề nộp tiền ký quỹ những lần sau sẽ không được đúng kỳ hạn hay đôi khi phải đóng cửa mỏ.
Do sản xuất, kinh doanh đình trệ trong thời gian qua nên rất nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong bố trí kinh phí nộp quỹ theo đúng thời hạn.
Nhiều doanh nghiệp trong lần đầu thì luôn đúng hạn nhưng những lần sau đều nộp quá hạn quy định hay nợ tiền ký quỹ trong thời gian dài. Một số doanh nghiệp chưa hoàn thành việc nộp tiền ký quỹ thì đã phải đóng cửa mỏ, đây là vấn đề khó khăn khi tiến hành CTPH môi trường do kinh phí không đảm bảo.
Bảng 2.18 Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc ký quỹ CTPH môi trường trên địa bàn huyện Phong Điền
Nội dung Lợi nhuận của doanh nghiệp cao
Lợi nhuận của doanh nghiệp thấp Ký quỹ lần đầu đúng thời gian
quy định 100 0
Ký quỹ các lần sau đúng thời
gian quy định 78,57 21,43
Tổ chức CTPH theo đề án
đúng thời gian quy định 78,57 21,43
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Công nghệ khai thác khoáng sản
Tùy theo hình thức khai thác mà ảnh hưởng đến công tác ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Hình thức cuốn chiếu thì ít ảnh hưởng nên chi phí sẽ thấp hơn so với khai thác lộ thiên, hình thức khai thác ảnh hưởng lớn đến môi trường thì làm cho chi phí cao hơn rất nhiều lần.
Số lượng và chất lượng của cán bộ quản lý
Các doanh nghiệp trên địa bàn đa số là doanh nghiệp tư nhân vì vậy rất khó để có cán bộ phụ trách chuyên môn làm cho công tác thực hiện còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp thường làm theo chiều hướng đối phó khi có đoàn kiểm tra về vì thiếu hụt cán bộ quản lý cả về số lượng và chất lượng.
Nội dung các quy định về ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản Đó là việc tăng thêm thủ tục hành chính đối với các dự án khai thác khoáng sản mới phải lập dự án cải tạo phục hồi môi trường thành báo cáo riêng; đối tượng phải lập dự án còn bị bỏ sót; chưa có quy định về quy hoạch phương án cải tạo, phục hồi cho cả khu vực khai thác có nhiều tổ chức cá nhân cùng thực hiện; quy định về thời gian ký quỹ chưa phù hợp với thực tế khai thác mỏ. Vì những bất cập này mà gây ra không ít khó khăn cho công tác ký quỹ CTPH môi trường.
Chưa có quy định cụ thể về ký quỹ đối với các trường hợp mỏ đang khai thác và thực hiện ký quỹ nhiều lần nhưng vì nhiều lý do mà mỏ tạm dừng hoạt động; một số dự án không có quyết định phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường; số tiền đã ký quỹ trước đây tại các quỹ tín dụng và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chưa được đưa về Quỹ Bảo vệ môi trường Thừa Thiên Huế gây khó khăn trong quản lý.
Như ông Trần Miên – nguyên Trưởng ban Môi Trường ( Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam nhận xét: “Một khoản tiền ký quỹ suốt một đời của mỏ là khoảng 30 năm, thậm chí 50 năm, mà trong thời gian đó, xã hội đã có rất nhiều biến chuyển, kể cả về khoa học kỹ thuật. Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ hơn hoặc áp dụng những cây trồng sinh lời hơn, phù hợp với môi trường song không đúng với nội dung đề án đã phê duyệt có được công nhận là hoàn thành cải tạo môi trường theo đề án đã được duyệt để được rút tiền ký quỹ hay không là câu chuyện khó.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Kinh nghiệm thẩm định các đề án cải tạo môi trường cho thấy, nếu tính đủ cả yếu tố trượt giá thì thông thường khoản tiền ký quỹ phải gấp đôi tổng chi phí phải bỏ ra để thực hiện cải tạo môi trường. Đây là một vấn để đang có nhiều luồng ý kiến để giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.”
Đó là những vấn đề bất cập trong quy định cách tính khoản tiền ký quỹ hiện nay và nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các doanh nghiệp.
Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong khai thác khoáng sản
Các doanh nghiệp không tiến hành ký quỹ CTPH môi trường thì sẽ không được cấp giấy phép đầu tư, khai thác khoáng sản. Các cơ quan có thẩm quyền hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ thì sẽ nâng cao hiệu quả của công tác ký quỹ cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề BVMT.
Nhận xét chung
Nhìn chung công tác thực hiện ký quỹ CTPH môi trường đã được triển khai và thực hiện tốt trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường của huyện.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác ký quỹ đã bộc lộ và phát hiện ra nhiều hạn chế, bất cập từ các quy định của pháp luật ban hành và công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Do đó phải kịp thời đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật, khắc phục, xử lý những yếu kém trong công tác quản lý cũng như có thể nâng cao nhận thức, trách nhiệm của doanh nghiệp và cả người dân về vấn đề BVMT. Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế