Giải pháp áp dụng hiệu quả Thẻ điểm cân bằng BSC tại NHNo&PTNT

Một phần của tài liệu Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (balanced score card BSC) trong triển khai và thực thi chiến lược tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lệ thủy quảng bình (Trang 90 - 94)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH

3.2. Giải pháp áp dụng hiệu quả Thẻ điểm cân bằng BSC tại NHNo&PTNT

Thẻ điểm cân bằng BSC là một công cụquản trị được sửdụng ngày càng phổ biến tại các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thành công BSC. Để triển khai hiệu quả Thẻ điểm cân bằng, NHNo&PTNT Chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình phải thực hiện được những giải pháp sau:

3.2.1. Xây dựng được một hệ thống chiến lược kinh doanh cụ thể

BSC là một hệthống hoạch định và quản lý chiến lược được thiết kếvới trọng tâm là kết nối quy trình quản lý hiệu quảhoạt động của tổchức với chiến lược. Việc lựa chọn các mục tiêu và chỉsố đo lường trong từng phương diện của BSC đều trên cơ sởchiến lược kinh doanh của tổchức. Vì vậy, một doanh nghiệp không thểtriển khai BSC nếu không có chiến lược kinh doanh. Đối với Chi nhánh, chiến lược của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam sẽ là khởi nguồn cho việc tạo ra một cấu trúc BSC tại Chi nhánh Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình. Nó là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc xây dựng và triển khai BSC tại Chi nhánh.

Một điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng BSC tại Chi nhánh Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình là Ngân No&PTNT Việt Nam đã có một định hướng chiến lược kinh doanh khá rõ ràng. Theođó, Chi nhánh cần xây dựng những kế hoạch và mục tiêu kinh doanh rõ ràng, cụ thể từng giai đoạn để thực hiện theo những mục tiêu chiến lược mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã đề ra. Những kế hoạch và mục tiêu kinh doanh đãđược xác định sẽ là cơ sở để thiết kế cấu trúc cũng như xác định các chỉ số đo lường của BSC tại Chi nhánhLệ Thủy-Quảng Bình.

3.2.2. Nâng cao sự cam kết và hiểu biết về BSC của đội ngũ lãnh đạo

Sự cam kết và quyết tâm đến cùng của đội ngũ lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp là một trong những điều kiện kiên quyết để có thể triển khai thành công BSC. Khi thực sựhiểu biết vềBSC và lợi ích của BSC trong quản lý, lãnhđạo cấp cao mới có thể tự tin để quyết định thực hiện và thúc đẩy được tiến độ triển khai BSC. Chi nhánh Agribank cần tăng cường công tác đào tạo và phát triển cho đội ngũ lãnh đạo ngân hàng, làm tốt công tác qui hoạch cán bộ nguồn nhằm giúp chi

Đại học Kinh tế Huế

nhánh có đội ngũ lãnh đạo có trìnhđộ chuyên môn cao, có khả năng thích ứng cao và sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi.Ngân hàng cần liên kết với các trung tâm đào tạo thực hiện các chương trìnhđào tạo dành cho cán bộ tại trụsở chính, lãnhđạotại các PGD... Nội dung đào tạo tập trung vào khoa học quản lý, nghiệp vụ chuyên sâu, công nghệ, sản phẩm dịch vụ mới, kiến thức kinh tế, kỹ thuật ngành... Hình thức đào tạo là các khoá học được thiết kế theo các tiêu chuẩn của khoá học hiện đại với phương pháp giảng dạy tiên tiến. Ngân hàng cũng phải làm tốt công tác qui hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Tại hội sở chính, năng lực quản trị chiến lược của Ban lãnh đạo cũng như các Ban ngân hàng cũng cần có kế hoạch đánh giá, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và đào tạo hàng năm. Tại chi nhánh, kết hợp bổ nhiệm từ bên trong và bổ nhiệm từ bên ngoài. Bổ nhiệm từ bên trong trên cơ sở đánh giá năng lực cán bộ, trên kết quả phân hạng nhân viên theo các cấp độ hàng năm để lựa chọn đúng người, đúng vị trí lãnh đạo. Bổ nhiệm từ bên ngoài để đảm bảo tính năng động và giảm sự biến động khi thị trường lao động thay đổi đột ngột và có sự dịch chuyển cán bộ từ nội bộ ngân hàng sang các định chế tài chính khác.

