CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
1.2. Cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tư
1.2.1. Tình hình thu hút đầu tư vào Việt Nam
1.2.1.3. Tình hình thu hút v ốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
FDI
Khu vực FDI tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Trong năm 2015 có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm là 6,98 tỷ USD, chiếm 28,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,47 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,8 tỷ USD, chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư; Đài Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn khoảng 1,46 tỷ USD, chiếm 6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 4,1 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm 17% tổng vốn đầu tư của cả nước. Bắc Ninh đứng thứ
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 24
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
hai với số vốn là 3,66 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tiếp theo là Bình Dương, Trà Vinh, Đồng Nai, Hà Nội với quy mô vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 3,12 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 1,8 tỷ USD và 1 tỷ USD.
Tính đến 20/12/2015, cả nước có 2.120 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, có 918 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,77 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2015, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24,115 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ 2014 và tăng 9,6% so với kế hoạch năm 2015 (22 tỷ USD). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 1.012 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 16,4 tỷ USD, chiếm 68%
tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 2,79 tỷ USD, chiếm 11,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD, chiếm 9,9%
tổng vốn đăng ký.
Bảng 1.3: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2015
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015
2015/2014
SL TL
(±%) 1. Vốn thực hiện Triệu USD 12.500 14.500 2.000 16,00 2. Vốn đăng ký Triệu USD 21.922 24.115 2.193 10,00 - Đăng ký cấp mới Triệu USD 16.504 16.341 -163 -0,99 - Đăng ký tăng thêm Triệu USD 5.418 7.774 2.356 43,48
3. Số dự án
- Cấp mới Dự án 1.843 2.120 277 15,03
- Tăng vốn Lượt dự án 749 918 169 22,56
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 25
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam trong năm 2015 ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2014 và tăng 11,5% so với kế hoạch năm 2015.
Đây là năm có số vốn FDI thực hiện cao nhất, so với làn sóng FDI đầu tiên trong giai đoạn 1991-1997 thì con số này cao hơn gấp 1,5 lần. Trong khi đó, vốn giải ngân tăng 17,4%, đạt 14,5 tỷ USD. Điều này chứng tỏ, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có những dấu hiệu cải thiện, niềm tin của các nhà đầu tư đã dần tăng lên.
ODA Vốn cam kết:
Theo Báo cáo của Chính phủ tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác Phát triển Việt Nam 2014 (VBDF), tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 (tính đến ngày 12/11/2014) đạt 4.019 triệu USD (3.959 triệu USD ODA và vốn vay ưu đãi, 60 triệu USD ODA viện trợ không hoàn lại), bằng 69,38% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do các cơ quan Việt Nam đã chú trọng đến công tác chuẩn bị dự án, chất lượng và tính khả thi của các chương trình, dự án, đảm bảo duy trì nợ công bền vững.
Bảng 1.4: Tình hình ký kết các hiệp định ODA tính đến tháng 11/2014
Ngành, lĩnh vực ODA ký kết
(Triệu USD) Cơ cấu (%)
Giao thông vận tải 1.284,15 31,95
Năng lượng 1.176,46 29,27
Cấp, thoát nước, môi trường và phát triển đô thị 529,23 13,17
NN & PTNT - Xóa đói giảm nghèo 330,00 8,21
Y tế, giáo dục và đào tạo, các ngành khác 699,86 17,41
Tổng số 4.019,70 100
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Cơ cấu ODA giành cho các ngành, lĩnh vực luôn có sự thay đổi qua từng giai đoạn khác nhau, nếu như giai đoạn trước đây 2006 – 2010, ODA được tập trung chủ yếu cho giáo dục, y tế thì giai đoạn hiện nay ODA chuyển sang đầu tư cho giao thông
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 26
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
vận tải, năng lượng. Sự thay đổi này là do có sự thay đổi về ưu tiên lĩnh vực đầu tư của nhà tài trợ cũng như của Việt Nam.
Các lĩnh vực bao gồm giao thông vận tải, năng lượng tập trung nhiều nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi lần lượt là 32% và 29%, trong khi các lĩnh vực khác như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục và đào tạo, thể chế,…chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 8%, 18%.
Vốn giải ngân:
Giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi năm 2014 đạt khoảng 5,6 tỷ USD (ODA vốn vay là 5,25 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại là 350 triệu USD), cao hơn 9%
so với năm 2013. Trong tổng số vốn giải ngân năm 2014 có khoảng 2,45 tỷ USD thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản, khoảng 2,1 tỷ USD thuộc nguồn vốn cho vay lại, khoảng 318 triệu USD thuộc nguồn vốn hành chính sự nghiệp và khoảng 732 triệu USD từ các khoản hỗ trợ ngân sách.
Theo đánh giá chung, sau những biện pháp đôn đốc kiên quyết, thường xuyên của Ban Chỉ đạo, giải ngân năm 2014 có những cải thiện đáng kể. Các nhà tài trợ quy mô lớn vẫn tiếp tục được duy trì mức giải ngân cao như Nhật Bản (JICA): 1,773 tỷ USD, WB: 1,386 tỷ USD, ADB: 1,058 tỷ USD. Một số dự án đầu tư quy mô lớn cũng đã đóng góp vào mức giải ngân này như Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2-Cảng hàng không Nội Bài, Dự án cơ sở hạ tầng 36 giao thông Đồng bằng sông Cửu Long, Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Đồng bằng sông Hồng P4R, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn số 2 và lưới điện truyền tải khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...
Mặc dù các chỉ tiêu về cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhưng tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA vẫn chưa đạt yêu cầu và đối với một số nhà tài trợ còn thấp hơn với mức bình quân của khu vực và thế giới. Công tác quản lý, sử dụng vốn ODA năm 2015 cũng còn một số hạn chế, như thời gian xem xét và phê duyệt danh mục tài trợ của các cơ quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ kéo dài; thời gian chuẩn bị chương trình, dự án ODA, bao gồm từ khâu đề xuất ý tưởng dự án cho đến khi ký kết điều ước cụ thể về ODA thường mất khoảng 2 - 3 năm. Số vốn ODA chưa giải ngân của các chương trình, dự án đang thực
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 27
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
hiện còn rất lớn, khoảng 21 tỷ USD. Nếu tình hình giải ngân chậm được cải thiện, mỗi năm Việt Nam mất hàng trăm triệu USD chi phí cơ hội.