CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội - văn hóa của huyện Thanh Chương
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Thanh Chương
Bảng 1.7: Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Chương năm 2015
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
1.Tổng dân số Người 243.756 100,00
Nữ Người 122.320 50,18
Nam Người 121.436 49,82
2. Dân số trong độ tuổi LĐ Người 132.820 100,00
Lao động nam Người 64.446 48,52
Lao động nữ Người 68.374 51,48
3. LĐ trong các ngành kinh tế Lao động 126.727 100,00
LĐ nông nghiệp Lao động 88.257 69,64
LĐ công nghiệp - xây dựng Lao động 11.340 8,95
LĐ dịch vụ Lao động 27.130 21,41
4. Tỷ lệ thất nghiệp Người 6.093 4,59
5. Tổng số hộ Hộ 58.992 100,00
Hộ nông nghiệp Hộ 41.448 70,26
6. Mật độ dân số Người/km2 215 -
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Chương,2015) Dân số toàn huyện năm 2015 là 243.756 người, chiếm 7,6% dân số cả tỉnh. Dân số trung bình của huyện tăng bình quân 0,85%/năm trong cả thời kỳ 2011 – 2015. Mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân của vùng Tây nam (1,02%) và cả nước (1,21%), nhờ thực hiện tốt công tác dân số và một bộ phận khá lớn thanh niên đi làm việc ở các vùng kinh tế phía Bắc, phía Nam, miền Trung và xuất khẩu lao động.
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 35
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Tỷ lệ dân số nam và nữ của huyện biến động không nhiều trong những năm qua, dân số nữ tính đến năm 2015 là 122.320 người, chiếm 50,18%; dân số nam 121.436 người chiếm 49,82%.
Dân cư phân bố không đều ở các vùng. Mật độ dân số bình quân trong năm 2015 là 215 người/km2, trong đó ở vùng thị trấn, thị tứ là 629 người/km2, vùng miền núi là 85 người/km2; cao nhất là thị trấn Dùng (2.567 người/km2). Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên và đạt cao hơn mức bình quân của vùng. Tỷ lệ dân trên 15 tuổi biết chữ trong tổng số dân đạt 97%. Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng có nhiều tiến bộ qua các năm.
Nhìn chung huyện Thanh Chương có số hộ nông nghiệp chiếm phần lớn, toàn huyện có 58.992 hộ, trong đó tổng số hộ nông nghiệp là 41.448 hộ, chiếm 70,26%.
Các hộ công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ và hộ khác chiếm 29,74% còn lại.
Về lao động, dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 của huyện là 132.820, chiếm 53,99% dân số toàn huyện. Trong đó lao động nam có 64.446 lao động, chiếm 48,52%, lao động nữ có 68.374 lao động chiếm 51,48%. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế của huyện là 126.727 người (chiếm 95,41% lực lượng lao động). Tỷ lệ thất nghiệp ở huyện vẫn đang tương đối cao, chiếm 4,59% trong khi các vùng khác như Yên Thành tỷ lệ thất nghiệp chỉ 2,45%, Nam Đàn chỉ có 2,9%.
Cơ cấu lao động trên cho thấy; đến năm 2015 lực lượng lao động chủ yếu trong huyện vẫn là lao động nông nghiệp chiếm 69,64%, lao động ngành xây dựng chiếm 8,95%, lao động ngành dịch vụ chiếm 21,41%. Lao động ngành dịch vụ tuy thấp hơn nhiều so với lao động nông nghiệp nhưng nó vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Điều này cho thấy ngoài làm nông nghiệp thì địa bàn huyện đã thu hút tạo được nhiều việc làm tăng thêm thu nhập cho người dân, giảm được ảnh hưởng của tính thời vụ nông nghiệp.
2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng - Hệ thống giao thông:
Việc xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ (bao gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện,...) cơ bản phù hợp với điều kiện cụ thể của Thanh Chương đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các công trình trong kế hoạch hầu hết được triển khai xây
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 36
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
dựng, trong đó nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng mang lại hiệu quả cao như tuyến Quốc lộ Hồ Chí Minh, Quốc lộ 46, tỉnh lộ 533, đường lên cửa khẩu Thanh Thuỷ; Tràng Minh - Đô Lương; cầu Dùng, đường từ Trung tâm huyện đi Khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ giai đoạn 1; cầu treo Rạng; đường từ Võ Liệt đi Thanh Xuân nối Quốc lộ 46 với đường Hồ Chí Minh... Ngoài các tuyến đường Trung ương và tỉnh quản lý, còn có 35 tuyến đường thuộc huyện quản lý với tổng chiều dài 215,7 km. Hệ thống giao thông từng bước được hoàn chỉnh dần, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất và giao lưu giữa các vùng nội huyện.
- Hệ thống thủy lợi:
Công tác thuỷ lợi có bước phát triển khá toàn diện. Trong những năm qua các hệ thống, công trình thuỷ lợi trên địa bàn đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Đến nay toàn huyện có trên 130 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, trong đó có 124 hồ đập thuỷ lợi, có 20 hồ đáp ứng yêu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, 426 trạm bơm điện, 525 km kênh mương đã được bê tông hoá (đạt 72%). Xây dựng mới và nâng cấp 7 hồ đập, 11 trạm bơm. Số vốn đầu tư cho các công trình thuỷ lợi đến năm 2015 là 183,9 tỷ đồng.
