Năng lực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lệ Thủy-Quảng Bình trong 3 năm 2012- 2014

Một phần của tài liệu Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (balanced score card BSC) trong triển khai và thực thi chiến lược tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lệ thủy quảng bình (Trang 47 - 59)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lệ Thủy - Quảng Bình

2.1.6. Năng lực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lệ Thủy-Quảng Bình trong 3 năm 2012- 2014

2.1.6.1. Năng lực huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lệ Thủy-Quảng Bình trong 3 năm 2012 – 2014

Tất cả các Ngân hàng thương mại để đi vào hoạt đông cần phải huy động vốn. Hoạt động huy động vốn trong mỗi ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ và dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của ngân hàng. Huy động vốn là cở sở tạo cho ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận. Trong điều kiện biến động hết sức phức tạp của nền kinh tế thế giới hiện nay, Nhà nước chủ trương tăng cường mọi biện pháp nhằm duy trì nền kinh tế phát triển, ổn định an ninh chính trị, tạo môi trường pháp lý thu hút mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển đặc biệt là phát triển nông nghiệp và nông thôn song song với phát triển công nghiệp… nhằm nâng cao thu nhập cho khu vực nông nghiệp –nông thôn.

Quan điểm của NHNo&PTNT Việt Nam là: tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế, tăng cường huy động vốn để mở rộng đầu tư là phương châm hoạt động kinh doanh. Nhận thức được vấn đề đó, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánhLệ Thủy-Quảng Bìnhđã coi việc huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu. Toàn thể các bộ công nhân viên của ngân hàng đã có những cố gắng vượt bậc để thực hiện mục tiêu trên. Bằng việc phát triển hình thức huy động vốn, đưa ra các biện pháp huy động vốn năng động, phù hợp để thu hút khách hàng, phải chú trọng khai thác các nguồn vốn trung và dài hạn, phát triển hình thức huy động vốn “ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu “. Đối với cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng đa dạng hóa hình thức huy động đã góp phần làm tăng nguồn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình năm 2013 lên mức 688.134 triệu đồng, tăng 154.771 triệu đồng so với năm 2012. Qua năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình tiếp tục tăng thêm 97.182 triệu đồng

Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của AGRIBANK chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình bao gồm:

- Tiền gửi của cá nhân:

Trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình, tiền gửi cá nhân luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và có sự tăng lên đáng kể qua 3 năm 2012 – 2014. Năm 2012tiền gửi dân cư chiếm97,00% tổng nguồn vốn tương đương 517.340 triệu đồng thì sang năm 2013 con số này đã tăng lên thêm 150.790 triệu đồng chiếm97,09% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Lệ Thủy- Quảng Bình. Mặc dù năm 2012, 2013 là những năm đầy biến động với toàn hệ thống ngân hàng, cuộc cạnh tranh lãi suất gây gắt giữa các Ngân hàng thương mại để thu hút nguồn nhàn rỗi từ người dân nhằm tăng khả năng thanh khoản của Ngân hàng, mặc dù vẫn áp dụng lãi suất huy động trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 11% trong khi các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Lệ Thủy-Quảng Bìnhđã huyđộng theo lãi suất cao hơn nhưng có lẽ nhờ uy tín thương hiệu là Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam cùng với lòng tin của khách hàng nên mặc dù trong bối cảnh khó khăn của toàn ngành, tỷ trọng tiền gửi cá nhân trong tổng nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình vẫn tăng lên đáng kể, chiếm đến96,85% tổng vốn huy động tương đương760.567 triệu đồng vào năm 2014…

- Tiền gửi của tổ chức kinh tếvà tiền gửi tổ chức tín dụng

Tiền gửi TCKT và tiền gửi TCTD chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình. Năm 2012, tiền gửi TCKT và TCTD là 2.360 triệu đồng. Qua năm 2013, khoản mục này tăng lên 3.443 triệu đồng, tăng 1.083 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2014, khoản mục này tăng nhẹ lên 3.699 triệu đồng so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 0,47% so với tổng nguồn vốn huy động của Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình. Năm 2013 là một năm đầy biến động đối với hệ thống ngân hàng. Với tình hình lạm phát lên cao, Ngân hàng nhà nước đã có những chính sách để thắt chặt tính dụng như nâng cao lãi suát cho vay lên cao, hạn chế cho vay các lĩnh vực chi phí sản xuất. Điều này đãảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2: Tình hình huyđộng vốn của NHNo&PTNT Lệ Thủy-Quảng Bình qua 3 năm 2012 –2014

