Tình hình thu hút vốn đầu tư vào XDCB trên địa bàn huyện Thanh Chương phân

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

2.3. Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

2.3.4. Tình hình thu hút đầu tư vào xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thanh Chương

2.3.4.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào XDCB trên địa bàn huyện Thanh Chương phân

Thanh Chương là một huyện còn nghèo, ngành công nghiệp chưa phát triển mạnh vì thế đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn luôn là vấn đề cần phải được ưu tiên hàng đầu nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng hiện đại hơn, thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của cả nước nói chung. Vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản là nguồn vốn rất quan trọng. Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động tiền đề cho phát triển kinh tế nhưng với đặc điểm đòi hỏi vốn lớn; ứ đọng trong thời gian dài; có tính cố định, liên quan đến nhiều ngành nên vốn đầu tư chủ yếu là do nhà nước đầu tư.

Xem bảng 2.4 trang 53 ta thấy nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản giảm dần qua các năm. Năm 2011, tổng vốn đầu tư được xem là cao nhất so với cả giai đoạn là 162,4 tỷ đồng, nhưng lại giảm dần đến năm 2013 còn 136,5 tỷ đồng, đến 2015 giảm chỉ còn 117,7 tỷ đồng, giảm 27,5% tương đương với 44,7 tỷ đồng so với năm 2011.

Bình quân cả giai đoạn giảm 7,74%. Nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản giảm xuống như vậy là do ảnh hưởng của Nghị quyết 11/NQ-CP về kìm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách làm cho các nguồn lực đầu tư trên địa bàn giảm từ 2011-2013; 2014 - 2015 là những năm kết thúc thực hiện Nghị quyết 11, chuyển sang thực hiện quản lý theo luật đầu tư công, luật xây dựng và các nghị định hướng dẫn luật...

Có thể thấy, tuy ngân sách từ các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản đều giảm nhưng nguồn vốn từ ngân sách huyện đầu tư vào xây dựng cơ bản lại tăng lên, đây là một điều đáng mừng. Cụ thể, năm 2011 nguồn vốn này là 3,05 tỷ đồng thì đến năm 2014 là 11,42 tỷ đồng tăng lên 8,37 tỷ đồng tương ứng tăng lên 274,43%. Đến năm 2015 nguồn vốn đạt 6,88 tỷ đồng, tăng 125,57% tương ứng với 3,8 tỷ đồng, Nguồn vốn này tăng lên do công tác thu cấp quyền sử dụng đất ngày càng chặt chẽ, chất lượng quản lý về thu cấp quyền sử dụng đất ngày càng được nâng cao.

SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 51

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 2.4: Quy mô và cơ cấu vốn đăng ký đầu tư vào xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thanh Chương phân theo nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2015

Nguồn vốn

2011 2012 2013 2014 2015 2015/2011 Tốc độ

TTBQ (±%) (Tr.đ) SL CC

(%)

(Tr.đ) SL CC (%)

(Tr.đ) SL CC (%)

(Tr.đ) SL CC (%)

(Tr.đ) SL CC (%)

(Tr.đ) SL TL (±%) Tổng nguồn

vốn 162.392 100 148.163 100 136.481 100 156.205 100 117.667 100 -44.725 -27,54 -7,74 1. Ngân sách

TW, tỉnh đầu

tư tập trung 75.526 46,51 69.750 47,08 62.300 45,65 103.320 66,14 77.642 65,98 2.116 2,80 0,69

2. Nguồn vốn

CT MTQG 23.753 14,63 19.755 13,33 17.660 12,94 30.765 19,70 14.769 12,55 -8.984 -37,82 -11,20

3. Nguồn trái phiếu chính

phủ 44.517 27,41 40.880 27,59 38.726 28,37 - - - - - - -

4. Ngân sách

bổ sung khác 15.546 9,57 13.500 9,11 13.295 9,74 10.700 6,85 18.380 15,62 2.834 18,23 4,28

5. Ngân sách

huyện 3.050 1,88 4.278 2,89 4.500 3,30 11.420 7,31 6.876 5,84 3.826 125,44 22,53

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Chương)

SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 52

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Đối với nguồn trái phiếu chính phủ thì chỉ cấp bổ sung từ năm 2011 đến năm 2013, còn hai năm tiếp theo nguồn vốn này không còn nằm trong mục bổ sung của chính phủ. Năm 2014 tuy không có sự hỗ trợ từ nguồn trái phiếu chính phủ nhưng nhờ nguồn vốn từ ngân sách TW, tỉnh đầu tư tập trung tăng 66%, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia tăng 74% và nhất là nguồn ngân sách huyện tăng 154% đã làm cho tổng vốn trong năm tăng 14% hay tăng 19,7 tỷ đồng so với năm 2013, đây cũng là năm duy nhất có sự tăng vốn trong cả giai đoạn.