- Hệ thống cấp điện:
Hiện tại 40/40 xã thị đã có điện lưới quốc gia đi qua, số hộ dùng điện đạt 100%
từ năm 2012; công suất các trạm biến áp phân phối năm 2014 đạt 42.070 KVA (tăng 1,22 lần so với năm 2013).
- Các cơ sở hạ tầng khác:
Ngoài các các công trình về giao thông, điện và nước sinh hoạt, hiện nay huyện cũng đang chú trọng và đầu tư về mọi mặt như: Đầu tư xây dựng hệ thống bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, xây dựng các trường học khang trang, xây dựng nhà làm việc, phòng chuyên môn trạm y tế của các xã, yêu cầu các xã họp thêm chợ để đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán trên địa bàn và khu vực lân cận dễ dàng thuận tiện hơn…
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Trong bối cảnh khó khăn về nguồn lực, thời tiết, khí hậu, tốc độ tăng trưởng bình quân 2011 - 2015 vẫn đạt kết quả khá 13,5%, trong đó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 6%, công nghiệp – xây dựng tăng 19,05%, dịch vụ tăng 17%, xấp xỉ đạt mục tiêu
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 37
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Nghị quyết Đại hội XXIX đề ra; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14,7 triệu đồng đầu nhiệm kỳ lên 24 triệu đồng dự ước năm 2015.
Bảng 1.8: Quy mô và cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Chương giai đoạn 2011 – 2015
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015
SL (Tỷ.đ)
CC (%)
SL (Tỷ.đ)
CC (%)
SL (Tỷ.đ)
CC (%)
SL (Tỷ.đ)
CC (%)
SL (Tỷ.đ)
CC (%) Tổng GDP 4.257 100 4.828 100 5.550 100 6.178 100 7.016 100
Nông, lâm,
ngư nghiệp 1.520 35,72 1.689 34,99 1.910 34,42 2.070 33,51 2.317 33,02 CN – XD 1.153 27,08 1.329 27,52 1.521 27,4 1.750 28,32 2.002 28,53 DV – TM 1.584 37,2 1.810 37,49 2.119 38,18 2.358 38,17 2.697 38,45
(Nguồn: UBND huyện Thanh Chương) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ lên 38,45% giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp xuống 33,02%. So với năm 2011, dự ước năm 2015, tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư từ 35,7% giảm xuống 33,02%, công nghiệp – xây dựng tăng từ 27,1% lên 28,53%, thương mại – dịch vụ tăng từ 37,2% lên 38,45%, đạt mục tiêu Đại hội XXIX đề ra.
Về nông nghiệp
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết khí hậu diễn biến thất thường, giá vật tư tăng cao... nhưng sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn phát triển toàn diện, có những bứt phá mới trong cơ cấu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, các giống mới vào sản xuất, vụ Xuân cơ cấu trên 93%, vụ Hè Thu trên 42% giống lúa lai nên năng suất, sản lượng đạt khá. Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt mục tiêu, ổn định 100-105 ngàn tấn; tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân cả giai đoạn đạt 6%; hình thành được các vùng nguyên liệu gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm như chè, tinh bột sắn. Chăn nuôi tiếp tục phát triển khá về chất lượng và số lượng, từng bước chuyển dịch sang hướng chăn nuôi hàng hóa, tập trung; tỷ trọng giá trị thu nhập chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp tăng từ 41,5% năm 2011 lên 47,4% dự ước năm 2015; dự án phục tráng, phát triển thương hiệu “Gà Thanh
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 38
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Chương” đã được phê duyệt, đang triển khai thực hiện. Lâm nghiệp phát triển khá cả về trồng, khoanh nuôi và bảo vệ, ngày càng nâng cao giá trị thu nhập; độ che phủ rừng đạt 60%, trên mức bình quân toàn tỉnh; cuộc sống một bộ phận người dân đã gắn bó với kinh tế rừng.
Về công nghiệp, xây dựng
Công nghiệp, xây dựng tiếp tục phát triển và tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất đạt 2.345 tỷ đồng. Giá trị tăng bình quân 5 năm ước đạt 19,05%. Duy trì hoạt động tốt 5 làng nghề, 4 làng có nghề; phát triển, công nhận thêm 3 làng nghề và 7 làng có nghề mới. Huyện đã thu hút đầu tư được 3 dự án lớn: Nhà máy may mặc xuất khẩu Thanh Tiên, Tổ hợp sản xuất tinh dầu dược liệu công nghệ cao Thanh Thủy, Nhà máy sản xuất gỗ thanh và than sạch Thanh Xuân; xóa bỏ các lò gạch thủ công, các bến tập kết cát sạn ngoài quy hoạch; phát triển mạnh sản xuất gạch không nung.
Về Thương mại – dịch vụ
Dịch vụ phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân ước đạt 17%.
Mạng lưới dịch vụ phát triển đa dạng và ngày càng mở rộng; tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng năm đạt bình quân 16,64%; hệ thống chợ, dịch vụ bưu chính viễn thông, mạng Internet, vận tải hàng hóa được đầu tư nâng lên đáng kể. Hoạt động tài chính, tín dụng được mở rộng; tỷ trọng giá trị dịch vụ đã vươn lên chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu kinh tế.