PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCED
2.2. Các cơ sở xây dựng Thẻ điểm cân bằng BSC tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình
Ngân hàng No&PTNT Lệ Thủy-Quảng Bình là một Chinhánh trực thuộc hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, do vậy, các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phụ thuộc vào chiến lược và các định hướng kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Việc xây dựng BSC cho Chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình sẽ chịu sự chi phối của các biến số sau:
2.2.1. Chiến lược của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
Như đã đề cập đến ở Chương 1, thì Thẻ cân bằng điểm là khung chiến lược để chuyển nhiệm vụ và chiến lược kinh doanh của đơn vị thành những mục tiêu và thước đo cụ thể. Do vậy, chiến lược của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam sẽ là khởi nguồn cho việc tạo ra một cấu trúc BSC tại Chi nhánh Agribank Lệ Thủy- Quảng Bình. Nó là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc xây dựng và triển khai BSC tại Chi nhánh.
Một điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng BSC tại Chi nhánh Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình là Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã có một định hướng chiến lược kinh doanh khá rõ ràng. Theođó, Chi nhánh có thể xây dựng những kế hoạch và mục tiêu kinh doanh để thực hiện theo những mục tiêu chiến lược mà Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã đề ra. Những kế hoạch và mục tiêu kinh doanh đãđược xác định sẽ là cơ sở để thiết kế cấu trúc cũng như xác định các chỉ số đo lường của BSC tại Chi nhánh LệThủy-Quảng Bình.
2.2.2. Sự sẵn sàng thay đổi của các cấp lãnh đạo
Xây dựng BSC không phải là nhiệm vụ của một bộ phận đơn lẻ nào trong Ngân hàng mà nó phải là kết quả của sự đồng thuận của tất cả các Phòng, tổ trong Chi nhánh đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo. Thực tế đã chứng minh có nhiều trường hợp xây dựng BSC bị thất bại mà lý do chính của những thất bại này thiếu sự ủng hộ của những nhà quản trị cấp cao trong tổ chức. Hiện tại, Chi nhánh Agribank có đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có khả năng thích ứng cao và sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi. Đặc biệt, Ban Giám đốc Chi nhánh có khả năng quản trị tốt và luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình
Đại học Kinh tế Huế
độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc trang bị cho nhân viên các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc tốt hơn. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi khi xây dựng và triển khai BSC tại Chi nhánhAgribank Lệ Thủy-Quảng Bình.
2.2.3.Văn hóa doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT thường xuyên coi trọng việc xây dựng và phát triển thương hiệu văn hóa Ngân hàng AGRIBANK.
Nét đẹp văn hóa trong phong cách làm việc của mỗi con người trong hệ thống NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thuỷ-Quảng Bình nói riêng đã và đang được nhận thấy sự trung thành, tinh thần trách nhiệm trong lao động, sáng tạo hiệu quả, luôn cầu thị tiến bộ, phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học, thực hiện công việc chuẩn mực theo đúng quy trình, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại để hội nhập kinh tế quốc tế, vì một AGRIBANK phát triển bền vững, phấn đầu trở thành tập đoàn Tài chính – Ngân hàng lớn mạnh.
Có thể khẳng định rằng, quá trình đối mới hoạt động ngành Ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT nói riêng đã tạo ra sự chuyển biến về phong cách, thái độ phục vụ, cách ứng xử, giao tiếp với khách hàng trong đội ngũ cán bộ, viên chức AGRIBANK, ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh, dịch vụ ngân hàng.
Sau 24 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng với vốn liếng nhỏ bé, đầy khó khăn đã trở thành một ngân hàng thương mại lớn mạnh hàng đầu ở Viêt Nạm, có vị thế trong khu vực và uy tín trên thế gới, là một thành viên của hệ thống AGRIBANK làm kim chỉ nam để hoạt động kinh doanh: NHNo&PTNT luôn hướng về phía trước, không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận của một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, chăm lo đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động trên tinh thần đoàn kết, đồng thuận, mà cònđóng góp tích cực, hiệu quả và sự phát triển kinh tế- NHNo&PTNT khẳng định triết lý kinh doanh “AGRIBANK mang phồn thịnh đến với khách hàng” và phương châm hành động là “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.