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn vào xây dựng cơ bản thì nguồn vốn ngân sách TW, tỉnh đầu tư tập trung chiếm tỷ trọng cao nhất: Năm 2011, nguồn vốn ngân sách TW, tỉnh đầu tư tập trung là 75,526 tỷ đồng, chiếm 46,51%; năm 2013 nguồn vốn này bị giảm xuống còn 62,3 tỷ đồng do nhà nước có chính sách cắt giảm đầu tư công, tuy nhiên nó vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản là 45,65%. Năm 2014 chính phủ bắt đầu ngưng chương trình bổ sung từ nguồn trái phiếu chính phủ nhưng ngân sách TW, tỉnh đầu tư tập trung vẫn tăng lên 103,3 tỷ đồng, chiếm 66,14%, năm 2015 đạt 77,6 tỷ đồng, chiếm 65,98% trong tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong năm 2014 trên địa bàn huyện đã thực hiện hoàn thành và bắt đầu khởi công nhiều dự án công trình có tổng số vốn lớn mang ý nghĩa chiến lược quan trọng để thúc đầy kinh tế - xã hội phát triển mạnh hơn như: dự án “Đường từ trung tâm huyện Thanh Chương đi đến khu tái định cư Bản Vẽ” với tổng số vốn là 50 tỷ đồng, dự án đầu tư hạ tầng khu cửa khấu Thanh Thủy với tổng vốn đầu tư 38 tỷ đồng, dự án đường chợ chùa Thanh Đức với tổng vốn 20 tỷ đồng...

Nguồn vốn chiếm vai trò quan trọng thứ hai nếu xét trong ba năm đầu nhiệm kỳ thì nguồn trái phiếu chính phủ được xem là nguồn vốn quan trọng, chiếm liên tục gần 30% trong tổng vốn đầu; hai năm tiếp theo nguồn vốn CT MTQG đang dần dần chiếm vai trò quan trọng. Năm 2013, nguồn vốn này là 16,66 tỷ đồng, tương ứng với 12,94%, đến năm 2014 tăng lên thành 30,8 tỷ đồng, tương ứng 19,70% và năm 2015 đạt 14,8 tỷ đồng, chiếm 12,55%. Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản thì nguồn ngân sách huyện là chiếm tỷ trọng ít nhất. Tuy nhiên nguồn vốn lại có sự tăng dần lên,

SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 53

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

tăng cao nhất ở năm 2014 là 11,42 tỷ đồng tương ứng 7,31% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản.

Vốn đăng ký vào xây dựng cơ bản tuy có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện vào lĩnh vực này ngày càng tăng lên. Xem biểu đồ 2.1 để thấy rõ hơn tình hình thực hiện của từng nguồn vốn vào XDCB trên địa bàn huyện Thanh Chương.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư vào XDCB trên địa bàn huyện Thanh Chương giai đoạn 2011 - 2015

Năm 2011 vốn đầu tư đăng ký trên địa bàn huyện là 162,392 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 148,766 tỷ đồng, như vậy tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư là 91,61%, tỷ lệ này tăng dần qua các năm, đến năm 2015 tăng thành 93,39%. Từ năm 2011 đến năm 2015 tỷ lệ thực hiện vốn đã tăng lên 1,78%.

Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách trung ương, tỉnh đầu tư tập trung hầu hết đạt trên 90%. Năm 2015, mặc dù nguồn lực trên địa bàn được cắt giảm triệt để do ảnh hưởng của chính sách cắt giảm đầu tư công nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trong

SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 54

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

năm vẫn cao, đạt 92,05% được tập trung đầu tư các công tình chuyển tiếp và công trình trọng điểm xây dựng mới, như: Cầu treo Rạng, Trạm y tế xã Thanh Tiên, Đường vành đai nội thị, Đập Chọ Mua, nhà làm việc UBND huyện...; tiếp tục thi công các công trình dở dang kéo dài trong năm 2015 như Đường từ tỉnh lộ 533 Thanh Giang Thanh Mai nối đường Hồ Chí Minh, Đường vào nhà máy may VENTURE xã Thanh Tiên, Đập Hống Vàng, Đập Bang Nhượng, Đường giao thông liên xã Thanh Hưng – Thanh Phong. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hầu như là thực hiện hoàn toàn: năm 2011 tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư là 97,32% thì đến năm 2012 và năm 2013 tỷ lệ này là 100%. Trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách huyện càng ngày càng giảm xuống: năm 2011 tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư là 95,08% thì đến năm 2012 giảm xuống còn 82,75% và đến năm 2013 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 64,22%; giảm xuống 30,86%. Đến năm 2014 và 2015, tình hình khả quan hơn, tỷ lệ vốn thực hiện tăng lên tương ứng là 93,89% và 98,10%. Sở dĩ, có sự tăng giảm như vậy là do sự bất cập trong công tác quản lý và triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản, công tác quyết toán các công trình xây dựng còn để tồn đọng nhiều trên địa bàn và nhiều dự án chủ đầu tư không nộp hồ sơ quyết toán.

Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện giảm xuống một phần cũng là do Chính phủ mới ban hành nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 thay thế cho Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, có hiệu lực từ ngày 15/04/2013 tuy nhiên các văn bản hướng dẫn thự hiện và một số văn bản phải chỉnh sửa, thay thế nhưng chưa được ban hành nên quá trình thực hiện gặp nhiều lúng túng.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)