Tình hình thu hút đầu tư vào Nghệ An

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ

1.2. Cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tư

1.2.2. Tình hình thu hút đầu tư vào Nghệ An

Thực hiện Nghị quyết số 26 ngày 30/7/2013 của Bộ chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII, phấn đấu đến năm 2020 Nghệ An sẽ trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ và là tỉnh khá của khu vực phía Bắc, Nghệ An đã và đang chỉ đạo quyết liệt, hết sức quan tâm chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi nhất, phát huy tiềm năng sẵn có tại địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút tối đa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, đã tạo được nhiều nét đột phá trong bức tranh toàn cảnh kinh tế - xã hội tỉnh nhà nhiệm kỳ 2010 - 2015, đặc biệt là năm 2015 vừa qua.

Trong năm 2015 (tính đến 31/12/2015), trên địa bàn tỉnh đã tiến hành cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 120 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 88.350,61 tỷ đồng.

Bảng 1.5: Tình hình thu hút VĐT vào tỉnh Nghệ An năm 2015 phân theo địa bàn đầu tư

Địa bàn đầu tư Dự án Vốn đăng ký

SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%)

Ngoài KCN, KKT 86 71,67 26.991,56 30,55

Trong KCN, KKT 34 28,33 61.359,05 69,45

Tổng số 120 100 88.350,61 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, 2015) Các dự án đầu tư được phân chia theo địa bàn phân cấp quản lý về đầu tư là trong các KCN, KKT Đông Nam Nghệ An và ngoài các KCN, KKT Đông Nam Nghệ An. Đối với các dự án trong KCN, KKT thì Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An quản lý và cấp giấy chứng nhận đầu tư, còn đối với các dự án ngoài KCN, KKT thì UBND tỉnh quản lý và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Các dự án đầu tư hiện nay chủ yếu tập trung ở KCN, KKT với 34 dự án/61.359,05 tỷ đồng (chiếm 28,3% số lượng dự án và hơn 69% tổng vốn đăng ký trong toàn tỉnh). Số lượng các dự án đầu tư bên ngoài KCN, KKT tuy lớn

SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 28

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

hơn với 86 dự án/26.991,56 tỷ đồng nhưng có vốn đăng ký thấp hơn cũng như quy mô nhỏ hơn (chỉ chiếm 30,6% trong tổng vốn đăng ký toàn tỉnh).

Theo hình thức đầu tư, vốn đầu tư chủ yếu từ đầu tư trong nước với 107 dự án/85.021,35 tỷ đồng, chiếm tới 89,17% số lượng dự án và 96,23% tổng vốn đăng ký.

Bảng 1.6: Tình hình thu hút VĐT vào tỉnh Nghệ An năm 2015 phân theo hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư Dự án Vốn đăng ký

SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%)

Đầu tư trong nước 107 89,17 85.021,35 96,23

Đầu tư FDI 13 10,83 3.329,26 3,77

Tổng số 120 100 88.350,61 100

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, 2015) Kết quả thu hút đầu tư năm 2015 vượt xa mục tiêu đặt ra cho năm nay là 100 dự án/20.000 tỷ đồng vốn đăng ký. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện 31 chương trình, dự án ODA với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ đồng, đang xúc tiến vận động 11 chương trình, dự án mới trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, cơ sở hạ tầng, giáo dục… Nghệ An cũng nhận được gần 25 tỷ đồng đầu tư cho 20 chương trình dự án, phi dự án NGO do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tài trợ trong năm 2015.

Nhìn lại kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Nghệ An thời gian qua, riêng trong 2 năm 2014 - 2015, số lượng dự án thu hút về tăng gấp gần 1,5 lần, số vốn đăng ký tăng hơn 2,2 lần so với 3 năm 2011 - 2013 cộng lại. Đặc biệt, năm 2015 là năm tỉnh ta thu hút được nhiều dự án lớn có vai trò làm đầu tàu tăng trưởng, đột phá phát triển và có chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội như: Tổ hợp KCN đô thị - dịch vụ VSIP Nghệ An, Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 2.400 MW, 2 Nhà máy Tôn Hoa Sen, Nhà máy chế biến hải sản Royal Foods, Bệnh viện quốc tế 500 giường, các nhà máy xi măng công suất 8 triệu tấn/năm, Bệnh viện đa khoa giai đoạn 2,…

Nghệ An đang ngày càng chứng tỏ sức hút trên thị trường đầu tư khi trở thành lựa chọn của nhiều nhà đầu tư lớn, có thương hiệu như Tập đoàn Becamex, Tập đoàn

SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 29

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Than khoáng sản Việt Nam, Massan, Vingroup, Vinamilk, TH, Tôn Hoa Sen, Tập đoàn The Vissai, Royal Foods, BSE,…; nét mới trong thu hút đầu tư năm qua không chỉ các nhà máy công nghiệp mà còn đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như sản xuất, chế biến sữa, cam, chanh leo, chè, bột sắn, cao su, dược liệu và đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa tăng nhanh, chẳng hạn: 43 bệnh viện toàn tỉnh thì có 10 bệnh viện tư nhân (đứng thứ 3 cả nước về xã hội hóa y tế), trong đó có bệnh viện đa khoa 250 giường, bệnh viện quốc tế 500 giường. Trên địa bàn tỉnh có 6 trường đại học thì có 2 trường tư thục của tư nhân đầu tư. Các công trình an sinh xã hội và di tích lịch sử quốc gia, công trình tâm linh được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa (ủng hộ của doanh nghiệp và nhà hảo tâm) với hàng nghìn tỷ đồng như Khu di tích Truông Bồn; chùa Đại Tuệ; chùa Gám; chùa Cần Linh; Khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh 12/9; các trường học, nhà văn hóa...

Có thể nói, thu hút đầu tư năm qua tăng trưởng nhanh, phát triển lớn về quy mô dự án, chất lượng, công nghệ hiện đại và hiệu quả. Việc đẩy nhanh thu hút đầu tư đã làm xoay chuyển, thay đổi, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm, tăng thu ngân sách, tạo sản phẩm mới cạnh tranh cao. Đạt được những kết quả mang tính đột phá như trên là từ sự đoàn kết, nỗ lực hết mình của Đảng bộ, nhân dân tỉnh nhà và việc tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ để các nhà đầu tư, các dự án có thể triển khai trong điều kiện thuận lợi, sự năng động trong việc tìm kiếm, mời gọi, thu hút và tạo điều kiện cùng nhà đầu tư thực hiện dự án, chứ không ngồi chờ một cách thụ động. Đặc biệt, công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng, đã chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn.

Trong thời gian tới, thu hút đầu tư tiếp tục được xác định là giải pháp quan trọng cho tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Để nắm bắt và tận dụng tối đa cơ hội vàng cho thu hút đầu tư, Nghệ An đã xác định cải thiện môi trường đầu tư đặc biệt về cải cách hành chính, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi nhất, tạo hạ tầng và dịch vụ thuận lợi cho nhà đầu tư, giải quyết kịp thời khó khăn cho nhà đầu tư là nhiệm vụ cấp thiết, là giải pháp cho bài toán nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.

SVTH: Lê Thị Thanh Tâm 30

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn huyện thanh chương, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)