(Đvt : Triệu đồng)

Chỉ tiêu

2012 2013 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi TCKT 833 0.16 1,493 0.22 959 0.12 660 79.23 (534) -35.77

Tiền gửi KBNN 10,571 1.98 9,690 1.41 15,571 1.98 (881) -8.33 5,881 60.69

Tiền gửi TCTD 1,527 0.28 1,950 0.28 2,740 0.35 423 27.70 790 40.51

Tiền gửi dân cư 517,340 97.00 668,130 97.09 760,567 96.85 150,790 29.15 92,437 13.84 Huy động khác 3,092 0.58 6,871 1.00 5,479 0.7 3,779 122,22 (1,392) -20.26 Tổng 533,363 100 688,134 100 785,316 100.00 154,771 29.02 97,182 14.12

(Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình)

Đại học Kinh tế Huế

Ngân hàngnhà nước đã có những chính sách để thắt chặt tính dụng như nâng cao lãi suất cho vay lên cao, hạn chế cho vay các lĩnh vực chi phí sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung hai khoảnmục tiền gửiTCTD và TCKT vẫn tăng lên đáng kể.

- Tiền gửi KBNN

Tiền gửi KBNN chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của AGRIBANK Lệ Thủy-Quảng Bình nhưng nguồn vốn này luôn ổn định và lãi suất huy động thấp theo lãi suất không kỳ hạn nên đây là khoản mục sinh lợirất lớn cho ngân hàng. Năm 2012, tiền gửi KBNN là 10.571 triệu đồng. Qua năm 2013, khoản mục này giảm nhẹ còn 9.690 triệu đồng, chiếm1,41% tổng nguồn vốn. Năm 2014, khoản mục này tăng 5.881 triệu đồng so với năm 2013, đạt mức15.571 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,98% so với tổng nguồn vốn huy động của Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định và đem lại lợi nhuận lớn nên chi nhánh cần tập trung duy trì và thu hút nguồn vốn này hơn nữa.

- Nguồn vốn khác

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank Lệ Thủy thì nguồn vốn khác có sự giảm nhẹ. Ta thấytừ 6.871 triệu đồng năm 2013 giảm còn 5.479 triệu đồng vào cuối năm 2014. Chủ yếu nguồn vốn khác này là nguồn vốn ủy thác.

Trong bối cảnh các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều khan hiếm vốn để thực hiện cho vay, đầu tư nên nguồn ủy thác chủ yêu có được là các tổ chức xã hội hư Bảo hiểm xã hội, …

2.1.6.2. Năng lực sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lệ Thủy-Quảng Bình trong 3 năm 2012 – 2014

Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi nhuận, cho vay cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Doanh số cho vay

Dựa vào bảng số liệu2.3, cho thấy doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã tận dụng tốt nguồn vốn huy động được, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Năm 2012, doanh số cho vay là 596.531 triệu đồng, năm

Đại học Kinh tế Huế

2013 là 632.544 triệu đồng tăng36.013 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 6,04%. Qua đó năm 2014, tổng doanh số cho vay của ngân hàng Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình là 662.081 triệu đồng tăng 29.537 triệu đồng tương đương 4,67% so với năm 2013. Trong đó, năm 2012 cho vay ngắn hạn là 308.445 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,71% tổng doanh số cho vay; cho vay trung, dài hạn là 288.086 triệu đồng, chiếm 48,29%; năm 2013 nguồn vốn cho vay ngắn hạn là 382.075 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,40%, nguồn vốn cho vay trung, dài hạn là 250.469 triệu đồng tương đương tỷ trọng 39,60%. Qua năm 2014, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 59,50% tổng doanh số cho vay tương đương 393.929 triệu đồng, cho vay trung, dài hạn là 268.152 triệu đồng. Nguồn vốn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ AGRIBANKLệ Thủy-Quảng Bình tập trung cho vay các đối tượng vay vốn với mục đích sản xuất kinh doanh. Đây là cũng chủ trương cho vay của toàn bộ hệ thống ngân hàng trong thời kỳ lạm phát cao, cần giảm cho vay mục đíchtiêu dùng.

- Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là một trong nhưng chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng. Qua bảng số liệu sau, ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Năm 2012, số tiền thu nợ được là 526.810 triệu đồng. Qua năm 2013, con số này tiếp tục tăng lên là 594.703 triệu đồng, tăng 67.893 triệu đồng tương ứng 12.89% so với năm 2012. Năm 2014, doanh số ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy- Quảng Bình thu nợ được là 629.452 triệu đồng, tăng5,84% tương đương số tiền là 34.749 triệu đồngĐại học Kinh tế Huếso với năm 2013.

Bảng 2.3. Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNTLệ Thủy-Quảng Bìnhqua 3 năm 2012-2014

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Doanh số cho vay 596,531 100.00 632,544 100.00 662,081 100.00 36,013 6.04 29,537 4.67 Ngắn hạn 308,445 51.71 382,075 60.40 393,929 59.50 73,630 23.87 11,854 3.10 Trung, dài hạn 288,086 48.29 250,469 39.60 268,152 40.50 (37,617) -13.06 17,683 7.06 2.Doanh số thu nợ 526,810 100 594,703 100 629,452 100.00 67,893 12.89 34,749 5.84 Ngắn hạn 277,058 52.59 357,221 60.07 371,249 58.98 80,163 28.93 14,028 3.93 Trung, dài hạn 249,752 47.41 237,482 39.93 258,203 41.02 (12,270) -4.91 20,721 8.73 3. Nợ quá hạn 26,301 100 30,830 100 23,461 100.00 4,529 17.22 (7,369) -23.90 Ngắn hạn 10,728 40.79 12,372 37.74 8,093 34.50 1,644 15.32 (4,279) -34.59 Trung, dài hạn 15,573 59.21 18.458 62.26 15,368 65.50 2,885 18.53 (3,090) -16.74

Đại học Kinh tế Huế

- Nợ quá hạn

Nợ quá hạn của ngân hàng Agribank có xu hướng biến động qua các năm.

Năm 2012, nợ quá hạn là 26.301 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2013con số này tăng mạnh lên 30.830 triệu đồng, tăng 4.529 triệu đồng tương đương 17,22% so với năm 2012. Qua năm 2014, nợ quá hạn của Agribank giảm xuống 23.461 triệu đồng, giảm23,90% tương đương7.369 triệu đồng so với năm 2013.

Kết quả hoạt động cho vay phân tích ở trên chứng tỏ ngân hàng AGRIBANK chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình đã làm tốt công tác đánh giá khách hàng, thẩm định và cho vay, tìm kiếm được khách hàng có khả năng trả nợ tốt. Chi nhánh đã vận dụng linh hoạt các nghiệp vụ tín dụng, thể hiện được trìnhđộ quản trị tín dụng của ngân hàng ngày càng được nâng cao và chặt chẽ.

2.1.5.3. Năng lực kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy- Quảng Bình qua 3 năm 2012 - 2014

Dịch vụ thanh toán

Dịch vụ thanh toán là một trong những hoạt động dịch vụ mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, đặc biệt với lợi thế mạng lưới trải rộng trên khắp mọi miền đất nước , AGRIBANK là lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong dịch vụ thanh toán. Qua bảng 2.4 ta thấy số lượng tài khoản thanh toán cá nhân và tài khoản thanh toán doanh nghiệp của NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình có sự tăng lên đáng kể qua các năm. Số lượng tài khoản thanh toán cá nhân của AGRIBANK Lệ Thủy-Quảng Bình năm 2012 là 5.883 tài khoản và số lượng tài khoản thanh toán doanh nghiệp là 2.478 tài khoản. Số dư tiền gửi của 2 loại tài khoản thanh toán này năm 2012 là 7.456 tỷ đồng. Qua năm 2013, số lượng tài khoản cá nhân tăng mạnh lên 9.459 tài khoản, tăng 60,79% tương ứng với 3.576 tài khoản. Bên cạnh đó thì số lượng tài khoản tổ chức kinh tế cũng tăng thêm 1.278 tài khoản, tương ứng 51,57% so với năm 2012. Số dư tiền gửi trong năm 2013 cũng tăng lên đáng kể với mức 12.809 triệu đồng, tăng 71,79% so với năm 2012. Đây là khoản tiền sinh lợi rất lớn cho ngân hàng, bởi lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn là tương đối thấp, khoảng 2%/năm. Đến năm 2014, số lượng tài khoản cá nhân và tài khoản tổ chứckinh tế cũng có sự tăng lên đáng kể. Điều này

