CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN TRAI TAI TƯỢNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM, HỘI AN, QUẢNG NAM
2.5. Ho ạt động bảo vệ và khai thác bền vững Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm
2.5.1. Nội dung hoạt động bảo tồn Trai tai tượng của KBTB Cù Lao Chàm
Hình 2.15: Nội dung hoạt động quản lí Trai tai tượng tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Đội tuần tra bảo tồn biển được thành lập đã tăng cường khả năng quản lí và bảo vệ các vùng chức năng trong khu vực và mang lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên,
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ
Khoanh vùng quản
lí
Tăng số lượng người và thời gian đi
tuần tra
Tổ chức tuyên truyền
nâng cao nhận thức
ngư dân
Có các hình thức xử phạt mạnh đối với các trường hợp vi phạm Hỗ trợ, có các
chính sách ưa đãi dành cho ngư dân bị ảnh
hưởng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
đội tuần tra bảo tồn biển này vẫn còn nhiều hạn chế như chưa kêu gọi được cộng đồng tham gia trong công tác bảo vệ nguồn lợi. Đội tuần tra chỉ mới thể hiện chức năng tuần tra, ngăn chặn các vi phạm trong khu vực bảo tồn, chưa thực hiện được chương trình giám sát, quan trắc nguồn lợi.
Nguồn nhân lực của khu bảo tồn phần lớn tập trung vào việc tuần tra, ngăn chặn các hành vi xâm phạm khu bảo tồn, rất hạn chế trong các công việc ngiên cứu khoa học tạo cơ sở để bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn lợi Trai tai tượng. Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lí còn thiếu và yếu, không đủ lực lượng để triển khai công tác tuần tra thường xuyên, nhằm răn đe những hành động khai thác, đánh bắt hủy diệt tàn phá nguồn lợi. Nguồn tài chính không đủ và bền vững cho hoạt động bảo tồn cũng là một điểm yếu trong việc triển khai thực thi công tác quản lí bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Sự quản lí chồng chéo ở KBTB Cù Lao Chàm là một điểm yếu có thể gây khó khăn cho công tác quản lí khu bảo tồn sau này. Các phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt nằm rải rác cách xa nhau trong KBTB Cù Lao Chàm cũng gây khó khăn và tốn kém cho công tác quản lí.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lí Trai tai tượng tại KBTB Cù Lao Chàm xong cơ hội để quản lí tốt cũng không ít. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đặt ưa tiên cho công tác quản lí KBTB Cù Lao Chàm đã được thành lập và nằm trong quy hoạch mạng lưới 15 khu bảo tồn biển Việt Nam. Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chương trình hợp tác Môi trường Việt Nam – Đan Mạch.
Đã có sự phối hợp với cac bên hữu quan như Bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương trong công tác tuần tra, xử phạt các hoạt động đánh bắt trái phép.
Nhằm giảm thiểu sự xâm hại , khá thường xuyên, nặng nề do hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản của ngư dân địa phương, ban điều hành Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm chia nơi đây thành nhiều khu vực, nhiều vùng để quản lí:
- Vùng bảo vệ nghiêm ngặc (vùng lõi):
- Là vùng có hệ sinh thái rạn san hô và đa dạng sinh học biển được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lí và bảo vệ chặc chẽ, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo. Vùng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
bảo vệ nghiêm ngặt được giới hạn bởi đường bờ tính từ mực thủy triều thấp nhất chân các ra phía biển đến đường giới hạn bởi các điểm ứng với từng khu vực.
- Vùng phục hồi sinh thái:
Là vùng được quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động nhằm phục hồi hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản tự nhiên nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng. Một số diện tích trong khu vực này có thể sẽ được bổ sung cho vùng bảo vệ nghiêm ngặt trong tương lai.
- Vùng phát triển:
+ Vùng phát triển du lịch
Là vùng tập trung các hoạt động du lịch tạo thu nhập cho nhân dân địa phương có sự kiểm soát của Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển như lặn có bình khí thở, tham quan, xem san hô bằng tàu đáy kính, lướt ván, đua thuyền buồm, bơi, lặn xem cá... và cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, vui chơi giải trí mang tính giáo dục cộng đồng.
+ Vùng phát triển cộng đồng
Bao gồm phần đất trên cạn có dân cư sinh sống tại các Thôn Bãi Làng, Thôn cấm, Bãi Ông và Bãi Hương thuộc Hòn Lao - Cù Lao Chàm.
- Vùng khai thác hợp lý:
Đây là vùng được xác định để tổ chức khai thác nguồn lợi một cách hợp lý, phát triển ngành nghề phù hợp ( khai thác, nuôi trồng thủy sản và các nghề phù hợp khác) nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế cộng đồng dân cư Khu Bảo tồn biển.
Điều mà ban điều hành quản lí KBTB Cù Lao Chàm luôn kì vọng đạt được trong tất cả các hoạt động bảo tồn là bảo vệ được các loài Trai tai tượng. Mà trước hết là phát triển tư duy của con người từ nhận thức tiến lên ý thức, thực hiện và duy trì.(.
Ta có thể thấy rằng nhận thức đóng vai trò quan trọng, nó chi phối toàn bộ hành vi, thái độ bên ngoài của con người. Một khi cộng đồng có nhận thức đúng thì sẽ tạo ra các hành động đúng. Khi đó công tác quản lí sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ phía ngư dân và kết quả thu về cao hơn.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Phát triển nhận thức của cộng đồng. Các ý kiến, các đề xuất tích cực từ cộng đồng là cơ sở để triển khai hoạt động bảo tồn tốt hơn. Ngược lại, các ý kiến tiêu cực hay chưa đúng là cơ sở để nhà quản lí điều chỉnh và áp dụng các phương thức phù hợp. Vì vậy, mức độ nhận thức và hành vi cộng đồng là các nhân tố quyết định đến sự thành công của công tác bảo tồn.