CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN TRAI TAI TƯỢNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM, HỘI AN, QUẢNG NAM
2.3. Tình hình khai thác và sử dụng Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm trước khi có lệnh cấm khai thác
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đo lường hoạt động khai thác Trai tai tượng tại đảo Cù Lao Chàm
2.3.2.1. Số lao động và phương tiện khai thác Trai tai tượng
Số lao động hành nghề lặn là 39 người, hoạt động trên 11 nhóm/ghe. Trình độ nghề, nguồn lao động có trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân họ. Hình thức tổ chức khai thác, 100% số hộ đều khai thác theo hình thức tư nhân, chủ hộ tự mua sắm tàu thuyền và trang thiết bị.
Phương tiện khai thác chủ yếu tàu thuyền có gắn động cơ máy. Bên cạnh đó, còn một số lượng đáng kể các phương tiện đánh bắt không trang bị động cơ như
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
thuyền, mủng (thúng chai). Số lượng phương tiện khai thác hải sản tập trung nhiều ở Bãi Làng, đây cũng là địa phương có công suất trung bình của phương tiện lớn nhất 12CV. Phần lớn phương tiện khai thác được quản lí theo hộ gia đình. Lực lượng lao động, quan hệ lao động chủ yếu là quan hệ gia đình, đầu tư thấp, công nghệ lạc hậu, thêm vào đó là thời gian/ chuyến đi là ngắn. Chi phí khai thác thấp, an toàn hàng hải kém. Tài nguyên vùng biển Cù Lao Chàm đã và đang bị khai thác quá mức bởi ngư dân địa phương và những người khai thác ở những vùng lân cận trong đất liền của tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Phú Yên. Áp lực đánh bắt đang tăng lên trong khi sản lượng đánh bắt thì giảm xuống trong thập kỷ vừa qua. Các thuyền đánh bắt hầu hết là loại nhỏ, với động cơ máy dưới 20 CV. Vì vậy, đội tàu thuyền địa phương chỉ có thể đánh bắt ở các vùng nước sâu không quá 50m và chủ yếu tập trung khai thác ở khu vực ven bờ. Bên cạnh đó, ghe thuyền đánh bắt từ các khu vực lân cận trong và ngoài tỉnh thường xuyên đến Cù Lao Chàm và các ngư trường xung quanh quần đảo với số lượng đông. Hình thức khai thác nguồn lợi quanh vùng biển Cù Lao Chàm khá đa dạng, gồm có: giã cào, vó cất, mành đèn,lưới vây dùng đèn hoặc không dùng đèn, lặn ống hơi có sử dụng hóa chất hoặc không sử dụng hóa chất. Làm cho tình trạng khai thác lén Trai tai tượng thường xuyên xảy ra .
2.3.2.2. Mùa khai thác Trai tai tượng
Mùa vụ khai thác chính Trai tai tượng của ngư dân Cù Lao Chàm là vào mùa gió Tây Nam từ tháng 3 đến tháng 9. Đây cũng là mùa khách du lịch đến tham quan nhiều nhất. Số ngày khai thác trong tháng có sự khác nhau tùy thuộc vào thời tiết.
Trong mùa khai thác chính, trung bình một người thợ lặn hoạt động 21 ngày/tháng, trong đó lặn để khai thác Trai tai tượng là 14/ 21 (ngày/tháng )
Bảng 8: Lịch mùa vụ khai thác Trai tai tượng.
Loại nghề
Tháng khai thác trong năm Số
ngày
KT TB/tháng
(ngày)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lặn 14/21
Nguồn: Số liệu điều tra 2016
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
2.3.2.3. Ngư cụ và phương thức khai thác
Trai tai tượng được khai thác chủ yếu bằng hình thức lặn và khai thác thủ công.
Hiện nay, do nguồn lợi trai tai tượng suy giảm,ngư dân khai thác thủy sản ở các vùng bãi triều và trong vùng rạn san hô khi thủy triều xuống thấp, nhưng chủ yếu là khai thác các loài trai, ốc, cua, ghẹ,…còn trai tai tượng hiện nay cũng rất ít khi bắt gặp và khó khai thác khi triều xuống thấp. Các khu vực bãi triều cạn thường sử dụng hình thức bắt thủ công, còn hình thức khai thác bằng lặn chủ yếu được sử dụng ở các khu vực rạn san hô, bãi cát đá xa bờ ngập nước. Mỗi hình thức khai thác đều có các ngư cụ và phương thức khai thác đặc trưng riêng.