Đại học Kinh tế Huế

cũng làm cho số dư tài khoản tăng lên 15.282 triệu đồng, tăng 19,31% tương ứng 2.473 triệu đồng so với năm 2013. Đây là con số khả quan đối với chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình, có được kết quả này là do thương hiệu AGRIBANK là thương hiệu uy tín, lâu đời và có mạng lưới chi nhánh rải khắp tất cả các vùng miền, thuận lợi cho việc giao dịch.

Dịch vụ thẻ ATM:

Hiện tại hầu hết các Ngân hàng đều đang nổ lực phát triển thị trường bán lẻ của mình, tất cả NHTM mạnh đều định hướng cho mình trờ thành một tập đoàn tài chính hàng đầu, ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp… Vì thế trong thời gian công tác marketing để giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh đầu tư công nghệ… Đặc biệt là chỉ thị số 20/2007/CT- TTG của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách nhà nước thì thị trường thẻ lại càng được phát triển. Xét về số lượng máy ATM thì hiện tại AGRIBANK chỉ đứng sau VCB.

Sự nổi bật lớn nhất về sản phẩm thẻ của AGRIBANK là sự kết nối vào hệ thống thanh toán Banket, vì thế số máy ATM chấp nhận thẻ của AGRIBANK đã tăng lên đáng kể, điều này cũng góp phần làm giảm áp lực về việc lắp đặt máy ATM cho AGRIBANK nói riêng và cho cái NHTM có tham gia Banknet nói chung. Nó cũng góp phần làm gia tăng sức hấp dẫn của thị trường thẻ của AGRIBANK trong giai đoạn sắptới.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4. Doanh số tài khoản thanh toán của NHNo&PTNTLệ Thủy qua 3 năm 2012- 2014

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

(+/-) % (+/-) %

1 Số lượng TKTT cá nhân Tài khoản 5,883 9,459 10,488 3,576 60.79 1,029 10.88

2 Số lượng TKTT TCKT Tài khoản 2,478 3,756 4,991 1,278 51.57 1,235 32.88

3 Số dư tiền gửi Triệu đồng 7,456 12,809 15,282 5,353 71.79 2,473 19.31

(Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình)

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.5. Tình hình hoạt động dịch vụ thẻ ATM tại NHNo&PTNT Lệ Thủy-Quảng Bình qua 3 năm 2012-2014

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

(+/-) % (+/-) %

1 Số lượng máy ATM chiếc 1 1 2 0 0.00 1 100.00

2 Số lượng thẻ phát hành Thẻ 8,361 13,215 15,479 4,854 58.06 2,246 17.13

3 Tần suất giao dịch/máy/tháng Lần 4,006 6,013 7,471 2,007 50.10 1,458 24.25

4 Doanh số rút tiền/máy/tháng Triệu đồng 9,065 12,960 14,664 3,895 42.97 1,704 13.15 (Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình)

Đại học Kinh tế Huế

Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ATM của AGRIBANK qua 3 năm đạt được doanh số tương đối lớn, được thể hiện qua bảng 2.5. Số lượng máy ATM có sự tăng lên qua 3 năm. Đến năm 2014, số lượng thẻ AGRIBANK Lệ Thủy-Quảng Bình phát hành là 15.479 thẻ, với tần suất giao dịch/máy/ tháng trung bình là 7.471 lần và doanh số rút tiền/máy/tháng là 14.664 triệu đồng. Có được kết quả khả quan này do AGRIBANK là ngân hàng được nhiều đơn vị lựa chọn sử dụng dịch vụ trả lương qua thẻ ATM như: các phòng, ban công an,trường học, Bảo hiểm xã hội, Bảo việt nhân thọ…

2.1.6.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Lệ Thủy-Quảng Bình qua 3 năm 2012 – 2014

Năm 2012, tổng thu từ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là 89.802 triệu đồng, tổng chi đạt 69.065 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 20.737 triệu đồng, thuế lợi tức86 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế là 20.651 triệu đồng.

