3.1. Giải pháp để khai thác và bảo tồn Trai tai tượng của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
3.1.1. Tăng cường hoạt động tuần tra, giám sát, tăng số lượng người và thời gian đi tuần tra để tránh trường hợp bỏ sót các khu vực cần tuần tra do thiếu lưc lượng. (đính kèm phụ lục 1)
- Đào tạo nghiệp vụ, đầu tư sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, phương tiện vật chất kĩ thuật cho đội tuần tra KBTB.
- Tiếp tục duy trì sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác tuần tra, phát hiện và xử lí vi phạm.
- Phát triển mạng lưới tuần tra, giám sát và quan trắc cộng đồng.
- Tìm kiếm các dự án cơ hội để xây dựng, sửa chữa hệ thống phân giao phân vùng, phân neo đậu tàu của KBTB.
- Tổ chức duy tu, bảo dưỡng hệ thống phao phân vùng, phao neo đậu tàu thường xuyên hàng năm.
3.1.2. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về quản lí sinh thái biển và vai trò của cộng đồng với trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên biển
- Thực hiện đồng thời công tác truyền thông một chiều và hai chiều bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú với phạm vi không gian và đối tượng truyền thông mở rộng từ các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý các ngành, địa phương; các tổ chức chính trị - xã hội; các hội, đoàn thể quần chúng; các đơn vị kinh doanh du lịch; du khách đến toàn thể cộng đồng dân cư xã đảo và vùng ven biển.
- Đầu tư xây dựng hoàn thiện Trung tâm Truyền thông bảo tồn biển Cù Lao Chàm theo định hướng phát triển đa hệ sinh thái rừng - bờ - biển; phục vụ nhu cầu tham quan du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo; làm nền tảng hình thành Trung tâm đa dạng sinh học Cù Lao Chàm vào năm 2020.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
- Tăng cường công tác đào tạo, xóa mù chữ, nâng cao trình độ ngư dân, phải thường xuyên vận động ngư dân tham gia các lớp học văn hóa và đào tạo chuyên môn kĩ thuật. - Tăng cường phổ cập kiến thức khoa học và quản lí pháp luật về bảo vệ môi trường và nguồn lợi Trai tai tượng là một hướng hành động cần thiết để tạo ra tính chủ động thân thiện với môi trường của cộng đồng ngư dân.
3.1.3. Xây dựng và triển khai hỗ trợ dành cho ngư dân bị ảnh hưởng
- Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ sinh kế, phát triển ngành nghề tạo thu nhập thay thế cho cộng đồng bị ảnh hưởng bởi phân vùng chức năng và khai thác trực tiếp các đối tượng tài nguyên mục tiêu KBTB phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển bền vững của xã đảo, tập trung giải quyết một số nội dung cần thiết sau:
a) Liên kết đào tạo kỹ thuật; nghiên cứu ứng dụng, triển khai các mô hình sản xuất các ngành nghề phù hợp: Nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng rau sạch, cây thuốc, cây ăn quả; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, các sản phẩm từ rừng; nghiệp vụ dịch vụ du lịch, chế biến nước mắm, thủy sản khô;...
b) Thiết kế, phát triển các mô hình du lịch cộng đồng; triển khai các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch; các tour, tuyến du lịch sinh thái rừng - biển - văn hoá lịch sử.
c) Huy động và sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, tài trợ và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác để hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, tạo thu nhập thay thế cho cộng đồng.
- Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển điều kiện sống của cộng đồng, trước mắt tổ chức các hoạt động giải quyết các yêu cầu bức thiết, bao gồm:
a) Triển khai tạm thời hệ thống phân loại - thu gom - ép nén - vận chuyển rác vào đất liền.
b) Hỗ trợ xây dựng phòng khám y tế và đào tạo y tá cho thôn Bãi Hương.
c) Hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cho trường Tiểu học và THCS tại Cù Lao Chàm.
d) Hỗ trợ cho con em các hộ gia đình đối tượng bị ảnh hưởng bởi phân vùng chức năng KBTB được tiếp tục học THPT tại Hội An.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
e) Hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên là con em các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi phân vùng chức năng KBTB.
f) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho cụm dân cư thôn Bãi Làng
- Điển hình là vào năm 2012, Ngân hàng Nông nghiệp đã đặt trạm giao dịch tại đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngư dân vay và gửi tiền. Với các nguồn vốn vay, người dân tập trung vào đầu tư các trang thiết bị để khai thác nguồn lợi.