* Phương thức khai thác thủ công: Đây là hình thức khai thác đơn giản, truyền thống, chi phí thấp, người khai thác chỉ đi dọc theo các bãi triều để thu lượm những con trai, ốc, cua, ghẹ… nằm lại trên bãi khi nước triều rút. Chính vì thế hình thức này phụ thuộc nhiều vào con nước thủy triều lên xuống. Khi nước triều xuống vào ban ngày thì việc khai thác đơn giản hơn, ngư dân chỉ sử dụng một túi lưới để đựng. Khi nước triều xuống vào ban đêm, ngư dân phải sử dụng đèn pin hoặc đèn bình ắc quy để phát hiện và bắt các đối tượng này. Ngư cụ khai thác chủ yếu là dao, búa, đục chuyên dụng của các ngư dân khai thác thủ công ven biển. Hình thức khai thác thủ công tuy ít tốn kém nhưng sản lượng và hiệu quả khai thác lại rất thấp. Đối tượng đánh bắt chính là các loài ốc, cua, ghẹ… trai tai tượng thỉnh thoảng thu được nhưng chủ yếu là các mảnh vỏ trai bị sóng đánh trôi dạt vào. Trước đây, hình thức khai thác thủ công còn đạt hiệu quả do nguồn lợi trai tai tượng còn nhiều, nhưng hiện nay hình thức khai thác này không còn hiệu quả đối với khai thác trai tai tượng nữa.
* Phương thức khai thác bằng hình thức lặn:
Bảng 9: Các nghề khai thác Trai tai tượng tại đảo Cù Lao Chàm.
Nghề khai thác Số hộ Tỉ lệ (%)
Lặn có ống hơi 23 72
Lặn không ống hơi 5 16
Lặn có ống hơi và lặn không ống hơi 4 12
Nguồn: Số liệu điều tra 2016
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Tại đảo Cù Lao Chàm, mỗi hộ ngư dân chỉ quen với một nghề nào đó và nghề này là thu thu nhập chính của họ, họ được ông cha truyền lại kinh nghiệm nên chỉ khai thác ở một số ngư trường nhất định. Trai tai tượng chủ yếu khai thác bằng phương pháp lặn có ống hơi. Dụng cụ lặn có sử dụng ống hơi:
- Kính lặn: Dùng để bảo vệ mắt và tăng khả năng nhìn ở dưới nước.
- Ống hơi: Được lằm bằng nhựa dẻo dùng để dẫn hơi, dài ngắn tùy thuộc vào ngư trường khai thác.
- Đèn lặn: Là dụng cụ rất cần thiết cho nghề lặn. Vào ban đêm đèn lặn dùng để tăng khả năng quan sát dưới nước, giúp phát hiện nhanh đối tượng.
- Máy nạp hơi: Công suất phụ thuộc vào số người làm, thường dùng cho 2- 3 người, thông thường mỗi phương tiện thường dùng hai máy để phòng sự cố xảy ra.
Nguồn: Từ thư viện BQL KBTB Cù Lao Chàm Hình 2.9 : Hình ảnh các thợ lặn đang lặn bằng ống hơi.
Đây là hình thức được sử dụng phổ biến để khai thác trai tai tượng tại độ sâu khoảng từ 2 - 20m. Tuy nhiên, đối tượng khai thác không chỉ riêng trai tai tượng mà là tất cả những loài hải sản có giá trị kinh tế như: hải sâm, trai, ốc, sò, cầu gai, cá rạn…Trang thiết bị dùng cho nghề lặn của ngư dân địa phương khá thô sơ, đơn
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
giản,các tàu thường chỉ trang bị một máy nén khí lớn đặt trên boong tàu (máy nén khí được trích lực từ máy chính), kính, vòi khí, ống hơi, thông thường 1 người ở trên điều khiển máy nén khí và kéo dây, một vài người ngậm vòi khí, bơi và lặn xuống để khai thác hải sản trong vùng rạn. Đa số các thiết bị này không đủ độ an toàn cho kỹ thuật lặn sâu nên rất nguy hiểm cho ngư dân khai thác hải sản quá trình lặn. Hầu hết ngư dân lặn không có điều kiện để dùng khí tài tiêu chuẩn (máy nén khí, áo lặn, bình khí, BCD, la bàn, hệ thống vòi thở…) và thường chỉ sử dụng áo lặn vào mùa đông, do vậy đã xảy ra rất nhiều trường hợp ngư dân bị tai nạn hoặc tử vong quá trình lặn. Ngư cụ chủ yếu khai thác bằng nghề lặn là dao, búa, đục, xiên sắt chuyên dụng của ngư dân ven biển.
* Thời gian khai thác đối với các tàu nhỏ hoạt động xung quanh các đảo thì thời gian chuyến biển thường là 01 ngày, số lao động trên một phương tiện khai thác trung bình khoảng 2 - 6 người.
2.3.2.4. Năng suất khai thác
Trai tai tượng có giá trị nuôi giải trí, mỹ nghệ và đặc biệt giá trị về dinh dưỡng lớn, Trai tai tượng chứa đầy đủ các acid amin có giá trị sinh học cao chống được mỡ hóa gan, giàu nguyên tố vi lượng, hàm lượng DHA và các thành phần axit béo không no chiếm tỉ lệ cao nên vấn nạn khai thác Trai tai tượng để bán cho nhà hàng, xuất khẩu diễn ra mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Một yếu tố khác góp phần làm cho nhiều người tham gia vào khai thác Trai tai tượng là vì chi phí khai thác rất thấp và kĩ thuật đơn giản. Ngoài ra, việc quản lý của Trai tai tượng tại Cù Lao Chàm còn lỏng lẻo, còn có những nguyên nhân khác như nguồn cung luôn luôn thấp hơn cầu. Không những khai thác gần bờ, người dân sẵn sàng đi ra ngoài khơi xa trong thời gian dài để đánh bắt Trai tai tượng.
Trai tai tượng đánh bắt được chủ yếu xuất khẩu dưới dạng cá thể sống, chỉ một lượng nhỏ sử dụng làm thực phẩm tiêu thụ trong nước. Năng suất và sản lượng khai thác được ước tính dưới hình thức đơn vị số lượng cá thể. Trong đó, năng suất khai thác cao nhất tại Cù Lao Chàm khi chưa có lệnh cấm khai thác (3,41 cá thể/người-ngày).
2.3.2.5. Giá cả và thị trường tiêu thụ
* Giá cả thị trường: Qua điều tra tại buôn bán ở chợ và các hộ kinh doanh trai tai tượng tại các khu vực nghiên cứu nhận thấy, giá cả biến động phụ thuộc chủ yếu
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
vào các dạng sản phẩm, tùy loài, kích cỡ và thời điểm trong năm. Thời điểm năm 2010-2011: Đối với cá thể sống, giá một cá thể sống Tridacna crocea kích thước khoảng 8-10cm chiều dài vỏ ngư dân sẽ bán cho các cơ sở thu gom với giá trung bình từ 100.000-150.000 đồng, các công ty thu gom, lưu giữ một thời gian và sẽ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với giá trung bình khoảng 15-30 USD/cá thể. Các cá thể sống của loài Tridacna maxima và T. squamosa sẽ có giá cao hơn do chúng có kích thước to và màu sắc rực rỡ hơn, tùy thuộc vào kích cỡ, giá của 02 loài này dao động từ 10 - 50 USD/cá thể sống ngay cho khách du lịch về nuôi cảnh . Đối với dạng sản phẩm làm thực phẩm, giá bán tại thị trường trong nước từ 100.000 - 150.000 đồng/kg thịt dạng đông lạnh.
Ba kiểu thị trường chủ yếu sử dụng Trai tai tượng là: (1) Thị trường nuôi Trai tai tượng với mục đích trưng bày, làm cảnh phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí và du lịch sinh thái; (2) Thị trường sử dụng làm thức ăn và (3) Thị trường sử dụng làm nguyên liệu phục vụ trong nông – công nghiệp – dược liệu. Trong đó, do Trai tai tượng là loài có màu sắc rực rỡ, nên thị trường nuôi Trai tai tượng với mục đích trưng bày, làm cảnh phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và du lịch sinh thái vẫn đang là hướng phát triển mạnh nhất.
Trai tai tượng được coi là loài có giá trị nuôi giải trí, mỹ nghệ và đặc biệt có giá trị về dinh dưỡng lớn. Trai tai tượng chứa đầy đủ các acid amin có giá trị sinh học cao chống được mỡ hóa gan, giàu nguyên tố vi lượng, hàm lượng DHA và thành phần axit béo không no khác chiếm tỉ lệ rất cao nên vấn nạn khai thác Trai tai tượng để xuất khẩu sang thị trường thế giới diễn ra mạnh mẽ trong nhiều năm qua (điển hình là thị trường Trung Quốc). Vỏ Trai tai tượng được đánh bóng dùng vào nhiều mục đích khác nhau như sử dụng làm đĩa trong ăn uống, để trưng bày trong tủ kính. Thịt trai là một loại hải sản đắt tiền, được dùng phổ biến trong các nhà hàng cao cấp cho khu du lịch.
Tuy nhiên, sức tiêu thụ lớn hơn cả vẫn là cho nuôi làm cảnh phục vụ nhu cầu giải trí.
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ Trai tai tượng ở Cù Lao Chàm nhỏ hơn thị trường xuất khẩu rất nhiều. Sau khi khai thác trai, ngư dân bán trực tiếp cho các công ty xuất nhập khẩu. Các công ty này sẽ nuôi giữ tại các lồng bè gần bờ, các cá thể đạt kích thước cho phép sẽ được xuất khẩu, các cá thể nhỏ sẽ được ương nuôi đến kích cỡ xuất khẩu. Trên
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
thị trường thế giới, vỏ Trai tai tượng có thể bán với giá rất cao tại các gian hàng mĩ nghệ (dao động từ 15 – 30 USD/cá thể). Do giá trị xuất khẩu của loài này rất cao nên nguồn lợi Trai tai tượng bị khai thác quá mức ngày càng nhiều, đồng thời sự quản lí của các cấp chính quyền liên quan còn lỏng lẻo khiến cho nguồn lợi này giảm sút nhanh chóng, có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.
Thị trường xuất khẩu trai tai tượng chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Singapore… tuy nhiên Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn là thị trường chiếm ưu thế và tiềm năng. Đối tượng xuất khẩu hầu hết là còn sống, với mục đích nuôi cảnh là chính, giá trị thịt và vỏ ít được quan tâm hơn. Nhìn chung, trên thế giới, trai tai tượng được tiêu thụ ở các nước trong khu vực châu Á như là một món ăn cao cấp. Còn các nước phương Tây biết đến trai tai tượng như một loài vật nuôi trong nhà làm cảnh rất có giá trị.