Kết quả giám sát mật độ Trai tai tượng năm 2004 và 2008

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác và bảo tồn trai tai tượng tại khu bảo tồn biển cù lao chàm – hội an – quảng nam (Trang 35 - 42)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN TRAI TAI TƯỢNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM, HỘI AN, QUẢNG NAM

2.2. Đánh giá chất lượng nước và mật độ Trai tai tượng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

2.2.2. Kết quả giám sát mật độ Trai tai tượng năm 2004 và 2008

Việc giám sát rạn san hô được thực hiện tại 10 điểm rạn cố định được thiết lập từ năm 2004 gồm Hòn Khô, Vũng Đá Bao, Vũng Đá Bàn, Bãi Đâu Tai, Bãi Bắc, Sẹo Mô, Bãi Bìm, Bãi Hương và Vũng Đá Đen. Các điểm giám sát này phân bố rộng khắp các đảo và đại diện cho các đặc trưng quần xã sinh vật rạn san hô ở các vùng chức năng khác nhau cũng như hiện trạng và các mối tác động trong KBTB Cù Lao Chàm.

Khu vực Hòn Khô, Bãi Đâu Tai, Bãi Bắc, Sẹo Mô và Vũng Đá Đen nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt được quản lý và bảo vệ tốt hơn so với các điểm rạn nằm trong vùng không bảo vệ nghiêm ngặt là Vũng Đá Bao, Sũng Bền, Bãi Bìm, Bãi Hương và Vũng Đá Đen. Thời gian giám sát tiến hành từ ngày 14 - 18 tháng 6 năm 2008.

Bảng 4: Điểm khảo sát và tọa độ các điểm giám sát.

STT Điểm khảo sát Vĩ độ Kinh độ

1 Hòn Khô 15o58’20” 108o25’18”

2 Vũng Đá Bao 15o58’03” 108o26’45”

3 Vũng Đá Bàn 15o58’17” 108o29’29”

4 Bãi Đâu Tai 15o57’47” 108o29’06”

5 Bãi Bắc 15o57’36” 108o29’22”

6 Sũng Bền 15o56’44” 108o28’41”

7 Sẹo Mô 15o56’01” 108o28’28”

8 Bãi Bìm 15o56’17” 108o30’55”

9 Bãi Hương 15o55’48” 108o31’43”

10 Vũng Đá Đen 15o54’29” 108o32’00”

Nguồn: Báo cáo tổng kết đa dang sinh học và chất lượng môi trường nước KBTB Cù Lao Chàm 2004 – 2008, Viện Hải Dương học Nha Trang.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 5: Thành phần loài Trai tai tượng tại Khu Bảo Tồn Biển Cù Lao Chàm, tháng 5 – 6 năm 2004.

Giống

&loài

Nam Hòn Cô Vũng Ráng Vũng Đá Bao Xẹo Mồ Vũng Cây Chanh Sũng Bền Vũng Bến Lăng Bãi Đâu Tai Bãi Bắc Bãi Bìm Bãi Hương Bãi Đá Đen Vũng Thùng Vũng Đá Bàn Vũng Nhàn

Tridacna

crocea +

Tridcna

maxima + +

Tridacna

squamosa + + + + + + + + + + +

Nguồn: Báo cáo tổng kết đa dang sinh học và chất lượng môi trường nước KBTB Cù Lao Chàm 2004 – 2008, Viện Hải Dương học Nha Trang.

Kết quả giám sát cho thấy mức độ xuất hiện của T. crocea, T. maxima, T.

squamosa. Trong đó T. squamosa xuất hiện ở hầu hết các khu vực giám sát, T. crocea chỉ được tìm thấy ở Bãi Đâu Tai, T. maxima dược tìm thấy ở hai khu vực Vũng Cây Chanh và Bãi Đá Đen.