3.1.4. Tuyên truyền kết hợp với biện pháp cưỡng chế. Phải có các chế tài nghiêm khắc hơn đối với những ngư dân vi phạm khai thác
- Các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có thể bị xử phạt đến 7 năm tù.
- Cấm khai thác bằng các phương tiện hủy diệt: Không sử dụng bẫy san hô trong quá trình khai thác nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến nguồn lợi và hệ sinh thái tự nhiên, lặn có sử dụng hóa chất.
3.1.5. Nên khoanh vùng quản lí luân phiên, tránh khai thác tập trung tại một khu vực nhất định gây cạn kiệt nguồn lợi Trai tai tượng
3.1.6. Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động từ khai thác tự do từ lâu nay sang khai thác có tổ chức để quản lí chặc chẽ nghề khai thác, số hộ khai thác, số lượng tàu thuyền, ngư cụ khai thác Trai tai tượng
3.2. Một số đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát triển giống Trai tai tượng 3.2.1. Giải pháp chính sách và quy hoạch
- Các ngành chức năng của tỉnh cần rà soát, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi Trai tai tượng; trước mắt là các văn bản về quản lý các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa bảo đảm phù hợp các quy định của Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học và thực tiễn của ngành, của địa phương.
- Áp dụng phương thức quản lý dựa vào cộng đồng để quản lý nguồn lợi Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm. Trong đó người dân được quyền quản lý một cách chủ động các tài nguyên và nguồn lợi thông qua việc giao quản lý trực tiếp các vùng mặt nước cho họ. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là giao quyền, phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ cho các cộng đồng ngư dân ở địa phương quản lý các tài nguyên nguồn lợi trong một phạm vi nhất định và vùng mặt nước cụ thể để
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
quản lý, khai thác hợp lý kết hợp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm sử dụng lâu dài cho cộng đồng ngư dân đó.
3.2.2. Giải pháp sinh thái và môi trường
Xây dựng rạn nhân tạo để bảo vệ nguồn lợi Trai tai tượng: Giải pháp xây dựng rạn nhân tạo ở Cù Lao Chàm nhằm bảo vệ nguồn lợi Trai tai tượng.
3.2.3. Giải pháp xã hội và giáo dục
- Cần có biện pháp hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng khi cấm khai thác Trai tai tượng.
- Việc tạo ra sinh kế thay thế cũng phải chú ý đến trình độ, tập quán và năng lực của ngư dân. Tránh áp đặt, chuyển đổi nghề cơ học mà không quan tâm đến yếu tố kinh tế - xã hội hoặc thành lập những dự án không phù hợp với khả năng của ngư dân.
- Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với tập quán, với điều kiện và đối tượng ngành nghề như: Xây dựng phim truyền hình, tiểu phẩm, ấn phẩm; phát thanh, truyền hình trên đài phát thanh xã; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với sự tham gia của đông đảo cộng đồng ngư dân địa phương.
3.2.4. Giải pháp tài chính
- Nhà nước cần có chính sách cho ngư dân vay vốn sản xuất với lãi suất thấp trong một thời gian nhất định (có thể là dài hạn) nhằm hỗ trợ cho người dân có thể chuyển đổi, thích nghi với cách làm ăn mới, một cuộc sống mới. Đây là một trong những yếu tố quyết định để giảm bớt các tàu thuyền khai thác Trai tai tượng.