Những yếu tố đó sẽ là nền tảng quan trọng, hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng và thực thi BSC tại Chi nhánhLệ Thủy-Quảng Bình.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.4. Công nghệ thông tin
Năm 2008, AGRIBANK triển khai thành công giai đoạn I dự án : hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng ( IPICAS–Intra Payment And Customer Accounting System). Hiện nay AGRIBANK đã hoàn tất triển khai giai đoạn II của dự án này, đã kết nối giao dịch tới tất cả các chi nhánh cấp I, các chi nhánh phục vụ khu công nghiệp, trung tâm thương mại, du lịch… và đến thời điểm hiện tại AGRIBANK đã kết nối tới hàng ngàn điểm giao dịch trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Đây là hệ thống Core Banking ( ngân hàng lõi) lớn nhất Việt Nam. Đến nay đã có hơn 85% các nghiệp vụ ngân hàng, 98% các giao dịch của NHNo&PTNT chi nhánh Lệ Thủy-Quảng Bình được thực hiện bằng máy tính và thiết bị công nghệ thông tin hiện đại. Công nghệ thông tin đã tác động mạnh vào quá trình đổi mới cơ chế chính sách và đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, giúp AGRIBANK thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, thực hiện tốt quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. Riêng trong hoạt động bán lẻ, công nghệ là chìa khóa then chốt để đưa các dịch vụ bản lẻ đến với công chúng nhanh nhất. AGRIBANK đã xây dựng và sử dụng Website của Ngân hàng AGRIBANK như một công cụ quan trọng và hữu hiệu để quảng bá thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm và kết quả hoạt động của AGRIBANK đến cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp.
Bên cạnh dịch vụ SMS Banking là dịch vụ khách hàng có thể vấn tin số dư thực hiện giao dịch chuyển khoản, nạp tiền điện thoại trả trước hoặc trả cước điện thoại thuê bao trả sau bằng tin nhắn điện thoại, hệ thống ngân hàng AGRIBANK đang nổ lực đầu tư nâng cấp dịch vụ Internet banking để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Ngày này với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 3G hay wifi, đến giao dịch tại ngân hàng không còn là cách duy nhất để thực hiện các hoạt động thanh toán, cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có thể thực hiện các hoạt động thanh toán đó khi sử dụng dịch vụ internet banking hay còn gọi là dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Tuy nhiên, nếu như so với ngân hàng khách như Vietcombank hay Sacombank thì hầu như các dịch vụ trực tuyến của AGRIBANK
Đại học Kinh tế Huế
vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Khách hàng vẫn thường gặp sự cố nghẽn mạng khi thực hiện vấn tin, in sao kê sổ phụ haylà chuyển khoản bằng Internet. Mặc dù đầu tư tập trung cho công nghệ thông tin đáng kể nhưng công nghệ thông tin vẫn còn ở trình độ thấp về cả trang thiết bị công nghệ, phần mềm ứng dụng, chưa thể đáp ứng cho kinh doanh theo yêu của của một ngân hàng hiện đại. Theo thông lệ quốc tế đầu tư trang thiết bị kỹ thuật 2 hoặc 3 thì đầu tư cho công nghệ và phần mềm phải đạt 8 hoặc 7 nhưng với Aribank80% được đầu tư vào trang thiết bị và kỹ thuật, còn việc đầu tư cho công nghệ và phần mềm ứng dụng cho các sản phẩmdịch vụ và quản lý quản trị kinh doanh hầu như không có (chỉ chiếm 20%).
Với nền tảng của hệ thống công nghệ thông tin sẵn có, việc xây dựng và triển khai BSC đến tấtcả các Phòng tổ trong Chi nhánhsẽ rất thuận lợi.
2.2.5. Năng lực của nhân viên
Như đã đề cập ở Chương 1, con người là yếu tố nền tảng và quyết định đến hiệu quả triển khai BSC. Chính vì vậy, năng lực, trình độ và nhận thức của nhân viên trong ngân hàng là một trong những vấn đề cần được quan tâm và tập trung đầu tư.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số cán bộ, nhân viên ngân hàng No&PTNT là đại học và sau đại học và ngày càng được nâng cao.Số lao động hiện nay là 48 người trong đó có đến 45 cán bộ, nhân viên tương đương 93.75% lao động là trìnhđộ đại học và sau đại học. Đây chính là điểm thuận lợi của ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với xu thế kinh doanh hiện nay.
Công việc kinh doanh ngày càng phát triển đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản để có khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, yếu tố bộ mặt của doanh nghiệp cụ thể là thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp các ngành nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Với lực lượng lao động khá trẻ, phần lớn có trìnhđộ Đại học, có khả năng về ngoại ngữ, tin học, nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt và khả năng
Đại học Kinh tế Huế
thích nghi tốt, Chi nhánh Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình đã có tiền đề thuận lợi để xây dựng và thực thi BSC.
Từ những đánh giá, phân tích ở trên, ta thấy rõ năm nhân tố cơ sở cho việc xây dựng và thực thi BSC đều có những ảnh hưởng tích cực và thuận lợi đối với điều kiện thực tế tại Chi nhánh. Do vậy, việc xây dựng và áp dụng BSC cho Chi nhánh Agribank Lệ Thủy-Quảng Bình là hoàn toàn phù hợp.