Trai tai tượng Tridacna squamosa được tìm thấy ở hầu hết các điểm khảo sát, với mật độ trung bình là 1.3 (sai số chuẩn = 0.3) cá thể/400 m2 (dao động từ: 0.5 - 3) và giá trị này cao hơn so với các vùng biển khác ven bờ Việt Nam. Trai tai tượng Tridacna crocea và Tridacna maxima được tìm thấy ở một hoặc hai điểm khảo sát với mật độ trung bình không quá 1 cá thể/400 m2. (bảng 5, 6)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 6: Mật độ Trai tai tượng tại các khu vực giám sát tháng 5 – 6 năm 2004

Tên loài

Namn Khô Vũng Ráng Vũng Đá Bao XẹoM Vũng Cây chanh Sũng Bền Vũng Bến Lăng Bãi Đâu Tai Bãi Bắc Bãi Bìm Bãi Hương Vũng Đá đen Vũng Thùng Vũng Đá n ng Nhàn Hòn Nhạn Bãi Cây chanh Trungnh Sai schuẩn

Tridacna

crocea 0.5 0.50

Tridacna

maxima 0.5 + 0.5

Tridacna

squamosa + 1 0.5 0.5 1 2.5 1 1 3 1.5 1 1.30 0.26

Nguồn: Báo cáo tổng kết đa dang sinh học và chất lượng môi trường nước KBTB Cù Lao Chàm 2004 – 2008, Viện Hải Dương học Nha Trang.

Bảng 7: Mật độ (con/100m2) Trai tai tượng tại các điểm khảo sát, tháng 6 - 2008.

Chỉ tiêu giám sát

Địa điểm

Trung bình Hòn

Khô Sẹo

Đâu Tai

Bãi Bắc

Đá Đen

Đá Bao

Sũng Bền

Bãi Hương

Bãi Bìm

Đá Bàn Trai

tai tượng

0,13 0 0,38 1,38 0 0,13 0 0 0,25 0,25 0,25

Nguồn: Báo cáo tổng kết đa dang sinh học và chất lượng môi trường nước KBTB Cù Lao Chàm 2004 – 2008, Viện Hải Dương học Nha Trang.

Mật độ trai tai tượng tại từng điểm giám sát dao động từ 0 – 1,38 con/100m2, trong đó các điểm có mật độ cao là Bãi Bắc, Bãi Đâu Tai, Bãi Bìm, Bãi Hương và Vũng Đá Bàn .

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Hình 2.3: Biến thiên mật độ (con/100m2) Trai tai tượng tại 10 điểm giám sát cố định trong KBTB Cù Lao Chàm theo thời gian từ năm 2004 - 2008

Mật độ trung bình Trai tai tượng tại 10 điểm giám sát cố định hầu như không có sự thay đổi giữa hai lần giám sát năm 2004 và 2008 có giá trị tương ứng là 0,37 và 0,38. Trong đó, sự dao động về mật độ giữa các điểm là không đáng kể từ 0 – 0,75 con/100m2 . Kết quả giám sát cho thấy được ở vùng biển Cù Lao Chàm có 03 loài Trai tai tượng trong tổng số 05 loài có ở Việt Nam. (T. maxima,T.crocea, T. squamosa)

Trai tai tượng ở vùng biển Cù Lao Chàm phân bố hầu hết quanh đảo. Chúng thường sống bám ở các rạn san hô, các rạn đá san hô nằm dưới cát. Sự phân bố này phụ thuộc vào cấu trúc nền rạn và đặc điểm sinh cảnh vùng rạn tại các khu vực khảo sát. Các vùng rạn có độ che phủ cao, cấu trúc rạn đa dạng, diện tích vùng rạn lớn thường có số lượng loài cao hơn.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Nguồn: Từ thư viện BQL KBTB Cù Lao Chàm Hình 2.4 : Bảng đồ khu vực phân bố Trai tai tai tượng tại đảo Cù Lao Chàm

Hòn Cụ, Hòn Khô, Hòn Lá, Bãi Bắc, Hòn Dài, Bãi Xếp, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương, Hòn Tai, Hòn Mồ là các khu vực phân bố Trai tai tượng.

Nguồn: Từ tài liệu BQL KBTB Cù Lao Chàm Hình 2.5 : Biểu đồ thể hiện kết quả giám mật độ Trai tai tượng của Khu bảo tồn

biển Cù Lao Chàm giai đoạn 2011 - 2014

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5

Đá Bàn Đâu Tai Hòn Tai Bãi Bắc Bãi Bìm Hòn Dài Hòn Mồ

2011 2012 2013 2014

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Nhìn vào biểu đồ thấy rõ rằng mật độ Trai tai tượng được tìm thấy gần như ở hầu hết các điểm khảo sát. Từ Đá Bàn, Đâu Tai, Hòn Tai, Bãi Bắc, Bãi Bìm đều nhìn thấy sự xuất hiện của loài. Hòn Tai, Bãi Bắc là hai khu vực có mật độ loài xuất hiện nhiều nhất; Năm 2012, người ta chỉ tìm thấy loài này ở hai khu vực Bãi Bắc và Bãi Bìm; Năm 2013, mật độ của loài được nhìn thấy tại nhiều khu vực như: Đá Bàn, Đâu Tai, Bãi Bắc, Hòn Dài, Hòn Mồ; Đến năm 2014, chỉ xác định được khu vực Đâu Tai là có sự xuất hiện của loài.

 Vùng phân bố của 03 loài Trai tai tượng (Tridacna)

- Đối với loài Tridacna squamosa (Trai tai tượng vẩy): Dùng chân tơ bám nhẹ trên nền đáy, khác với 02 loài còn lại, hầu như toàn bộ cơ thể nằm trên bề mặt đáy (không vùi thân dưới nền đáy rạn san hô). Đây là loài được tìm thấy với mật độ nhiều nhất ở Cù Lao Chàm. Ngoài tự nhiên loài T. squamosa thường phân bố ở trong những hốc san hô hoặc những vùng hơi trũng so với xung quanh để giảm thiểu tác động của sóng và dòng chảy đây được coi là một trong những tập tính phân bố sinh thái nhằm thích nghi với môi trường sống ( Vũng Đá Đen, Bãi Bắc, Vũng Thùng, Vũng Cây Chanh, Sũng Bền, Vũng Bến Lăng, Bãi Đâu Tai, Bãi Bìm, Bãi Hương, Vũng Thùng, Vũng Nhàn).

Nguồn: Từ thư viện BQL KBTB Cù Lao Chàm Hình 2.6: Trai tai tượng vẩy (T. squamosa)

Ngoài ra, ở tự nhiên, quan sát thấy loài T. squamosa thường có độ mở miệng thường lớn hơn so với 02 loài còn lại.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

- Đối với loài Tridacna maxima (Trai tai tượng lớn):Dùng chân tơ bám khá chắc chắn và cố định trong nền đáy vùng rạn hoặc trong kẽ đá san hô, loài T. maxima sống vùi trong nền đáy khoảng 1/2 cơ thể. Loài T. maxima cũng thường phân bố tại những vùng trũng, kín đáo và khuất hơn so với loài T. squamosa(Vũng Cây Chanh) . Ngoài tự nhiên quan sát thấy độ mở miệng cũng hẹp hơn so với loài Tridacna squamosa.

Nguồn: Từ thư viện BQL KBTB Cù Lao Chàm Hình 2.7: Trai tai tượng lớn (T. maxima)

- Đối với loài Tridacna crocea (Trai tai tượng vàng nghệ):Dùng chân tơ bám chắc chắn và cố định trong vùng rạn (Bãi Đâu Tai).

Nguồn: Từ thư viện BQL KBTB Cù Lao Chàm Hình 2.8. Trai tai tượng vàng nghệ (T. crocea)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Ngoài tự nhiên, chúng luôn có xu hướng đào lỗ và ẩn ngập gần như hoàn toàn phần vỏ của cơ thể trong các tảng đá san hô hoặc đá vôi (đá có độ xốp và mềm), chỉ còn mép vỏ và phần màng áo là nhô ra ngoài nền đáy. Những dạng đá có cấu trúc cứng như đá gốc, đá trắng đều không phát hiện thấy chúng phân bố. Ngoài ra, khi quan sát ngoài tự nhiên thấy phần tiếp giáp giữa phần vỏ và hốc đá ở nền đáy thường có một lớp dịch nhầy, màu trắng sữa, lớp màng nhầy này có tác dụng làm mềm, mài mòn rộng dần lớp đá vôi trong quá trình tăng trưởng kích thước dần dần theo thời gian của loài T. crocea.

Đặc trưng phân bố của loài T. crocea là một trong những đặc điểm thích nghi sinh thái, vừa tránh được kẻ thù ngoài tự nhiên và việc khai thác của con người cũng khó khăn hơn các loài khác, lại vừa giảm thiểu tối đa tác động của sóng và dòng chảy.

Chính điều này đã tạo cho quần thể T. croceathường phân bố với mật độ cao ngoài tự nhiên ở nhiều vùng đảo, đặc biệt là khu vực Côn Đảo (mật độ trung bình có thể lên tới 299 cá thể/500m2) (hình 3.31). Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao loài T. crocea ngoài tự nhiên còn phân bố với mật độ khá cao so với 02 loài còn lại.

Một phần của tài liệu Tình hình khai thác và bảo tồn trai tai tượng tại khu bảo tồn biển cù lao chàm – hội an – quảng nam (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)