- Các cơ quan quản lý chuyên ngành cần tích cực huy động và kêu gọi tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để triển khai các nội dung, dự án nhằm bảo vệ nguồn lợi Trai tai tượng giảm thiểu tác động của của hoạt động khai thác đến cảnh quan, môi trường và nguồn lợi tại Cù Lao Chàm. Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
PH ẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trai tai tượng (họ Tridacnidae) là nguồn lợi đặc sản thuộc lớp ĐVTM hai mảnh vỏ, có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam và nhu cầu xuất khẩu lớn. Thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, vỏ là hàng mỹ nghệ và có giá trị làm dược liệu. Chúng cung cấp nguồn thức ăn bổ dưỡng và là sản phẩm xuất khẩu phục vụ nhu cầu rất lớn để làm cảnh, giải trí, đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân ven biển - đảo. Do có giá trị kinh tế cao, khai thác quá mức và sử dụng thiếu bền vững nên nguồn lợi tự nhiên của các loài trai tai tượng (họ Tridacnidae) có xu hướng suy giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Việc khai thác quá mức Trai tai tượng đã làm cho loài này ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì vậy, ngày 21/04/2014 thì UBND thành phố Hội An ban hành chỉ thị số 02/2014/UBND về việc cấm khai thác, thu gôm, vận chuyển, kinh doanh Trai tai tượng trên địa bàn Cù Lao Chàm. Hiện tại công tác bảo tồn Trai tai tượng của Ban quản lí Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang áp dụng có hiệu quả.. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để làm tốt công tác quản lí loài Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm; đánh giá được hiện trạng nguồn lợi và khả năng khai thác cho từng loài Trai tai tượng (họ Tridacnidae).Đặc điểm phân bố sinh thái theo độ sâu, vùng địa lý và cấu trúc nền đáy rạn san hô; Đánh giá được mối quan hệ giữa môi trường và Trai tai tượng. Ngoài ra, dựa trên cơ sở khoa học và phân tích kết quả điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa, đề tài đã đề xuất được các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn, cải thiện môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển nguồn lợi Trai tai tượng (họ Tridacnidae) tại đảo Cù Lao Chàm.
II. KIẾN NGHỊ
Ban quản lí KBTB Cù Lao Chàm cần quản lí việc khai thác Trai tai tượng trên cơ sở mùa vụ sinh sản, kích thước con non và đào tạo truyền thông, giáo dục cộng đồng cần phải lồng ghép được những giải pháp góp phần hỗ trợ cho bảo tồn.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Bên cạnh những thuận lợi thì các nhà quản lí cũng đối mặt với nhiều khó khăn:
tình trạng khai thác trái phép và buôn bán lén lút Trai tai tượng vẫn đã và đang diễn ra.
Có thể thấy rằng khi DLST phát triển thì kéo theo đó hàng loạt nhiều vấn đề xảy ra thì khó có thể nào cân bằng được giữa kinh tế và bảo tồn. Để khắc phục tình trạng đó cần nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân, xây dựng một cộng đồng ngư dân tích cực trong các hoạt động bảo tồn Trai tai tượng.
Cần có các hình thức xử phạt mạnh tay hơn đối với các trường hợp vi phạm đánh bắt cả ngay ngư dân địa phương và ngư dân vùng lân cận.
Cấm tàu thuyền nơi khác đến khai thác trong vùng biển Cù Lao Chàm để tránh trường hợp khai thác lén các loại hải sản bị cấm.
Cần triển khai các nghiên cứu sâu về nhận thức cộng đồng trong hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm, đặc biệt chú ý đến thời gian nghiên cứu và thời gian triển khai các hoạt động để kết quả nghiên cứu được chính xác nhất. Từ đó, đưa ra các biện pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ và khai thác bền vững Trai tai tượng.
Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông như tổ chức các chương trình ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền qua poster, loa đài, hội họp,.. nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia của cộng đồng. Đa dạng hóa các đối tượng truyền thông. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng không chỉ tập trung vào Tổ cộng đồng khai thác Trai tai tượng mà còn phải cho nhiều đối tượng khác, đặc biệt là du khách. Vì du khách là đối tượng chính sử dụng Trai tai tượng và có tác động rất lớn đến các hoạt động khai thác trái phép và phát triển sinh kế người dân bền vững.
Hoạt động tuần tra, giám sát của các nhà quản lí cần phải tiến hành chặt chẽ hơn. Đồng thời khắc phục hạn chế lực lượng tuần tra, giám sát còn mỏng. Tuy nhiên, hoạt động này đòi hỏi sự minh bạch cao, vì nếu có sự cố xảy ra sẽ dấn đến việc mất lòng tin ở người dân và gây mâu thuẫn trong cộng đồng.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế