CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
3.2. M ục tiêu, định hướng thu hút đầu tư vào huyện Thanh Chương
3.2.2. Định hướng thu hút đầu tư
Định hướng chung
Trong thời gian tới, huyện Thanh Chương tập trung thu hút đầu tư các dự án có chọn lọc, chú trọng chất lượng dự án và năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của huyện, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên, đảm bảo phát triển bền vững. Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao; Dự án sử dụng nhiều lao động, chiếm ít diện tích, thân thiện với môi trường; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên; đảm bảo phát triển bền vững; có tiến độ triển khai nhanh và bảo đảm chất lượng, hạn chế đến
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 70
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
mức thấp nhất các dự án có công nghệ, thiết bị lạc hậu, đóng góp ngân sách ít và sử dụng đất lớn.
Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng các Cấp, Cấp uỷ, Chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện xây dựng các đề án phát triển kinh tế.
Chú trọng các đối tác, địa bàn trọng điểm, có nhiều tiềm năng.
Định hướng thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực
• Công nghiệp – xây dựng
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh; Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020; chủ động quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển nhanh, mạnh công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng một cách hiệu quả và bền vững gắn với phát triển dịch vụ, các khu dân cư đô thị và bảo vệ môi trường; hội nhập quốc tế và hợp tác với các huyện trong và ngoài tỉnh; tập trung trọng tâm vào công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển hạ tầng giáo dục - đào tạo, y tế và các thiết chế văn hóa để tạo sự phát triển nhanh hơn.
Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến gắn với nhóm sản phẩm lợi thế của huyện: Kiến nghị chuyển đổi mô hình quản lý Công ty chè Nghệ An để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cấp công nghệ chế biến, tạo ra sản phẩm chè chất lượng tốt, giá trị cao. Tích cực thu hút đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chè túi hòa tan, xây dựng thương hiệu sản phẩm chè Thanh Chương.
Ổn định vùng nguyên liệu, sản lượng nhà máy chế biến tinh bột sắn 30.000 tấn/năm. Nâng công suất nhà máy gạch tuy nen hiện có, thu hút đầu tư xây dựng dây chuyền gạch không nung, phấn đấu đạt sản lượng 130-140 triệu viên/năm.
Quyết tâm cùng chủ đầu tư hoàn thành các hạng mục công trình, sớm đưa Nhà máy may xuất khẩu ở xã Thanh Tiên đi vào hoạt động. Tích cực phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Đàn Vạn An và công ty Thành Phát đẩy nhanh tiến độ xây
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 71
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
dựng, đưa Tổ hợp sản xuất chế biến tinh dầu dược liệu và thực phẩm chức năng công nghệ cao tại Thanh Thủy, Nhà máy chế biến gỗ thanh và than sạch tại xã Thanh Xuân đi vào hoạt động để tạo cơ hội chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục phối hợp tốt với sở Giao thông vận tải và Cục công trình 2 để sớm triển khai nâng cấp tuyến quốc lộ 46B, đường tỉnh lộ 533... Phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dự án xây dựng mẫu các khu định cư cho các hộ dân vạn chài trên sông Lam và vùng đặc biệt khó khăn ở Thanh Lâm, Thanh Thủy để tổ chức tốt việc đưa nhân dân về vùng dự án, ổn định đời sống.
Làm tốt công tác tư tưởng, đảm bảo sự gắn kết bền chặt, lâu dài về lợi ích giữa nhà máy và người lao động; cung cấp đủ nguyên liệu và cung ứng nguồn lao động có chất lượng, gắn bó thủy chung lâu dài cùng nhà máy phát triển.
Tích cực kiến nghị Sở Công thương thu hút đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Thác Muối; đầu tư nâng cấp và làm mới hệ thống đường dây, trạm biến áp tại các xã, thị nhằm có đủ công suất phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và chiếu sáng đô thị.
Nâng cao chất lượng làng nghề đã được công nhận, du nhập và phát triển nhanh các làng nghề, làng có nghề, tạo việc làm tại chỗ ở những xã có lợi thế về lao động, đất đai ít; phấn đấu xây dựng thêm 2 - 3 làng nghề. Xây dựng các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp tại các thị trấn, thị tứ.
Tập trung trọng tâm quy hoạch phát triển kinh tế, dịch vụ tổng hợp vùng kinh tế Cửa khẩu Thanh Thủy, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 46... Tăng cường công tác quản lý về quy hoạch, nhất là hành lang an toàn giao thông, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; mật độ xây dựng và mảng xanh đô thị. Làm tốt công tác tư tưởng, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong giải phóng mặt bằng để thu hút đầu tư thực hiện các dự án.
Tiếp tục chỉnh trang Thị trấn huyện; cải tạo, nâng cấp công suất Nhà máy nước Thị trấn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng thị trấn Rộ, đô thị Chùa và các thị tứ theo quy hoạch đã được phê duyệt. Có những chính sách, cơ chế đồng bộ, tạo thuận lợi để phát
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 72
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
triển nhanh, mạnh các doanh nghiệp trên địa bàn; thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết với nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
• Nông – lâm – ngư nghiệp
Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm Nghị quyết hội nghị TW7 (khóa X) về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tập trung thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới theo hướng hiện đại; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sản xuất hướng hàng hóa; phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, các vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp. Chăm lo phát triển sản xuất, ổn định đời sống cho đồng bào khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ. Xây dựng, nhân rộng, phát triển các mô hình kinh tế cánh đồng mẫu lớn, mô hình gia trại, trang trại cho thu nhập cao, nâng cao giá trị thu nhập của ngành chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp; phát triển các ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp- dịch vụ.
• Dịch vụ - thương mại
Chủ động đón đầu, đẩy nhanh phát triển kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy tổng hợp đa ngành, đa chức năng, đa lĩnh vực; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các loại hình dịch vụ công nghiệp, thương mại, dịch vụ vận tải, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, ẩm thực và du lịch, tạo thành đầu mối xuất, nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa quá cảnh của Việt Nam - Lào - Đông bắc Thái Lan khi cửa khẩu Thanh Thủy đi vào hoạt động. Tạo bước đột phá trong phát triển dịch vụ - thương mại tại Thị trấn trung tâm, đô thị Rộ, Chùa, điểm dừng chân dọc đường Hồ Chí Minh tại Thanh Thủy, Hạnh Lâm. Phối hợp tốt với chủ đầu tư để đưa chợ đầu mối Thanh Thủy và Trung tâm thương mại Rộ đi vào hoạt động; kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các bến xe, bãi đậu xe, siêu thị, trung tâm thương mại đa chức năng tại thị trấn và tại các xã trung tâm vùng, phát triển mạng lưới chợ theo quy hoạch… Kêu gọi đầu tư phát triển du lịch: Đền Bạch Mã, Đình Võ Liệt - cửa khẩu và rừng nguyên sinh Thanh Thủy gắn với tua du lịch quê Bác, biển Cửa Lò.
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 73
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa để mở rộng, phát triển nguồn thu. Mở rộng, đa dạng các hình thức tín dụng để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân cho đầu tư phát triển. Xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ và rộng khắp; phát triển mạng lưới truyền thanh, dịch vụ internet không dây, xây dựng các trạm thu phát sóng hợp lý, đảm bảo thông tin đến mọi người dân ở tất cả các xã.
• Xây dựng kết cấu hạ tầng
Tiếp tục ưu tiên tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi. Thu hút, khai thác, tận dụng tối đa các cơ chế, chính sách của trung ương, tỉnh, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong giải phóng mặt bằng; tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn thu ngân sách, huy động sức mạnh nội lực, đóng góp của doanh nghiệp, con em quê hương ở trong nước và nước ngoài, cùng với sức đóng góp của nhân dân, đầu tư ngân sách huyện và xã cho xây dựng các công trình trọng điểm:
- Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 46 từ cầu Rộ đi Đô Lương.
- Tiếp tục đầu tư giai đoạn II tuyến đường từ Trung tâm huyện đi khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ.
- Tiếp tục triển khai tuyến đường nối Quốc lộ 46 từ Võ Liệt đi Thanh Xuân với đường Hồ Chí Minh.
- Đầu tư xây dựng tuyến đường từ cầu Rộ nối Quốc lộ 46 với Quốc lộ 15A qua Ngọc Sơn với Nam Hưng, Nam Đàn.
- Đầu tư xây dựng tràn chống lũ Bích Hào.
- Đầu tư xây dựng thủy điện Thác Muối.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phát triển dân cư, thành lập thị trấn Rộ.
- Đầu tư đẩy nhanh phát triển khu thương mại dịch vụ, chợ đầu mối Thanh Thủy; khu thương mại Rộ, phát triển hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Thanh Thủy, Thị trấn đón đầu Cửa khẩu Thanh Thủy lưu thông.
- Đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã chuẩn quốc gia y tế, thiết chế văn hóa - thông tin - thể thao và công sở.
- Từng bước nhựa hóa, bê tông hóa các trục đường liên xã, liên thôn, đường nguyên liệu; cấp phối các trục đường nội đồng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nông
SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 74
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
thôn mới. Phấn đấu đến 2020, 50% đường liên xã, liên thôn được rải nhựa, bê tông, đường nội đồng được cấp phối.