3.2.3. Nâng cao chất lượngvề nguồn lực con người và khả năng tài chính để thựchiện BSC

Việc triển khai BSC không chỉ đơn giản là việc thiết lập được một hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu để quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức, mà còn phải xây dựng một hệ thống các chương trình, kế hoạch và phân bổ nguồn lực để thực hiện được những mục tiêu đãđề ra. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện về nguồn lực con người và khả năng tài chính để thực hiện những tham vọng đã được xây dựng thì việc triển khai BSC chỉ dừng lại trên lý thuyết. Dù sở hữu một lực lượng lao động hùng hậu trong ngành ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại, tuy nhiên công tác quản trị và chất lượng nguồn nhân lực của AgribankLệ Thủy-Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết. Chính vì vậy, ngân hàng cần triển khai một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhân lực. Cán bộ, nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của

Đại học Kinh tế Huế

cán bộ ngân hàng, đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn nhiều nhất từ ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của NHN0&PTNT. Thực hiện giải pháp này, NHN0&PTNT Lệ Thủy-Quảng Bình nên tập trung trên các phương diện sau:

- Ngân hàng nên xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc. Thiết lập qui trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổchức thi tuyển; công khai hóa thông tin tuyển dụng từng chức danh cụ thể, công bố công khai các kỹ năng mong muốn đòi hỏi ở ứng viên, cũng như xây dựng bảng mô tả công việc cho các ứng viên hình dung vị trí họ sẽ công tác nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau. Cần xây dựng các tiêu chí và cơ chếtuyển dụng, hình thức tuyển dụng hợp lý và rõ ràngđối với từng vịtrí cán bộ

- Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thựchiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâuở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nồng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.

- Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội khác. Qua việc kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên, ngân hàng có thể một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp cải thiện kịp thời. Từ đó, ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng.

- Đối với những nhân viên mới lẫn nhân viên cũ, cần làm cho họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và những kiến thức xã hội, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận

Đại học Kinh tế Huế

dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả.

- Trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thoả đáng đối với những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho ngân hàng.

- Đổi mới phong cách giao dịch, thể hiện sự văn minh lịch sự của cán bộ nhân viên đối với khách hàng. Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với cán bộtrong ngân hàng như: cần thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau để khuyến khích sự làm việc của đội đội ngũ cán bộ ngân hàng. Nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật của cán bộ và nhân viên trong ngân hàng.

3.2.4. Nâng cấphệ thống công nghệ thông tin hiện đại và hiệu quả

Thiết lập xong BSC và các chỉ số đo lường cốt lõi mới chỉ là bước đầu của việc triển khai BSC. Đểcó thể ứng dụng hiệu quảBSC trong việc đánh giá hiệu quả của tổ chức, cần phải thiết lập được một hệ thống theo dõi, cập nhật các kết quả thực hiện. Sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại với các phần mềm ứng dụng hiện đại sẽgiúp việc theo dõi đánh giá thuận tiện, chính xác và kịp thời.

Ngân hàng cần thường xuyên nâng cấp đường truyền mạng Internet cũng như mạng nội bộ để đảm bảo hệthống IPICAS và FIMI hoạt động tốt, đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng và chính xác. Thường xuyên bảo trì máy vi tính cán bộ, nhân viên sử dụng để đảm bảo làm việc chính xác và nhanh chóng. Ngân hàng cũng cần thường xuyên bảo trì máy ATM, hạn chếthấp nhất những phát minh có thểxảy ra liên quan đến máy móc, tránh những phát sinh có thểxảy ra cho khách hàng khi sửdụng.

3.2.5. Thiết lập được một hệ thống lương, thưởng dựa trên thành tích

Một hệ thống đãi ngộ (lương, thưởng) dựa trên thành tích là nhân tố quan trọng để triển khai thành công BSC trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã có một hệ thống phân phối lương khoa học, hiệu quả dựa trên hiệu quả công việc thì nó sẽ tạo động lực tốt hướng sựnỗlực của các bộphận trong tổchức và toàn thểnhân viên vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược. Với mục tiêu phát huy, kích thích người lao động nâng cao ý thức, trách nhiệm và nâng cao năng suất lao động, công ty nên tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện Quy chế phân phối tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh

Đại học Kinh tế Huế

tháng, điều chỉnh quy chế lương, xây dựng và ban hành quy định thanh toán tiền lương chặt chẽ, rõ ràng, tổ chức thi nâng lương nâng bậc định kỳ cho toàn thể CBCNV trong ngân hàng.

- Ngân hàng cần có biện pháp tuyên truyền giải thích cho nhân viên rõ hơn về các cơ hội thăng tiến và cách thức trả lương hiện tại phù hợp như thế nào đối với người lao động, lợi ích của họ khi áp dụng cách tính lương này đồng thời kêu gọi sự góp ý của toàn thể nhân viên tham gia vào việc xây dựng chính sách lương phù hợp với yêu cầu củangân hàng.

- Đảm bảo các chế độ, chính sách đãi ngộ cho người lao động, giải quyết và làm thủ tục cho các trường hợp ốm đau, thai sản, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn-con người kết hợp,...

- Đối với chính sách thưởng thì đây là một chính sách động viên người lao động rất tốt nhưng khi tiến hành thì ban lãnhđạo ngân hàng phải tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm của từng lao động bằng cách thường xuyên tiếp xúc với họ và lấy ý kiến từ phía đồng nghiệp, lãnhđạo trực tiếp của người lao động. Khi thưởng thì phải đưa ra hình thức và mức thưởng phù hợp với công lao đóng góp của người nhận thưởng, phù hợp với mong muốn của họ và đặc biệt là phải chú trọng đến sự công bằng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thẻ điểm cân bằng (balanced score card BSC) trong triển khai và thực thi chiến lược tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện lệ thủy quảng bình (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)