Năm 2013, tổng thu của chi nhánh là 79.920 triệu đồng, giảm11%; tổng chi là 55.882 triệu đồng, giảm19.09% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế Agribank Lệ Thủy-Quảng Bìnhtăng lên đáng kể đạt mức23,946 triệu đồng, tăng 13.76% so với năm 2012.

Sang năm 2014, mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn khó khăn,cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt nhưng Chi nhánh đã có những nỗ lực rất lớn để hoànthành vượt mức kế hoạch Hội sởchính giao. Tổng thu từ hoạt động kinh doanh đạt86.674 triệu đồng, tăng8.45% so với năm 2013, chi phí hoạt động của Chi nhánh là 59.524 triệu đồng, tăng3.642 triệu đồng, tương đương6.52% . Lợi nhuận sauthuế của Chi nhánh tăng thêm 3.101 triệu đồng tương ứng27.047 triệu đồng so với năm trước. Tỷ trọng các lĩnh vực hoạt động đều tăng so với năm 2013.

Chi phí tiền lương năm 2014 là 10.163 triệu đồng tăng2.375 triệu đồng tương đương 30.50% so với năm 2013 do có sự điều chỉnh về hệ số lương. Chi phí có sự tăng lên đáng kể là do qua mỗi năm, số lượng máyATM Agribank trang bị thêm là 1 máy, đồng thờingân hàng cũng tiến hành nâng cấp các máy móc thiết bị khác và sửa chữa lại các địa điểm giao dịch. Tổng chi vẫn còn lớn so với hiệu quả kinh tế mang lại. Chi nhánh cần tiếp tục thực hiện chính sách tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế mang lại từ các chính sách định hướngchiến lược kinh doanh của mình.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh củaNHNo&PTNT Lệ Thủy-Quảng Bình 2012–2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng thu 89,802 100.00 79,920 100.00 86,674 100.00 (9,882) -11.00 6,754 8.45

Thu lãi vay 79,758 88.82 68,510 85.72 73,542 84.85 (11,248) -14.10 5,032 7.34

Thu lãi tiền gửi 817 0.91 843 1.05 1,737 2.00 26 3.18 894 106.05

Thu dịch vụ, KDNT 1,308 1.46 1,511 1.90 2,887 3.33 203 15.52 1,376 91.06

Thu khác 7,919 8.81 9,056 11.33 8,508 9.82 1,137 14.36 (548) -6.05

Tổng chi 69,065 100.00 55,882 100.00 59,524 100.00 (13,183) -19.09 3,642 6.52 Chi phí lãi tiền gửi 44,266 64.09 37,812 67.66 35,682 59.95 (6,454) -14.58 (2,130) -5.63

Chi trả lãi vay 3,747 5.43 1,644 2.94 1,549 2.60 ( 2,103) -56.12 (95) -5.78

Chi dịch vụ, KDNT 293 0.42 518 0.93 1,218 2.05 225 -76.79 700 135.14

Chi tiền lương 7,459 10.80 7,788 13.94 10,163 17,07 329 4.41 2,375 30.50

Trích DPRR 5,699 8.25 2,559 4.58 2,411 4.04 (3,140) -55.10 (148) -5.78

Chi khác 7,601 11.01 5,561 9.95 8,501 14.28 (2,040) -26.84 2,940 52.87

Lợi nhuận trước thuế 20,737 24,038 27,150 3,301 15.92 3,112 12.95

Thuế lợi tức 86 92 103 6 6.98 11 11.96

Lợi nhuận sau thuế 20,651 23,946 27,047 3,295 13.76 3,101 12.95

(Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình)

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (balanced score card BSC) trong triển khai và thực thi chiến lược tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lệ thủy quảng bình (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)